Thái Lan vẫn chìm trong bạo lực
Bộ trưởng Bộ Tài chính Thái Lan, Korn Chatikavanij, cho biết những cuộc biểu tình sẽ lấy đi 0,3 - 0,5% GDP của nước này
Chiều nay (16/5), Chính phủ Thái Lan đã quyết định ngừng ban bố lệnh giới nghiêm tại thủ đô Bangkok. Trợ lý tư lệnh lục quân Thái Lan, ông Aksara Kerdpol, cho biết chính phủ nước này hiện vẫn kiểm soát được tình hình, nên không cần thiết phải ban bố lệnh giới nghiêm.
Trung tâm giải quyết các tình huống khẩn cấp của Chính phủ Thái Lan đã lệnh cho lực lượng an ninh tiếp tục thuyết phục những người áo đỏ rời khỏi khu vực biểu tình ở trung tâm thủ đô. Hạn chót cho đợt rút này là 3h chiều ngày mai (17/5).
Trong khi đó, theo hãng tin AP, đáp lại tuyên bố của một lãnh đạo phe áo đỏ đưa ra sáng nay về điều kiện đàm phán, phát ngôn viên của Chính phủ Thái Lan, Panitan Wattanayagorn, nói rằng, không có lý do gì quân đội phải rút đi, do “các nhà chức trách không dùng vũ khí để giải tán dân thường”.
Theo ông Panitan, mục tiêu của quân đội là những phần tử “khủng bố” trong số những người biểu tình áo đỏ mà thôi. Phát ngôn viên này nói rằng, các nhóm sử dụng vũ khí và đe dọa các lực lượng an ninh cần “chấm dứt hành động của họ ngay lập tức”.
Trước đó, hãng tin AP cho biết, Nattawut Saikua, một trong số những lãnh đạo của lực lượng biểu tình, tuyên bố sẵn sàng đàm phán với Chính phủ Thái Lan, nhưng cho rằng Chính phủ Thái Lan “trước tiên cần ra lệnh ngừng bắn ngay lập tức và tiến hành rút quân”.
Ít nhất 25 người đã thiệt mạng và hơn 200 người khác bị thương trong các vụ đụng độ giữa phe biểu tình chống chính phủ và quân đội kể từ hôm 13/5 tới nay.
Sáng nay, tại Bangkok vẫn tiếp tục diễn ra cuộc đối đầu căng thẳng giữa quân đội Thái Lan và những người biểu tình áo đỏ chống chính phủ. Những người biểu tình quyết không chịu rời các đường phố ở thủ đô. Hàng trăm người biểu tình đã tụ tập trên đường Rama 4, khu vực nhiều người đi lại.
Trong khi đó, trưa 16/5, Mỹ đã bắt đầu sơ tán các nhân viên sứ quán không giữ vị trí quan trọng và gia đình ra khỏi thủ đô Thái Lan, đồng thời cảnh báo công dân không đến Thái Lan nếu không thực sự cần thiết.
Đại sứ quán Mỹ đã đóng cửa từ cuối tuần trước và các nhân viên sứ quán sống gần khu vực bị ảnh hưởng đã được đưa tới những khu vực an toàn. Nhiều sứ quán nước ngoài cũng đã đóng cửa hoặc tạm thời ngừng hoạt động.
Cùng ngày 16/5, Bộ Giáo dục Thái Lan đã ra lệnh cho tất cả trường học tại Bangkok lùi thời điểm khai giảng học kỳ mới một tuần so với kế hoạch ban đầu, tức là tới ngày 24/5.
Trước đó, phát biểu trên truyền hình tối 15/5, Thủ tướng Abhisit cho rằng, vì lợi ích dân tộc, chính phủ nước này cần phải tiếp tục tiến hành hoạt động quân sự để chấm dứt cuộc biểu tình của lực lượng áo đỏ ở thủ đô Bangkok.
Ông Abhisit nhấn mạnh, cách duy nhất để giảm thiểu tổn thất và mất mát là chấm dứt cuộc biểu tình chống chính phủ kéo dài hai tháng nay. Chính phủ không cho phép người dân Bangkok bị giữ làm con tin thêm nữa bởi các nhóm vũ trang bất hợp pháp và những người vi phạm pháp luật.
Tình hình an ninh bất ổn tại Thái Lan đã ảnh hưởng nặng nề tới nền kinh tế nước này. Bộ trưởng Bộ Tài chính Thái Lan, Korn Chatikavanij, cho biết những cuộc biểu tình sẽ lấy đi 0,3 - 0,5% GDP của nước này trong năm nay và tác động xấu tới niềm tin của giới đầu tư.
Theo ông Korn, nếu tình hình này kéo dài tới hết năm, GDP của Thái Lan có khả năng sẽ suy giảm 3%. “Biểu tình càng kéo dài thì nguy cơ nổ ra bạo lực càng lớn”, Bộ trưởng Bộ Tài chính Thái Lan nói. “Một khi bạo lực nổ ra, những tác động xấu tới nền kinh tế còn lớn hơn nữa”.
