Thanh tra cần độc lập như kiểm toán?
Cơ quan thanh tra độc lập đến mức nào vẫn là nội dung còn có nhiều ý kiến khác nhau
Sáng 26/7, tại buổi họp cuối cùng của phiên họp thứ 32, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về những vấn đề lớn của dự án Luật Thanh tra (sửa đổi).
Đây là dự án luật đã được Quốc hội cho ý kiến lần đầu tại kỳ họp thứ bảy vừa qua, với nhiều ý kiến khác nhau, ngay từ những quy định về địa vị pháp lý và nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan thanh tra. Và, cơ quan thanh tra phụ thuộc hay không phụ thuộc vào cơ quan quản lý Nhà nước, độc lập đến mức nào vẫn là nội dung gây nhiều tranh cãi.
Thẩm tra dự luật này, Ủy ban Pháp luật của Quốc hội phân tích, Thanh tra Chính phủ phải có địa vị pháp lý như các bộ, cơ quan ngang bộ khác, tức là có địa vị pháp lý độc lập, chứ không thể chỉ là cơ quan tham mưu, giúp việc cho Chính phủ. Hoạt động thanh tra cần phải được thực hiện độc lập và dựa trên cơ sở pháp luật mọi sự “can thiệp” vào hoạt động thanh tra chỉ có thể được thực hiện nếu như pháp luật có quy định.
Vì vậy, việc sửa đổi Luật Thanh tra lần này cần phải theo hướng nâng cao địa vị pháp lý, vai trò, tính độc lập và tự chịu trách nhiệm của Thanh tra Chính phủ nói riêng và của các cơ quan thanh tra nói chung, cơ quan thẩm tra nhấn mạnh.
Tuy nhiên, do ý kiến còn khác nhau, Thường trực Ủy ban vẫn trình ra Ủy ban Thường vụ Quốc hội hai phương án. Thứ nhất, tổ chức hoạt động thanh tra theo hướng bảo đảm cho Thanh tra Chính phủ thực hiện quyền quản lý Nhà nước trong tổ chức và hoạt động thanh tra tương tự như các bộ, cơ quan ngang bộ khác và theo đúng quy định của Luật tổ chức Chính phủ.
Thứ hai, trong trường hợp chưa thể thực hiện được theo như phương án 1 thì cần tổ chức hoạt động thanh tra theo hướng tuy vẫn gắn với hoạt động quản lý Nhà nước, nhưng có tính độc lập tương đối.
Song, cho dù theo phương án nào thì theo Chủ nhiệm Nguyễn Văn Thuận, cũng cần đảm bảo để thủ trưởng cơ quan thanh tra có quyền chủ động ra quyết định thanh tra khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực, khách quan của kết luận thanh tra, quyết định xử lý về thanh tra và các kiến nghị ghi trong kết luận thanh tra.
Đồng thời xác định và phân định rõ thẩm quyền xử lý sai phạm của cơ quan thanh tra, của thủ trưởng cơ quan quản lý Nhà nước trong quá trình tiến hành thanh tra cũng như sau khi có kết luận thanh tra.
Thường trực Ủy ban Pháp luật cũng đề nghị dự luật cần xác định rõ hơn nữa trách nhiệm của cơ quan thanh tra và thủ trưởng cơ quan thanh tra trong trường hợp phát hiện có hành vi vi phạm pháp luật nhưng không xác minh làm rõ, không kiến nghị cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xử lý hoặc xử lý không triệt để; trách nhiệm của Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước trong việc không xử lý hoặc xử lý không kịp thời những sai phạm phát hiện qua thanh tra.
Giải thích thêm về dự thảo luật tại phiên họp sáng nay, Phó tổng thanh tra Nhà nước Trần Đức Lượng cho biết, địa vị pháp lý và quyền hạn của hệ thống cơ quan thanh tra đúng là khúc mắc cơ bản cần tháo gỡ, nhất là khi tổ chức các đoàn thanh tra liên ngành.
“Trong nhiều trường hợp, kết luận xử lý của đoàn thanh tra liên ngành là nhân danh Chính phủ, bản thân chúng tôi có khi cũng lúng túng về thẩm quyền xử lý sai phạm”, ông Lượng nói.
Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh Lê Quang Bình nhận xét “hiện nay thanh tra không thể độc lập được” nên hiệu quả hoạt động không cao.
“Sau này có sửa một số điều của Hiến pháp thì sửa theo hướng không gọi là thanh tra Chính phủ mà phải là thanh tra Nhà nước, vị trí pháp lý phải như Kiểm toán Nhà nước, do Quốc hội thành lập, vừa là cơ quan tai mắt tham mưu cả cho Quốc hội và cả cho Chính phủ”, ông Bình đề nghị.
