Thay đổi lớn tại Diễn đàn Kinh tế Mùa thu 2015
Diễn đàn Kinh tế Mùa thu 2015 có thể sẽ rất khác với các năm trước
Sẽ chỉ diễn ra trong một ngày (các diễn đàn trước đều từ một ngày rưỡi đến hai ngày) và chỉ tập trung vào một chủ đề, Diễn đàn Kinh tế Mùa thu 2015 có thể sẽ rất khác với các năm trước.
Thông tin về sự kiện này với báo chí sáng 20/8, Phó chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Nguyễn Văn Phúc cho biết chủ đề của diễn đàn lần này sẽ là “Kinh tế Việt Nam: Hội nhập và phát triển bền vững”.
Với chủ đề này, sẽ chỉ có hai bài trình bày mang tính chất đề dẫn và gợi mở thảo luận của các chuyên gia.
Theo đó, vị diễn giả đại diện Bộ Công Thương sẽ trình bày tổng quan tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, đặc biệt là những cam kết trong Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và tác động đến phát triển kinh tế xã hội Việt Nam
Hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam - cơ hội hướng tới mô hình tăng trưởng toàn diện hơn là nội dung bài trình bày thứ hai, của đại diện Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam.
Ông Phúc giới thiệu, bài viết này sẽ đánh giá tác động của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế từ sau khi gia nhập WTO đến nay trên tất cả các nội dung: tăng trưởng, phát triển bền vững, bảo đảm an sinh xã hội, ổn định kinh tế vĩ mô, phát triển nông nghiệp, công nghiệp, xây dựng, dịch vụ, thương mại, đầu tư, cải cách doanh nghiệp nhà nước, hình thành đồng bộ các loại thị trường…
Từ đó phân tích, đánh giá những thách thức đặt ra và cơ hội tạo ra không gian phát triển mới cho nền kinh tế Việt Nam.
Lựa chọn chủ đề này, mục đích của diễn đàn là chuẩn bị nội dung báo cáo giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội tại phiên họp tháng 9/2015 về đánh giá kết quả quá trình hội nhập kinh tế quốc tế từ khi Việt Nam là thành viên của WTO.
Như vậy, mục tiêu hỗ trợ hoàn thành các báo cáo thẩm tra của Ủy ban Kinh tế về tình hình kinh tế xã hội như các diễn đàn thường niên khác, đã được nhường chỗ cho một mục tiêu mới.
Điều này cũng đồng nghĩa với việc, sẽ không còn những tham luận và tranh luận với các góc nhìn rất đa chiều của các chuyên gia về các vấn đề thời sự của nền kinh tế, được đặt lên bàn nghị sự ngay từ phiên đầu tiên - một yếu tố quan trọng làm nên thương hiệu các diễn đàn kinh tế của Ủy ban Kinh tế Quốc hội.
Tuy nhiên, chủ đề của diễn đàn lần này, theo ông Phúc, cũng có rất nhiều vấn đề để mổ xẻ. Bởi, ngay trong quá trình đi giám sát vừa qua, Ủy ban Kinh tế đã phát hiện không ít những khoảng trống trong cả nhận thức và hành động về hội nhập.
“Mới đây làm việc với một bộ, khi họ đưa tài liệu là chúng tôi “phê bình” luôn về sự sơ sài, và họ cũng phải xin lỗi ngay”, ông Phúc nói.
“Đất nước đang bước vào làn sóng hội nhập mới, cơ hội và yêu cầu đều cao hơn nhiều so với khi gia nhập WTO, bởi vậy ở diễn đàn kinh tế cuối cùng của nhiệm kỳ Quốc hội khóa 13 này, chúng tôi rất mong các chuyên gia vẫn đóng góp hết mình như các diễn đàn trước, để góp phần hình thành nên những đánh giá khách quan về quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam”, theo vị Phó chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế.
Thông tin về sự kiện này với báo chí sáng 20/8, Phó chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Nguyễn Văn Phúc cho biết chủ đề của diễn đàn lần này sẽ là “Kinh tế Việt Nam: Hội nhập và phát triển bền vững”.
Với chủ đề này, sẽ chỉ có hai bài trình bày mang tính chất đề dẫn và gợi mở thảo luận của các chuyên gia.
Theo đó, vị diễn giả đại diện Bộ Công Thương sẽ trình bày tổng quan tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, đặc biệt là những cam kết trong Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và tác động đến phát triển kinh tế xã hội Việt Nam
Hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam - cơ hội hướng tới mô hình tăng trưởng toàn diện hơn là nội dung bài trình bày thứ hai, của đại diện Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam.
Ông Phúc giới thiệu, bài viết này sẽ đánh giá tác động của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế từ sau khi gia nhập WTO đến nay trên tất cả các nội dung: tăng trưởng, phát triển bền vững, bảo đảm an sinh xã hội, ổn định kinh tế vĩ mô, phát triển nông nghiệp, công nghiệp, xây dựng, dịch vụ, thương mại, đầu tư, cải cách doanh nghiệp nhà nước, hình thành đồng bộ các loại thị trường…
Từ đó phân tích, đánh giá những thách thức đặt ra và cơ hội tạo ra không gian phát triển mới cho nền kinh tế Việt Nam.
Lựa chọn chủ đề này, mục đích của diễn đàn là chuẩn bị nội dung báo cáo giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội tại phiên họp tháng 9/2015 về đánh giá kết quả quá trình hội nhập kinh tế quốc tế từ khi Việt Nam là thành viên của WTO.
Như vậy, mục tiêu hỗ trợ hoàn thành các báo cáo thẩm tra của Ủy ban Kinh tế về tình hình kinh tế xã hội như các diễn đàn thường niên khác, đã được nhường chỗ cho một mục tiêu mới.
Điều này cũng đồng nghĩa với việc, sẽ không còn những tham luận và tranh luận với các góc nhìn rất đa chiều của các chuyên gia về các vấn đề thời sự của nền kinh tế, được đặt lên bàn nghị sự ngay từ phiên đầu tiên - một yếu tố quan trọng làm nên thương hiệu các diễn đàn kinh tế của Ủy ban Kinh tế Quốc hội.
Tuy nhiên, chủ đề của diễn đàn lần này, theo ông Phúc, cũng có rất nhiều vấn đề để mổ xẻ. Bởi, ngay trong quá trình đi giám sát vừa qua, Ủy ban Kinh tế đã phát hiện không ít những khoảng trống trong cả nhận thức và hành động về hội nhập.
“Mới đây làm việc với một bộ, khi họ đưa tài liệu là chúng tôi “phê bình” luôn về sự sơ sài, và họ cũng phải xin lỗi ngay”, ông Phúc nói.
“Đất nước đang bước vào làn sóng hội nhập mới, cơ hội và yêu cầu đều cao hơn nhiều so với khi gia nhập WTO, bởi vậy ở diễn đàn kinh tế cuối cùng của nhiệm kỳ Quốc hội khóa 13 này, chúng tôi rất mong các chuyên gia vẫn đóng góp hết mình như các diễn đàn trước, để góp phần hình thành nên những đánh giá khách quan về quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam”, theo vị Phó chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế.