Thảm kịch Paris - bước ngoặt cuộc đua Tổng thống Mỹ?
Thảm kịch mà Paris phải hứng chịu hôm 13/11 đã tác động mạnh đến nền chính trị Mỹ
Thảm kịch mà Paris phải hứng chịu hôm 13/11 đã tác động mạnh đến nền chính trị Mỹ, củng cố đòi hỏi chống người nhập cư của các nhân vật cánh hữu trong Đảng Cộng hòa, đồng thời có thể gia tăng cơ hội trở thành Tổng thống cho bà Hillary Clinton, cũng như đảo ngược tình thế bất lợi cho Donald Trump.
Cần gương mặt cứng rắn
Sau khi có tin về vụ khủng bố đẫm máu ở thủ đô nước Pháp do lực lượng tự xưng Nhà nước Hồi giáo (IS) lãnh trách nhiệm, các chính trị gia Mỹ từ Tổng thống Barack Obama trở xuống đã lập tức bày tỏ sự căm phẫn.
Nhưng cũng rất nhanh, các ứng cử viên đang chạy đua vào ghế Tổng thống Mỹ năm 2016 đã tìm cách chính trị hóa vấn đề này.
Thượng nghị sỹ Ted Cruz từ bang Texas, một ứng cử viên trong cuộc đua vào Nhà Trắng, lên tiếng chỉ trích ông Obama và chính sách đối ngoại “yếu đuối” của chính quyền.
Tỷ phú Donald Trump, người đang dẫn đầu cuộc đua giành vị trí đại diện cho Đảng Cộng hòa trong cuộc bầu cử năm tới, thì nói vụ khủng bố càng cho thấy nước Mỹ cần phải có một nhà lãnh đạo cứng rắn hơn.
“Đây sẽ là vấn đề rất quan trọng” trong định hình cục diện cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ - ông Peter D. Hart, một nhà thăm dò dư luận của Đảng Dân chủ, nhận định.
Ông Hart cho rằng, vụ khủng bố Paris có thể sẽ giúp ích cho bà Clinton, bởi bà là ứng cử viên hàng đầu duy nhất hiện nay ở cả hai đảng có kinh nghiệm trong vấn đề an ninh quốc gia.
Trong cuộc tranh luận trực tiếp của các ứng cử viên Dân chủ hôm thứ Bảy vừa rồi, bà Clinton đã mở đầu bằng cách tuyên bố rằng nước Mỹ sẽ bầu ra một vị tổng tư lệnh mới.
Có thể tin rằng sau vụ thảm sát ở Paris, chính sách đối ngoại sẽ giữ một vị trí quan trọng hơn trong cuộc bầu cử ở Mỹ, thay vì mờ nhạt như từ đầu tới giờ. Trước đó, trong một cuộc thăm dò dư luận do tờ Wall Street Journal và NBC News phối hợp thực hiện, mới chỉ 8% người dân Mỹ xem chủ nghĩa khủng bố là một vấn đề quan trọng trong cuộc bầu cử.
Nay thì, vụ khủng bố Paris sẽ được xem là một lý do để hạn chế người nhập cư. “Vụ việc sẽ giúp ích cho những người có chủ trương chống nhập cư và cản trở những nỗ lực tiếp nhận người di cư Syria”, chiến lược gia Vin Weber của Đảng Cộng hòa, đồng thời là một người ủng dân nhập cư, phát biểu.
Trong số các ứng cử viên của phe Cộng hòa, nhân vật mà nhiều người nghĩ ngay tới sau khi xảy ra khủng bố ở Paris là Donald Trump.
Trong cuộc tranh luận trực tiếp giữa các ứng cử viên Cộng hòa hôm 12/11 - một ngày trước khi xảy ra vụ khủng bố ở Paris, vị doanh nhân kiêm nhân vật giải trí này đã dội những tràng đả kích đặc biệt mạnh mẽ vào một số đối thủ. Sau đó, trong nội bộ Đảng Cộng hòa, nhiều người tin rằng những lời khó nghe này của Trump rốt cục sẽ khiến ông bị trệch khỏi con đường đua vào Nhà Trắng.
