Thành lập liên minh phân phối Vnet-Store
Bốn công ty vừa ký thỏa thuận thành lập một liên minh phân phối hàng trực tuyến mang tên Vnet-Store
Bốn công ty gồm Biển Bạc, UBS, Đại Phong và Vnet ngày 8/6 vừa qua tại thành phố Hải Dương đã cùng nhau ký vào bản thỏa thuận thành lập một liên minh phân phối hàng trực tuyến có tên gọi Vnet-Store.
Vnet đã được nhiều người biết đến từ cách đây 4 năm như một mạng thương mại điện tử với 7 chi nhánh được thiết lập tại Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định, Hải Dương, Hưng Yên và Đà Nẵng.
Dựa trên thế mạnh sẵn có của mình, Vnet đã quyết định cùng với 3 công ty đối tác thiết lập liên minh, lập ra các kho hàng ở các tỉnh như một bộ phận phân phối, bán buôn cho toàn bộ doanh nghiệp cùng ngành hàng tại từng địa phương với sự trợ giúp của hệ thống quản trị online. Hệ thống kết nối mạng toàn cầu nhưng phục vụ cho việc giám sát kho và cung cấp thông tin hàng hóa cũng như giao dịch với các khách hàng của từng thành viên là công việc của quản trị mạng.
Theo ông Dương Anh Đức, Giám đốc Vnet, Vnet-Store có mô hình giống Metro nhưng có điểm khác là giá bán do chính doanh nghiệp cập nhật và quản lý trực tuyến trên mạng, giúp họ mở rộng thị trường và giao hàng đến tay khách hàng nhanh chóng hơn. Vnet-Store cũng giúp liên kết sức mạnh của các thành viên tham gia, đẩy mạnh thương hiệu chung; hỗ trợ tạo thành hệ thống phân phối chuẩn mực hiệu quả; giảm bớt các quy trình của các thành viên, giúp tiết kiệm nhân công và chi phí.
Về nguyên tắc, Vnet chịu trách nhiệm cung cấp hạ tầng mạng online và tổ chức phát triển, quản lý tại các địa phương. Các vấn đề liên quan đến hoạt động phân phối hàng hóa sẽ do từng thành viên ký kết hợp đồng với Vnet. Vnet cũng không được tham gia cung cấp hàng hóa trong hệ thống mà chỉ thực hiện việc phân phối và phát triển thị trường cho các thành viên. Các thành viên sẽ họp 6 tháng một lần để cùng nhau đánh giá và đưa ra chiến lược cho giai đoạn tiếp theo.
Tuy nhiên, các thành viên mới sẽ chỉ được kết nạp vào Liên minh khi có sự đồng thuận của 2/3 số thành viên, những thành viên vi phạm hoặc có dấu hiệu vi phạm đến hoạt động và uy tín của liên minh sẽ bị khai trừ khỏi liên minh và công bố rộng rãi.
Bên cạnh việc trợ giúp cho các doanh nghiệp trong phân phối và giao nhận hàng, hệ thống Vnet-Store cũng giúp các doanh nghiệp bảo quản hàng hóa, thanh toán tiền hàng cho hãng hoặc nhà phân phối, cam kết không bán lẻ, bán đúng giá mà các hãng và các nhà phân phối đưa lên hệ thống, cam kết về lượng hàng tồn thực tế trong kho và lượng hàng tồn trên hệ thống là bằng nhau.
Tại mỗi kho hàng ở địa phương, hàng hóa được nhà cung cấp mang đến được Vnet báo cáo hàng tháng, quý, năm và hệ thống sẽ cập nhật khi có đơn hàng xuất hoặc nhập. Bất kỳ thời điểm nào, nhà cung cấp đều có thể truy cập và điều chỉnh giá cả, kiểm tra lượng hàng tồn hiện thời trên hệ thống. Các công ty địa phương có thể xem xét về số lượng, giá, điều kiện khác của hàng hóa và chỉ cần đặt lệnh mua hàng và đến kho lấy hàng theo số lượng đã đặt. Hệ thống sẽ cập nhật số lượng hàng tồn mới ngay sau khi đơn hàng xuất được xác nhận. Kế toán chuyển tiền cho nhà cung cấp theo tuần hoặc tháng dựa trên số sản phẩm bán được trên toàn bộ hệ thống.
“Hệ thống Vnet-Store sẽ giúp các công ty địa phương tiết kiệm được khá nhiều chi phí khi phải lên tận các thành phố lớn để mua hàng, thậm chí vẫn phải mua với giá bán lẻ thay vì mua được giá bán buôn trên mạng” , ông Dương Anh Đức nói.
Còn đối với các nhà cung cấp, không phải doanh nghiệp nào cũng có điều kiện lập các chi nhánh tại các địa phương, với một hệ thống văn phòng, nhân viên trong khi lại không thể nắm vững được hàng ngày về số lượng hàng cung cấp và tồn kho.