Chia sẻ quan điểm này, Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Kiên nhấn mạnh, nếu không đặt cho thanh tra sự độc lập cao nhất trong bộ máy đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ thì khó hoạt động hiệu quả.
Đây là dự án luật đã được Quốc hội cho ý kiến lần đầu tại kỳ họp thứ bảy vừa qua, với nhiều ý kiến khác nhau, ngay từ những quy định về địa vị pháp lý và nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan thanh tra. Và, cơ quan thanh tra phụ thuộc hay không phụ thuộc vào cơ quan quản lý Nhà nước, độc lập đến mức nào vẫn là nội dung gây nhiều tranh cãi.
Thẩm tra dự luật này, Ủy ban Pháp luật của Quốc hội phân tích, Thanh tra Chính phủ phải có địa vị pháp lý như các bộ, cơ quan ngang bộ khác, tức là có địa vị pháp lý độc lập, chứ không thể chỉ là cơ quan tham mưu, giúp việc cho Chính phủ. Hoạt động thanh tra cần phải được thực hiện độc lập và dựa trên cơ sở pháp luật mọi sự “can thiệp” vào hoạt động thanh tra chỉ có thể được thực hiện nếu như pháp luật có quy định.
Vì vậy, việc sửa đổi Luật Thanh tra lần này cần phải theo hướng nâng cao địa vị pháp lý, vai trò, tính độc lập và tự chịu trách nhiệm của Thanh tra Chính phủ nói riêng và của các cơ quan thanh tra nói chung, cơ quan thẩm tra nhấn mạnh.
Tuy nhiên, do ý kiến còn khác nhau, Thường trực Ủy ban vẫn trình ra Ủy ban Thường vụ Quốc hội hai phương án. Thứ nhất, tổ chức hoạt động thanh tra theo hướng bảo đảm cho Thanh tra Chính phủ thực hiện quyền quản lý Nhà nước trong tổ chức và hoạt động thanh tra tương tự như các bộ, cơ quan ngang bộ khác và theo đúng quy định của Luật tổ chức Chính phủ.
Thứ hai, trong trường hợp chưa thể thực hiện được theo như phương án 1 thì cần tổ chức hoạt động thanh tra theo hướng tuy vẫn gắn với hoạt động quản lý Nhà nước, nhưng có tính độc lập tương đối.
Song, cho dù theo phương án nào thì theo Chủ nhiệm Nguyễn Văn Thuận, cũng cần đảm bảo để thủ trưởng cơ quan thanh tra có quyền chủ động ra quyết định thanh tra khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực, khách quan của kết luận thanh tra, quyết định xử lý về thanh tra và các kiến nghị ghi trong kết luận thanh tra.
Đồng thời xác định và phân định rõ thẩm quyền xử lý sai phạm của cơ quan thanh tra, của thủ trưởng cơ quan quản lý Nhà nước trong quá trình tiến hành thanh tra cũng như sau khi có kết luận thanh tra.
Thường trực Ủy ban Pháp luật cũng đề nghị dự luật cần xác định rõ hơn nữa trách nhiệm của cơ quan thanh tra và thủ trưởng cơ quan thanh tra trong trường hợp phát hiện có hành vi vi phạm pháp luật nhưng không xác minh làm rõ, không kiến nghị cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xử lý hoặc xử lý không triệt để; trách nhiệm của Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước trong việc không xử lý hoặc xử lý không kịp thời những sai phạm phát hiện qua thanh tra.
Giải thích thêm về dự thảo luật tại phiên họp sáng nay, Phó tổng thanh tra Nhà nước Trần Đức Lượng cho biết, địa vị pháp lý và quyền hạn của hệ thống cơ quan thanh tra đúng là khúc mắc cơ bản cần tháo gỡ, nhất là khi tổ chức các đoàn thanh tra liên ngành.
“Trong nhiều trường hợp, kết luận xử lý của đoàn thanh tra liên ngành là nhân danh Chính phủ, bản thân chúng tôi có khi cũng lúng túng về thẩm quyền xử lý sai phạm”, ông Lượng nói.
Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh Lê Quang Bình nhận xét “hiện nay thanh tra không thể độc lập được” nên hiệu quả hoạt động không cao.
“Sau này có sửa một số điều của Hiến pháp thì sửa theo hướng không gọi là thanh tra Chính phủ mà phải là thanh tra Nhà nước, vị trí pháp lý phải như Kiểm toán Nhà nước, do Quốc hội thành lập, vừa là cơ quan tai mắt tham mưu cả cho Quốc hội và cả cho Chính phủ”, ông Bình đề nghị.
Chia sẻ quan điểm này, Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Kiên nhấn mạnh, nếu không đặt cho thanh tra sự độc lập cao nhất trong bộ máy đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ thì khó hoạt động hiệu quả.