Tuy nhiên, vụ khủng bố Paris tối 13/11 có thể đảo ngược tình thế bất lợi cho Trump, bởi ứng cử viên này là người có chủ trương chống người nhập cư mạnh nhất.
Nhiều nhân vật chủ chốt của cả hai đảng Dân chủ và Cộng hòa đều cho rằng chủ đề chống khủng bố trở nên “nóng” sẽ giúp củng cố sự ủng hộ dành cho Trump, dù chính sách đối ngoại nói chung không phải là một thế mạnh của ông này.
Đối với ứng cử viên đứng sau Trump trong các cuộc thăm dò dư luận, bác sỹ về hưu Ben Carson, một người thiếu kinh nghiệm chính trị, ảnh hưởng của vụ khủng bố Paris là khó đoán. Phản ứng của ông Carson sau khi vụ việc xảy ra là kêu gọi tăng cường tấn công cả về quân sự và kinh tế nhằm vào các phần tử Hồi giáo cực đoan.
IS “phải bị đánh bại”
Trong số các ứng cử viên sáng giá khác của Đảng Dân chủ, thượng nghị sỹ Marco Rubio đến từ bang Florida là một nhân vật thể hiện lập trường cứng rắn trong vấn đề an ninh quốc gia.
Tuy nhiên, theo nhà thăm dò dư luận Hart, ngoại hình trẻ của ông Rubio, 44 tuổi, sẽ là một bất lợi cho ứng cử viên này. Ông Hart nhận định, các cử tri sẽ không muốn một “cậu bé” làm ông chủ Nhà Trắng, trong kỷ nguyên có khả năng xảy ra những cuộc khủng hoảng chính sách đối ngoại.
Về phần mình, ứng cử viên Ted Cruz bằng tuổi với Rubio, nhưng thể hiện một hình ảnh mạnh mẽ và uy lực hơn so với các ứng cử viên khác, khi phản ứng trước vụ khủng bố ở Paris. Cruz cho rằng IS “có kế hoạch đưa những hành động khủng bố này tới nước Mỹ”.
Theo ứng cử viên Tổng thống Mỹ này, kế hoạch của Tổng thống Obama tiếp nhận hàng chục nghìn người di cư Syria theo đạo Hồi vào Mỹ “không gì khác mà chính là sự điên rồ”.
Chiến lược gia Weber nhận định, theo thời gian, các cử tri sẽ “tìm kiếm một nhân vật nào đó có sức hấp dẫn lớn hơn”, và đó có thể sẽ là Jeb Bush, cựu Thống đốc bang Florida.
Tuy không có kinh nghiệm trực tiếp trong vấn đề chính sách đối ngoại và an ninh quốc gia, Jeb Bush có thể học hỏi được từ người thân trong gia đình - cha và anh trai của ông đều từng là Tổng thống Mỹ.
Có thể thấy vụ khủng bố ở Pháp đã thắp lên một tia hy vọng mới cho Bush, ứng cử viên vốn đang chật vật giành lại tỷ lệ ủng hộ bị mất trong các cuộc thăm dò dư luận thời gian gần đây.
Theo nhà thăm dò dư luận Hart, với nỗi lo khủng bố gia tăng, các cử tri Dân chủ sẽ đi tìm một ứng cử viên vừa có chủ trương chính sách “mạnh tay” vừa giàu kinh nghiệm, và điều này sẽ làm lợi cho bà Clinton.
So với ông Obama, vị Tổng thống mà bà Clinton từng phục vụ trên cương vị ngoại trưởng, bà có quan điểm cứng rắn hơn trong vấn đề chính sách đối ngoại, cho dù phe Cộng hòa thường xuyên chỉ trích về chính sách đối ủy mị của “Obama/Clinton”.
Trong cuộc tranh luận ngày thứ Bảy vừa rồi của các ứng cử viên Dân chủ, bà Clinton là người thể hiện lập trường cứng rắn nhất trong vấn đề an ninh quốc gia. Bà khẳng định IS “phải bị đánh bại”, không chỉ là bị kiểm soát - điều này khác biệt với ông Obama, người tuần trước nói về việc kiểm soát IS.
Bà Clinton cũng nhấn mạnh việc, bà đã tư vấn ông Obama phê chuẩn cuộc tấn công tiêu diệt trùm khủng bố khét tiếng Osama bin Laden.
