Thế giới mua ít vàng nhất trong 5 năm
Ấn Độ đã giành lại vị trí nước tiêu thụ vàng lớn nhất thế giới trong năm 2014, đẩy Trung Quốc xuống vị trí thứ hai
Nhu cầu tiêu thụ vàng toàn cầu đã giảm xuống mức thấp nhất 5 năm trong năm 2014. Trang CNBC dẫn báo cáo mới nhất từ Hội đồng Vàng Thế giới (WGC) cho biết, không chỉ nhu cầu vàng miếng suy giảm, mà lực mua vàng nữ trang cũng đi xuống.
Dữ liệu hàng quý do WGC công bố hôm qua (12/2) cho thấy, trong năm ngoái, thế giới tiêu thụ 3.924 tấn vàng, giảm 4% so với năm 2013, và là mức thấp nhất kể từ năm 2009.
Trong đó, nhu cầu đầu tư vào vàng miếng và vàng thỏi giảm 40%, còn 1.064 tấn. Theo WGC, sau khi đã mua nhiều vàng trong năm 2013 khi giá giảm chóng mặt, giới đầu tư đã trở nên dè dặt hơn trong năm 2014.
Tại Trung Quốc, nơi nhu cầu vàng miếng và tiền xu vàng giảm một nửa, “các nhà đầu tư - với lượng vàng nắm giữ đã ở mức cao - cần một tín hiệu giá mạnh mẽ hơn để tăng nắm giữ. Nhưng không có tín hiệu nào như vậy. Trong khi đó, sự phục hồi của thị trường chứng khoán trong nước, nhất là trong nửa sau của năm, đã đem đến cho các nhà đầu tư một lựa chọn khác ngày càng hấp dẫn”, báo cáo của WGC có đoạn viết.
“Chiến dịch chống tham nhũng của Chính phủ Trung Quốc cũng tiếp tục có ảnh hưởng mạnh đến nhu cầu vàng. Trong đó, vàng miếng cỡ nhỏ bị ảnh hưởng nhiều nhất”, WGC cho hay.
Trên thị trường vàng trang sức, người tiêu dùng Trung Quốc dè dặt trong năm 2014, trong khi người Ấn Độ mua nhiều hơn.
Trong cả năm, nhu cầu nữ trang vàng của Ấn Độ tăng 8%, đạt mức kỷ lục 662 tấn, bất chấp các biện pháp hạn chế nhập khẩu vàng được Chính phủ nước này áp dụng trong phần lớn thời gian của năm. Nhu cầu liên quan tới cưới hỏi và lễ hội đẩy mức tiêu thụ vàng trang sức tại Ấn lên 179 tấn trong quý 4, tăng 19% so với cùng kỳ năm trước.
Trái lại, nhu cầu vàng trang sức của Ấn Độ giảm 33% trong cả năm, còn 624 tấn.
Trên toàn cầu, nhu cầu vàng nữ trang giảm 10% trong năm 2014, còn 2.153 tấn. Tuy vậy, trang sức vẫn là nguồn nhu cầu lớn nhất đối với vàng.
Một điểm đáng chú ý khác là Ấn Độ đã giành lại vị trí nước tiêu thụ vàng lớn nhất thế giới trong năm 2014, đẩy Trung Quốc xuống vị trí thứ hai.
So với năm 2013, giá vàng thế giới tương đối ổn định trong năm 2014. Kết thúc năm, giá vàng dừng ở gần ngưỡng 1.200 USD/oz như thời điểm khởi đầu năm. Mức giá vàng trung bình của cả năm là 1.266 USD/oz.
Các quỹ tín thác (ETF) bán ròng 159 tấn vàng trong năm 2014, giảm nhiều so với mức bán ròng 880 tấn trong năm 2013. Đây được cho là một nhân tố giúp giá vàng ổn định hơn.
“Gần đây, tâm lý thị trường đã tích cực hơn. Từ đầu năm 2015, các ETF đã mua ròng khoảng 60 tấn vàng”, WGC cho biết.
Các ngân hàng trung ương tiếp tục là nguồn lực hỗ trợ cho giá vàng trong năm qua. Khối lượng vàng mà nhóm này mua ròng trong năm 2014 đạt 477 tấn, tăng 17% so với năm trước.