Khu buôn bán sầm uất ở trung tâm thủ đô Bangkok vẫn tiếp tục phải đóng cửa, thiệt hại mỗi ngày lên tới 6 triệu USD. Trong khi đó, ngành du lịch, vốn đóng góp 6% GDP, cũng bị tác động mạnh bởi cuộc biểu tình kéo dài hàng tháng nay.
Trung tâm giải quyết các tình huống khẩn cấp của Chính phủ Thái Lan đã lệnh cho lực lượng an ninh tiếp tục thuyết phục những người áo đỏ rời khỏi khu vực biểu tình ở trung tâm thủ đô. Hạn chót cho đợt rút này là 3h chiều ngày mai (17/5).
Trong khi đó, theo hãng tin AP, đáp lại tuyên bố của một lãnh đạo phe áo đỏ đưa ra sáng nay về điều kiện đàm phán, phát ngôn viên của Chính phủ Thái Lan, Panitan Wattanayagorn, nói rằng, không có lý do gì quân đội phải rút đi, do “các nhà chức trách không dùng vũ khí để giải tán dân thường”.
Theo ông Panitan, mục tiêu của quân đội là những phần tử “khủng bố” trong số những người biểu tình áo đỏ mà thôi. Phát ngôn viên này nói rằng, các nhóm sử dụng vũ khí và đe dọa các lực lượng an ninh cần “chấm dứt hành động của họ ngay lập tức”.
Trước đó, hãng tin AP cho biết, Nattawut Saikua, một trong số những lãnh đạo của lực lượng biểu tình, tuyên bố sẵn sàng đàm phán với Chính phủ Thái Lan, nhưng cho rằng Chính phủ Thái Lan “trước tiên cần ra lệnh ngừng bắn ngay lập tức và tiến hành rút quân”.
Ít nhất 25 người đã thiệt mạng và hơn 200 người khác bị thương trong các vụ đụng độ giữa phe biểu tình chống chính phủ và quân đội kể từ hôm 13/5 tới nay.
Sáng nay, tại Bangkok vẫn tiếp tục diễn ra cuộc đối đầu căng thẳng giữa quân đội Thái Lan và những người biểu tình áo đỏ chống chính phủ. Những người biểu tình quyết không chịu rời các đường phố ở thủ đô. Hàng trăm người biểu tình đã tụ tập trên đường Rama 4, khu vực nhiều người đi lại.
Trong khi đó, trưa 16/5, Mỹ đã bắt đầu sơ tán các nhân viên sứ quán không giữ vị trí quan trọng và gia đình ra khỏi thủ đô Thái Lan, đồng thời cảnh báo công dân không đến Thái Lan nếu không thực sự cần thiết.
Đại sứ quán Mỹ đã đóng cửa từ cuối tuần trước và các nhân viên sứ quán sống gần khu vực bị ảnh hưởng đã được đưa tới những khu vực an toàn. Nhiều sứ quán nước ngoài cũng đã đóng cửa hoặc tạm thời ngừng hoạt động.
Cùng ngày 16/5, Bộ Giáo dục Thái Lan đã ra lệnh cho tất cả trường học tại Bangkok lùi thời điểm khai giảng học kỳ mới một tuần so với kế hoạch ban đầu, tức là tới ngày 24/5.
Trước đó, phát biểu trên truyền hình tối 15/5, Thủ tướng Abhisit cho rằng, vì lợi ích dân tộc, chính phủ nước này cần phải tiếp tục tiến hành hoạt động quân sự để chấm dứt cuộc biểu tình của lực lượng áo đỏ ở thủ đô Bangkok.
Ông Abhisit nhấn mạnh, cách duy nhất để giảm thiểu tổn thất và mất mát là chấm dứt cuộc biểu tình chống chính phủ kéo dài hai tháng nay. Chính phủ không cho phép người dân Bangkok bị giữ làm con tin thêm nữa bởi các nhóm vũ trang bất hợp pháp và những người vi phạm pháp luật.
Tình hình an ninh bất ổn tại Thái Lan đã ảnh hưởng nặng nề tới nền kinh tế nước này. Bộ trưởng Bộ Tài chính Thái Lan, Korn Chatikavanij, cho biết những cuộc biểu tình sẽ lấy đi 0,3 - 0,5% GDP của nước này trong năm nay và tác động xấu tới niềm tin của giới đầu tư.
Theo ông Korn, nếu tình hình này kéo dài tới hết năm, GDP của Thái Lan có khả năng sẽ suy giảm 3%. “Biểu tình càng kéo dài thì nguy cơ nổ ra bạo lực càng lớn”, Bộ trưởng Bộ Tài chính Thái Lan nói. “Một khi bạo lực nổ ra, những tác động xấu tới nền kinh tế còn lớn hơn nữa”.
Khu buôn bán sầm uất ở trung tâm thủ đô Bangkok vẫn tiếp tục phải đóng cửa, thiệt hại mỗi ngày lên tới 6 triệu USD. Trong khi đó, ngành du lịch, vốn đóng góp 6% GDP, cũng bị tác động mạnh bởi cuộc biểu tình kéo dài hàng tháng nay.