Thanh khoản "nhỏ giọt", các dòng tiền mua bán trái chiều
Nhà đầu tư cá nhân mua ròng tổng hợp 279.5 tỷ đồng nhưng họ lại bán ròng khớp lệnh 195.9 tỷ đồng...
Thị trường đã không giữ được đà tăng sau 3 phiên tích cực trước đó, ngày đầu tuần chứng kiến nhiều lần chỉ số VN-Index tụt xuống dưới tham chiếu, nhưng may mắn đóng cửa vẫn còn tăng 0,44 điểm.
Dù vậy đây không phải là một diễn biến kém cỏi của nhóm blue-chips, mà đúng hơn là vì sức ép của một vài trụ đơn lẻ. VCB sụt giảm 0,86%, cổ phiếu vừa chuyển từ UpCoM lên là BSR giảm 2,55%, một số mã lớn khác cũng đỏ như VPB, VNM, MSN dù mức giảm không lớn. VN30-Index thậm chí đóng cửa khá tốt khi tăng 3,47 điểm, tốt hơn chỉ số chính.
Nguyên nhân sự khác biệt đến từ vai trò của nhóm trụ trong từng chỉ số. Phiên này những cổ phiếu ngân hàng tầm trung như HDB tăng 2,22%, MBB tăng 1,63%, VIB tăng 1,26%, TPB tăng 1,55%... đã nâng đỡ VN30-Index trong khi tác động rất ít tới VN-Index.
Dù vậy sự ổn định giữ nhịp của nhóm blue-chips cũng giúp nhìn thấy rõ hơn hoạt động chốt lời đang mạnh lên ở nhóm cổ phiếu đầu cơ. Đây là những mã đã tăng tốt nhất ở nhịp này, vượt xa các blue-chips. Chỉ số đại diện nhóm vốn hóa nhỏ VNSmallcap đóng cửa sụt giảm 4,26 điểm, Midcap cũng giảm 2,54 điểm.
Độ rộng sàn HoSE cuối phiên có tới 240 mã đỏ và 176 mã xanh. Nhiều cổ phiếu nóng bị bán mạnh phiên này và quay đầu giảm với sức ép lớn là KBC giảm 1,01%, VND giảm 1,65%, HHV giảm 1,59%, HAH giảm 2,11%, CTD giảm 1,08%, VDS giảm 3,85%... Đây đều là những mã xuất hiện giao dịch khá lớn trong phiên, đồng thời có biên lợi nhuận khá hấp dẫn.
Nhà đầu tư đẩy mạnh chốt lời ngắn hạn trong bối cảnh thị trường chuẩn bị nghỉ Tết dài ngày và khả năng Tổng thống Trump có thể ban hành cả trăm quy định mới ngay sau khi nhậm chức. Dù vậy về tổng thể hôm nay cũng chỉ là một phiên dao động hẹp và thanh khoản tiếp tục ở mức rất thấp. Tổng giá trị giao dịch 3 sàn chưa tới 11.400 tỷ đồng còn nếu tính riêng khớp lệnh sàn HoSE chỉ đạt 7.787 tỷ đồng.
Nhà đầu tư nước ngoài bán ròng 285.9 tỷ đồng, tính riêng giao dịch khớp lệnh thì họ bán ròng 222.9 tỷ đồng. Mua ròng khớp lệnh chính của nước ngoài là nhóm Công nghệ Thông tin, Tài nguyên Cơ bản. Top mua ròng khớp lệnh của nước ngoài gồm các mã: HDB, FPT, HPG, TPB, VIX, KDH, VHC, DGW, VPI, VGC.
Phía bên bán ròng khớp lệnh của nước ngoài là nhóm Ngân hàng. Top bán ròng khớp lệnh của nước ngoài gồm các mã: VCB, VNM, FRT, STB, VPB, MSN, DGC, KBC, VCG.
Nhà đầu tư cá nhân mua ròng 279.5 tỷ đồng, trong đó họ bán ròng khớp lệnh là 195.9 tỷ đồng.
Tính riêng giao dịch khớp lệnh, họ mua ròng 7/18 ngành, chủ yếu là ngành Thực phẩm và đồ uống. Top mua ròng của nhà đầu tư cá nhân tập trung gồm: VCB, FRT, VRE, VNM, VPB, MSN, SSI, VCG, DGC, BMP.
Phía bán ròng khớp lệnh: họ bán ròng 11/18 ngành chủ yếu là nhóm ngành Ngân hàng, Công nghệ Thông tin. Top bán ròng có: HDB, FPT, MBB, HPG, ACB, TPB, KDH, TCB, VIX.
Tự doanh mua ròng 159.5 tỷ đồng tính riêng khớp lệnh họ mua ròng 157.9 tỷ đồng.
Tính riêng giao dịch khớp lệnh: Tự doanh mua ròng 12/18 ngành. Nhóm mua ròng mạnh nhất là Ngân hàng, Dịch vụ tài chính. Top mua ròng khớp lệnh của tự doanh phiên ngày hôm nay gồm MBB, STB, HPG, VCB, PC1, REE, VCI, VND, CTR, TCB. Top bán ròng là nhóm Hàng cá nhân & Gia dụng. Top cổ phiếu được bán ròng gồm KBC, FCN, MSN, PNJ, VHC, PAN, SCS, VGC, TNH, HSG.
Nhà đầu tư tổ chức trong nước bán ròng 191.1 tỷ đồng, tính riêng khớp lệnh thì họ mua ròng 260.9 tỷ đồng.
Tính riêng giao dịch khớp lệnh: Tổ chức trong nước bán ròng 3/18 ngành , giá trị lớn nhất là nhóm Tài nguyên Cơ bản Top bán ròng có VRE, FRT, GEX, GEE, SSI, CTR, TCH, VPB, EVF, PTB. Giá trị mua ròng lớn nhất là nhóm Ngân hàng. Top mua ròng có VCB, ACB, PVD, MBB, GMD, PNJ, KBC, STB, HDB, TCB.
Giao dịch thỏa thuận hôm nay đạt 2.341,2 tỷ đồng, tăng +5,1% so với phiên liền trước và đóng góp 20,7% tổng giá trị giao dịch.
Hôm nay có giao dịch đáng chú ý ở cổ phiếu VJC, với hơn 4 triệu đơn vị tương đương 429,9 tỷ đồng được Tổ chức trong nước bán thỏa thuận cho NĐT cá nhân.
Ngoài ra nhà đầu tư cá nhân tiếp tục giao dịch ở cổ phiếu nhóm ngành Ngân hàng (HDB, MSB, TCB, VPB), VJC, KDC và KBC.
Tỷ trọng phân bổ dòng tiền tăng ở Ngân hàng, Chứng khoán, Nuôi trồng nông & hải sản, Thực phẩm, Dầu khí trong khi giảm ở Bất động sản, Xây dựng, Thép, Bán lẻ, Phần mềm, Kho bãi, hậu cần và bảo dưỡng, Vận tải thủy, Hàng không.
Tính riêng khớp lệnh, tỷ trọng phân bổ dòng tiền tăng ở nhóm vốn hóa lớn VN30, trong khi giảm ở nhóm vốn hóa vừa VNMID và nhỏ VNSML.