Trong đó, Ngân hàng Trung ương Nga mua ròng 173 tấn vàng, nâng mức nắm giữ lên trên 1.200 tấn. Vàng hiện chiếm 12% tổng dự trữ ngoại hối của Nga.
Dữ liệu hàng quý do WGC công bố hôm qua (12/2) cho thấy, trong năm ngoái, thế giới tiêu thụ 3.924 tấn vàng, giảm 4% so với năm 2013, và là mức thấp nhất kể từ năm 2009.
Trong đó, nhu cầu đầu tư vào vàng miếng và vàng thỏi giảm 40%, còn 1.064 tấn. Theo WGC, sau khi đã mua nhiều vàng trong năm 2013 khi giá giảm chóng mặt, giới đầu tư đã trở nên dè dặt hơn trong năm 2014.
Tại Trung Quốc, nơi nhu cầu vàng miếng và tiền xu vàng giảm một nửa, “các nhà đầu tư - với lượng vàng nắm giữ đã ở mức cao - cần một tín hiệu giá mạnh mẽ hơn để tăng nắm giữ. Nhưng không có tín hiệu nào như vậy. Trong khi đó, sự phục hồi của thị trường chứng khoán trong nước, nhất là trong nửa sau của năm, đã đem đến cho các nhà đầu tư một lựa chọn khác ngày càng hấp dẫn”, báo cáo của WGC có đoạn viết.
“Chiến dịch chống tham nhũng của Chính phủ Trung Quốc cũng tiếp tục có ảnh hưởng mạnh đến nhu cầu vàng. Trong đó, vàng miếng cỡ nhỏ bị ảnh hưởng nhiều nhất”, WGC cho hay.
Trên thị trường vàng trang sức, người tiêu dùng Trung Quốc dè dặt trong năm 2014, trong khi người Ấn Độ mua nhiều hơn.
Trong cả năm, nhu cầu nữ trang vàng của Ấn Độ tăng 8%, đạt mức kỷ lục 662 tấn, bất chấp các biện pháp hạn chế nhập khẩu vàng được Chính phủ nước này áp dụng trong phần lớn thời gian của năm. Nhu cầu liên quan tới cưới hỏi và lễ hội đẩy mức tiêu thụ vàng trang sức tại Ấn lên 179 tấn trong quý 4, tăng 19% so với cùng kỳ năm trước.
Trái lại, nhu cầu vàng trang sức của Ấn Độ giảm 33% trong cả năm, còn 624 tấn.
Trên toàn cầu, nhu cầu vàng nữ trang giảm 10% trong năm 2014, còn 2.153 tấn. Tuy vậy, trang sức vẫn là nguồn nhu cầu lớn nhất đối với vàng.
Một điểm đáng chú ý khác là Ấn Độ đã giành lại vị trí nước tiêu thụ vàng lớn nhất thế giới trong năm 2014, đẩy Trung Quốc xuống vị trí thứ hai.
So với năm 2013, giá vàng thế giới tương đối ổn định trong năm 2014. Kết thúc năm, giá vàng dừng ở gần ngưỡng 1.200 USD/oz như thời điểm khởi đầu năm. Mức giá vàng trung bình của cả năm là 1.266 USD/oz.
Các quỹ tín thác (ETF) bán ròng 159 tấn vàng trong năm 2014, giảm nhiều so với mức bán ròng 880 tấn trong năm 2013. Đây được cho là một nhân tố giúp giá vàng ổn định hơn.
“Gần đây, tâm lý thị trường đã tích cực hơn. Từ đầu năm 2015, các ETF đã mua ròng khoảng 60 tấn vàng”, WGC cho biết.
Các ngân hàng trung ương tiếp tục là nguồn lực hỗ trợ cho giá vàng trong năm qua. Khối lượng vàng mà nhóm này mua ròng trong năm 2014 đạt 477 tấn, tăng 17% so với năm trước.
Trong đó, Ngân hàng Trung ương Nga mua ròng 173 tấn vàng, nâng mức nắm giữ lên trên 1.200 tấn. Vàng hiện chiếm 12% tổng dự trữ ngoại hối của Nga.