Thâu tóm Shell Gas Vietnam với giá… 100 nghìn USD
Shell là doanh nghiệp nước ngoài thứ ba ngừng hoạt động kinh doanh gas tại Việt Nam
Ngày 3/10 vừa qua, tập đoàn Shell (Hà Lan) đã ký hợp đồng bán lại toàn bộ cổ phần tại công ty Shell Gas Vietnam (SGV) cho đối tác Siamgas & Petrochemicals (Thái Lan). Như vậy, Shell là doanh nghiệp nước ngoài thứ ba ngừng hoạt động kinh doanh gas tại Việt Nam, sau Mobil Unique Gas (Mỹ) và BP Gas (Anh).
Trong thông báo gửi Sở Giao dịch Chứng khoán Thái Lan hôm 3/10, Siamgas & Petrochemicals cho biết, giá trị thương vụ thâu tóm Công ty Shell Gas Vietnam là 0,1 triệu USD (tương đương với 3,117 triệu Baht) được thanh toán theo hai đợt. Đợt 1, Siamgas & Petrochemicals thanh toán 0,02 triệu USD cho đối tác vào ngày ký thỏa thuận và 0,08 triệu USD còn lại được thanh toán sau khi kết thúc giao dịch.
Theo bản công bố thông tin của Siamgas & Petrochemicals, tổng tài sản tính đến năm 2011 của Shell Gas Vietnam là 159,31 triệu Baht, từ mức 156,14 triệu Baht năm 2010. Được biết vốn đăng ký của Công ty Shell Gas Vietnam là 5,126 triệu USD.
Tổng doanh thu năm 2011 của Shell Gas Vietnam đạt 679,12 triệu Baht, trong khi đó, chi phí lên tới 727,62 triệu Baht, khiến công ty này lỗ 48,49 triệu Baht. Trước đó, năm 2010, Shell Gas Vietnam lỗ 44,68 triệu Baht và năm 2009 lỗ 44,27 triệu Baht.
Siamgas & Petrochemicals cho rằng giao dịch này sẽ giúp công ty mở rộng kinh doanh và nguồn thu từ thị trường Việt Nam.
Như vậy, với việc bán cổ phần cho Siamgas & Petrochemicals, Shell chính thức dừng hoạt động kinh doanh gas tại Việt Nam.
Về phía Shell Gas Vietnam, lý giải cho nguyên nhân dừng kinh doanh gas, Công ty này cho biết: “Việc chuyển nhượng này phù hợp với chiến lược kinh doanh của Shell, tái tập trung thị trường trọng điểm của ngành hạ nguồn vào ít thị trường hơn nhưng quy mô lớn hơn”.
Được biết, Shell trở lại Việt Nam năm 1988. Ngay lúc đó, Shell ký kết hợp đồng phân chia sản phẩm đầu tiên để thăm dò dầu khí ngoài khơi Đà Nẵng và sau đó là ngoài khơi Bà Rịa - Vũng Tàu.
Shell đã đầu tư hơn 150 triệu USD vào hoạt động thăm dò khai thác nơi đây nhưng không tìm thấy mỏ dầu với trữ lượng kinh doanh và do đó, hoạt động này đã chấm dứt vào năm 1996. Sau đó, Shell hoạt động kinh doanh trong nhiều lĩnh vực trên toàn quốc với các ngành dầu nhớt, nhựa đường, hóa chất và khí hóa lỏng.
Trong thông báo gửi Sở Giao dịch Chứng khoán Thái Lan hôm 3/10, Siamgas & Petrochemicals cho biết, giá trị thương vụ thâu tóm Công ty Shell Gas Vietnam là 0,1 triệu USD (tương đương với 3,117 triệu Baht) được thanh toán theo hai đợt. Đợt 1, Siamgas & Petrochemicals thanh toán 0,02 triệu USD cho đối tác vào ngày ký thỏa thuận và 0,08 triệu USD còn lại được thanh toán sau khi kết thúc giao dịch.
Theo bản công bố thông tin của Siamgas & Petrochemicals, tổng tài sản tính đến năm 2011 của Shell Gas Vietnam là 159,31 triệu Baht, từ mức 156,14 triệu Baht năm 2010. Được biết vốn đăng ký của Công ty Shell Gas Vietnam là 5,126 triệu USD.
Tổng doanh thu năm 2011 của Shell Gas Vietnam đạt 679,12 triệu Baht, trong khi đó, chi phí lên tới 727,62 triệu Baht, khiến công ty này lỗ 48,49 triệu Baht. Trước đó, năm 2010, Shell Gas Vietnam lỗ 44,68 triệu Baht và năm 2009 lỗ 44,27 triệu Baht.
Siamgas & Petrochemicals cho rằng giao dịch này sẽ giúp công ty mở rộng kinh doanh và nguồn thu từ thị trường Việt Nam.
Như vậy, với việc bán cổ phần cho Siamgas & Petrochemicals, Shell chính thức dừng hoạt động kinh doanh gas tại Việt Nam.
Về phía Shell Gas Vietnam, lý giải cho nguyên nhân dừng kinh doanh gas, Công ty này cho biết: “Việc chuyển nhượng này phù hợp với chiến lược kinh doanh của Shell, tái tập trung thị trường trọng điểm của ngành hạ nguồn vào ít thị trường hơn nhưng quy mô lớn hơn”.
Được biết, Shell trở lại Việt Nam năm 1988. Ngay lúc đó, Shell ký kết hợp đồng phân chia sản phẩm đầu tiên để thăm dò dầu khí ngoài khơi Đà Nẵng và sau đó là ngoài khơi Bà Rịa - Vũng Tàu.
Shell đã đầu tư hơn 150 triệu USD vào hoạt động thăm dò khai thác nơi đây nhưng không tìm thấy mỏ dầu với trữ lượng kinh doanh và do đó, hoạt động này đã chấm dứt vào năm 1996. Sau đó, Shell hoạt động kinh doanh trong nhiều lĩnh vực trên toàn quốc với các ngành dầu nhớt, nhựa đường, hóa chất và khí hóa lỏng.