Trong giai đoạn đầu, Vnet-Store chỉ phân phối những mặt hàng thuộc lĩnh vực kinh doanh của các công ty thành viên là công nghệ thông tin, viễn thông, thiết bị văn phòng và thiết bị an ninh.
Vnet đã được nhiều người biết đến từ cách đây 4 năm như một mạng thương mại điện tử với 7 chi nhánh được thiết lập tại Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định, Hải Dương, Hưng Yên và Đà Nẵng.
Dựa trên thế mạnh sẵn có của mình, Vnet đã quyết định cùng với 3 công ty đối tác thiết lập liên minh, lập ra các kho hàng ở các tỉnh như một bộ phận phân phối, bán buôn cho toàn bộ doanh nghiệp cùng ngành hàng tại từng địa phương với sự trợ giúp của hệ thống quản trị online. Hệ thống kết nối mạng toàn cầu nhưng phục vụ cho việc giám sát kho và cung cấp thông tin hàng hóa cũng như giao dịch với các khách hàng của từng thành viên là công việc của quản trị mạng.
Theo ông Dương Anh Đức, Giám đốc Vnet, Vnet-Store có mô hình giống Metro nhưng có điểm khác là giá bán do chính doanh nghiệp cập nhật và quản lý trực tuyến trên mạng, giúp họ mở rộng thị trường và giao hàng đến tay khách hàng nhanh chóng hơn. Vnet-Store cũng giúp liên kết sức mạnh của các thành viên tham gia, đẩy mạnh thương hiệu chung; hỗ trợ tạo thành hệ thống phân phối chuẩn mực hiệu quả; giảm bớt các quy trình của các thành viên, giúp tiết kiệm nhân công và chi phí.
Về nguyên tắc, Vnet chịu trách nhiệm cung cấp hạ tầng mạng online và tổ chức phát triển, quản lý tại các địa phương. Các vấn đề liên quan đến hoạt động phân phối hàng hóa sẽ do từng thành viên ký kết hợp đồng với Vnet. Vnet cũng không được tham gia cung cấp hàng hóa trong hệ thống mà chỉ thực hiện việc phân phối và phát triển thị trường cho các thành viên. Các thành viên sẽ họp 6 tháng một lần để cùng nhau đánh giá và đưa ra chiến lược cho giai đoạn tiếp theo.
Tuy nhiên, các thành viên mới sẽ chỉ được kết nạp vào Liên minh khi có sự đồng thuận của 2/3 số thành viên, những thành viên vi phạm hoặc có dấu hiệu vi phạm đến hoạt động và uy tín của liên minh sẽ bị khai trừ khỏi liên minh và công bố rộng rãi.
Bên cạnh việc trợ giúp cho các doanh nghiệp trong phân phối và giao nhận hàng, hệ thống Vnet-Store cũng giúp các doanh nghiệp bảo quản hàng hóa, thanh toán tiền hàng cho hãng hoặc nhà phân phối, cam kết không bán lẻ, bán đúng giá mà các hãng và các nhà phân phối đưa lên hệ thống, cam kết về lượng hàng tồn thực tế trong kho và lượng hàng tồn trên hệ thống là bằng nhau.
Tại mỗi kho hàng ở địa phương, hàng hóa được nhà cung cấp mang đến được Vnet báo cáo hàng tháng, quý, năm và hệ thống sẽ cập nhật khi có đơn hàng xuất hoặc nhập. Bất kỳ thời điểm nào, nhà cung cấp đều có thể truy cập và điều chỉnh giá cả, kiểm tra lượng hàng tồn hiện thời trên hệ thống. Các công ty địa phương có thể xem xét về số lượng, giá, điều kiện khác của hàng hóa và chỉ cần đặt lệnh mua hàng và đến kho lấy hàng theo số lượng đã đặt. Hệ thống sẽ cập nhật số lượng hàng tồn mới ngay sau khi đơn hàng xuất được xác nhận. Kế toán chuyển tiền cho nhà cung cấp theo tuần hoặc tháng dựa trên số sản phẩm bán được trên toàn bộ hệ thống.
“Hệ thống Vnet-Store sẽ giúp các công ty địa phương tiết kiệm được khá nhiều chi phí khi phải lên tận các thành phố lớn để mua hàng, thậm chí vẫn phải mua với giá bán lẻ thay vì mua được giá bán buôn trên mạng” , ông Dương Anh Đức nói.
Còn đối với các nhà cung cấp, không phải doanh nghiệp nào cũng có điều kiện lập các chi nhánh tại các địa phương, với một hệ thống văn phòng, nhân viên trong khi lại không thể nắm vững được hàng ngày về số lượng hàng cung cấp và tồn kho.
Trong giai đoạn đầu, Vnet-Store chỉ phân phối những mặt hàng thuộc lĩnh vực kinh doanh của các công ty thành viên là công nghệ thông tin, viễn thông, thiết bị văn phòng và thiết bị an ninh.