Cho dù cục diện cuộc đua vào Nhà Trắng sắp tới có thay đổi thế nào, thì theo Bloomberg, vụ khủng bố ở Paris nhiều khả năng sẽ đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong quá trình đi tìm vị Tổng thống thứ 45 của Mỹ.
Cần gương mặt cứng rắn
Sau khi có tin về vụ khủng bố đẫm máu ở thủ đô nước Pháp do lực lượng tự xưng Nhà nước Hồi giáo (IS) lãnh trách nhiệm, các chính trị gia Mỹ từ Tổng thống Barack Obama trở xuống đã lập tức bày tỏ sự căm phẫn.
Nhưng cũng rất nhanh, các ứng cử viên đang chạy đua vào ghế Tổng thống Mỹ năm 2016 đã tìm cách chính trị hóa vấn đề này.
Thượng nghị sỹ Ted Cruz từ bang Texas, một ứng cử viên trong cuộc đua vào Nhà Trắng, lên tiếng chỉ trích ông Obama và chính sách đối ngoại “yếu đuối” của chính quyền.
Tỷ phú Donald Trump, người đang dẫn đầu cuộc đua giành vị trí đại diện cho Đảng Cộng hòa trong cuộc bầu cử năm tới, thì nói vụ khủng bố càng cho thấy nước Mỹ cần phải có một nhà lãnh đạo cứng rắn hơn.
“Đây sẽ là vấn đề rất quan trọng” trong định hình cục diện cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ - ông Peter D. Hart, một nhà thăm dò dư luận của Đảng Dân chủ, nhận định.
Ông Hart cho rằng, vụ khủng bố Paris có thể sẽ giúp ích cho bà Clinton, bởi bà là ứng cử viên hàng đầu duy nhất hiện nay ở cả hai đảng có kinh nghiệm trong vấn đề an ninh quốc gia.
Trong cuộc tranh luận trực tiếp của các ứng cử viên Dân chủ hôm thứ Bảy vừa rồi, bà Clinton đã mở đầu bằng cách tuyên bố rằng nước Mỹ sẽ bầu ra một vị tổng tư lệnh mới.
Có thể tin rằng sau vụ thảm sát ở Paris, chính sách đối ngoại sẽ giữ một vị trí quan trọng hơn trong cuộc bầu cử ở Mỹ, thay vì mờ nhạt như từ đầu tới giờ. Trước đó, trong một cuộc thăm dò dư luận do tờ Wall Street Journal và NBC News phối hợp thực hiện, mới chỉ 8% người dân Mỹ xem chủ nghĩa khủng bố là một vấn đề quan trọng trong cuộc bầu cử.
Nay thì, vụ khủng bố Paris sẽ được xem là một lý do để hạn chế người nhập cư. “Vụ việc sẽ giúp ích cho những người có chủ trương chống nhập cư và cản trở những nỗ lực tiếp nhận người di cư Syria”, chiến lược gia Vin Weber của Đảng Cộng hòa, đồng thời là một người ủng dân nhập cư, phát biểu.
Trong số các ứng cử viên của phe Cộng hòa, nhân vật mà nhiều người nghĩ ngay tới sau khi xảy ra khủng bố ở Paris là Donald Trump.
Trong cuộc tranh luận trực tiếp giữa các ứng cử viên Cộng hòa hôm 12/11 - một ngày trước khi xảy ra vụ khủng bố ở Paris, vị doanh nhân kiêm nhân vật giải trí này đã dội những tràng đả kích đặc biệt mạnh mẽ vào một số đối thủ. Sau đó, trong nội bộ Đảng Cộng hòa, nhiều người tin rằng những lời khó nghe này của Trump rốt cục sẽ khiến ông bị trệch khỏi con đường đua vào Nhà Trắng.
Tuy nhiên, vụ khủng bố Paris tối 13/11 có thể đảo ngược tình thế bất lợi cho Trump, bởi ứng cử viên này là người có chủ trương chống người nhập cư mạnh nhất.
Nhiều nhân vật chủ chốt của cả hai đảng Dân chủ và Cộng hòa đều cho rằng chủ đề chống khủng bố trở nên “nóng” sẽ giúp củng cố sự ủng hộ dành cho Trump, dù chính sách đối ngoại nói chung không phải là một thế mạnh của ông này.
Đối với ứng cử viên đứng sau Trump trong các cuộc thăm dò dư luận, bác sỹ về hưu Ben Carson, một người thiếu kinh nghiệm chính trị, ảnh hưởng của vụ khủng bố Paris là khó đoán. Phản ứng của ông Carson sau khi vụ việc xảy ra là kêu gọi tăng cường tấn công cả về quân sự và kinh tế nhằm vào các phần tử Hồi giáo cực đoan.
IS “phải bị đánh bại”
Trong số các ứng cử viên sáng giá khác của Đảng Dân chủ, thượng nghị sỹ Marco Rubio đến từ bang Florida là một nhân vật thể hiện lập trường cứng rắn trong vấn đề an ninh quốc gia.
Tuy nhiên, theo nhà thăm dò dư luận Hart, ngoại hình trẻ của ông Rubio, 44 tuổi, sẽ là một bất lợi cho ứng cử viên này. Ông Hart nhận định, các cử tri sẽ không muốn một “cậu bé” làm ông chủ Nhà Trắng, trong kỷ nguyên có khả năng xảy ra những cuộc khủng hoảng chính sách đối ngoại.
Về phần mình, ứng cử viên Ted Cruz bằng tuổi với Rubio, nhưng thể hiện một hình ảnh mạnh mẽ và uy lực hơn so với các ứng cử viên khác, khi phản ứng trước vụ khủng bố ở Paris. Cruz cho rằng IS “có kế hoạch đưa những hành động khủng bố này tới nước Mỹ”.
Theo ứng cử viên Tổng thống Mỹ này, kế hoạch của Tổng thống Obama tiếp nhận hàng chục nghìn người di cư Syria theo đạo Hồi vào Mỹ “không gì khác mà chính là sự điên rồ”.
Chiến lược gia Weber nhận định, theo thời gian, các cử tri sẽ “tìm kiếm một nhân vật nào đó có sức hấp dẫn lớn hơn”, và đó có thể sẽ là Jeb Bush, cựu Thống đốc bang Florida.
Tuy không có kinh nghiệm trực tiếp trong vấn đề chính sách đối ngoại và an ninh quốc gia, Jeb Bush có thể học hỏi được từ người thân trong gia đình - cha và anh trai của ông đều từng là Tổng thống Mỹ.
Có thể thấy vụ khủng bố ở Pháp đã thắp lên một tia hy vọng mới cho Bush, ứng cử viên vốn đang chật vật giành lại tỷ lệ ủng hộ bị mất trong các cuộc thăm dò dư luận thời gian gần đây.
Theo nhà thăm dò dư luận Hart, với nỗi lo khủng bố gia tăng, các cử tri Dân chủ sẽ đi tìm một ứng cử viên vừa có chủ trương chính sách “mạnh tay” vừa giàu kinh nghiệm, và điều này sẽ làm lợi cho bà Clinton.
So với ông Obama, vị Tổng thống mà bà Clinton từng phục vụ trên cương vị ngoại trưởng, bà có quan điểm cứng rắn hơn trong vấn đề chính sách đối ngoại, cho dù phe Cộng hòa thường xuyên chỉ trích về chính sách đối ủy mị của “Obama/Clinton”.
Trong cuộc tranh luận ngày thứ Bảy vừa rồi của các ứng cử viên Dân chủ, bà Clinton là người thể hiện lập trường cứng rắn nhất trong vấn đề an ninh quốc gia. Bà khẳng định IS “phải bị đánh bại”, không chỉ là bị kiểm soát - điều này khác biệt với ông Obama, người tuần trước nói về việc kiểm soát IS.
Bà Clinton cũng nhấn mạnh việc, bà đã tư vấn ông Obama phê chuẩn cuộc tấn công tiêu diệt trùm khủng bố khét tiếng Osama bin Laden.
Cho dù cục diện cuộc đua vào Nhà Trắng sắp tới có thay đổi thế nào, thì theo Bloomberg, vụ khủng bố ở Paris nhiều khả năng sẽ đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong quá trình đi tìm vị Tổng thống thứ 45 của Mỹ.