Thêm một buổi thảo luận Luật Đất đai trước “giờ G”
Dự án Luật Đất đai (sửa đổi) đã được lùi thông qua từ kỳ họp thứ Năm đến kỳ họp này của Quốc hội
Trước khi nhấn nút biểu quyết, Quốc hội sẽ dành thêm một buổi chiều để thảo luận về dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi).
Theo chương trình kỳ họp Quốc hội thứ sáu vừa được điều chỉnh ngày 13/11 thì hai dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam và Luật Công an nhân dân (sửa đổi) đã được rút khỏi chương trình.
Do vậy, phiên bế mạc sẽ diễn ra chiều 29/11, sớm hơn một ngày so với chương trình đã được Quốc hội thông qua đầu kỳ họp.
Trong số các nội dung được điều chỉnh có liên quan đến việc hoàn thiện dự thảo sửa đổi Hiến pháp. Vào sáng 18/11, Quốc hội sẽ nghe Trưởng ban Biên tập dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 trình bày báo cáo tiếp thu, giải trình ý kiến đại biểu Quốc hội thảo luận ở tổ và hội trường và chỉnh lý dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 và dự thảo nghị quyết về việc thi hành Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi năm 2013).
Sau đó, thay vì thảo luận ở hội trường về việc chỉnh lý hai bản dự thảo này thì đại biểu Quốc hội sẽ góp ý trực tiếp vào dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi năm 2013) và ghi phiếu xin ý kiến về một số vấn đề quan trọng còn ý kiến khác nhau.
Đáng chú ý là Quốc hội sẽ dành thêm một buổi chiều 22/11 để tiếp tục thảo luận về dự án Luật Đất đai (sửa đổi) còn việc biểu quyết thông qua dự án luật này vẫn vào đầu phiên họp sáng 29/11.
Lùi thông qua từ kỳ họp thứ Năm đến kỳ họp này của Quốc hội, ban đầu dự án Luật Đất đai (sửa đổi) được sắp xếp thảo luận một buổi sáng ngày 6/11.
Hôm đó, đã có 17/58 đại biểu đăng ký phát biểu tại hội trường. Qua đây, nhiều vấn đề còn ý kiến khác nhau được đề nghị tiếp tục rà soát, bổ sung để hoàn thiện thêm. Như trách nhiệm của nhà nước với tư cách là đại diện chủ sở hữu quản lý thống nhất về đất đai; vai trò, thẩm quyền của Quốc hội, Chính phủ, hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân các cấp trong quản lý về đất đai, quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất.
Quy định về giá đất, cơ chế, chính sách, phương pháp xác định giá đất, khung giá đất, thẩm quyền quyết định giá đất, cơ quan định giá đất độc lập cũng vẫn tiếp tục được tranh luận.
Đặc biệt, không ít đại biểu còn rất băn khoăn với quy định về thu hồi, trưng dụng đất, trong đó có điều kiện thu hồi để phát triển kinh tế - xã hội.
Đại biểu Ngô Văn Minh (Quảng Nam) cho rằng, sau khi tiếp thu thì quy định về các trường hợp thu hồi đất còn không tốt bằng dự luật trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 5. Bên cạnh đó quy định về trưng dụng đất, theo ông Minh cũng không chặt chẽ và không phù hợp với dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992.
Còn theo phân tích của đại biểu Lê Thị Nguyệt (Vĩnh Phúc) thì đất đai thuộc sở hữu toàn dân, điều đó có nghĩa dân phải được thể hiện quyền làm chủ của mình thông qua quy định của pháp luật, nhưng thực tế chưa thể hiện và diễn ra như vậy.
Quy định của pháp luật và thực tế hiện nay trong nhiều năm qua đã tạo cơ hội cho không ít cá nhân và tổ chức giàu lên nhanh chóng từ đất đai, trong đó có cả sự tham nhũng, đại biểu Nguyệt nhận xét.
Vị đại biểu này cũng cho rằng, dự thảo luật đưa ra khá nhiều giải pháp cho các bức xúc, vướng mắc hiện nay nhưng dưới dạng nguyên tắc và giao cho Chính phủ hướng dẫn. Bên cạnh đó còn rất nhiều bức xúc vẫn chưa có giải pháp khi quy định của dự thảo sửa đổi không thay đổi gì nhiều so với các quy định của luật hiện hành.
Theo chương trình kỳ họp Quốc hội thứ sáu vừa được điều chỉnh ngày 13/11 thì hai dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam và Luật Công an nhân dân (sửa đổi) đã được rút khỏi chương trình.
Do vậy, phiên bế mạc sẽ diễn ra chiều 29/11, sớm hơn một ngày so với chương trình đã được Quốc hội thông qua đầu kỳ họp.
Trong số các nội dung được điều chỉnh có liên quan đến việc hoàn thiện dự thảo sửa đổi Hiến pháp. Vào sáng 18/11, Quốc hội sẽ nghe Trưởng ban Biên tập dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 trình bày báo cáo tiếp thu, giải trình ý kiến đại biểu Quốc hội thảo luận ở tổ và hội trường và chỉnh lý dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 và dự thảo nghị quyết về việc thi hành Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi năm 2013).
Sau đó, thay vì thảo luận ở hội trường về việc chỉnh lý hai bản dự thảo này thì đại biểu Quốc hội sẽ góp ý trực tiếp vào dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi năm 2013) và ghi phiếu xin ý kiến về một số vấn đề quan trọng còn ý kiến khác nhau.
Đáng chú ý là Quốc hội sẽ dành thêm một buổi chiều 22/11 để tiếp tục thảo luận về dự án Luật Đất đai (sửa đổi) còn việc biểu quyết thông qua dự án luật này vẫn vào đầu phiên họp sáng 29/11.
Lùi thông qua từ kỳ họp thứ Năm đến kỳ họp này của Quốc hội, ban đầu dự án Luật Đất đai (sửa đổi) được sắp xếp thảo luận một buổi sáng ngày 6/11.
Hôm đó, đã có 17/58 đại biểu đăng ký phát biểu tại hội trường. Qua đây, nhiều vấn đề còn ý kiến khác nhau được đề nghị tiếp tục rà soát, bổ sung để hoàn thiện thêm. Như trách nhiệm của nhà nước với tư cách là đại diện chủ sở hữu quản lý thống nhất về đất đai; vai trò, thẩm quyền của Quốc hội, Chính phủ, hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân các cấp trong quản lý về đất đai, quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất.
Quy định về giá đất, cơ chế, chính sách, phương pháp xác định giá đất, khung giá đất, thẩm quyền quyết định giá đất, cơ quan định giá đất độc lập cũng vẫn tiếp tục được tranh luận.
Đặc biệt, không ít đại biểu còn rất băn khoăn với quy định về thu hồi, trưng dụng đất, trong đó có điều kiện thu hồi để phát triển kinh tế - xã hội.
Đại biểu Ngô Văn Minh (Quảng Nam) cho rằng, sau khi tiếp thu thì quy định về các trường hợp thu hồi đất còn không tốt bằng dự luật trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 5. Bên cạnh đó quy định về trưng dụng đất, theo ông Minh cũng không chặt chẽ và không phù hợp với dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992.
Còn theo phân tích của đại biểu Lê Thị Nguyệt (Vĩnh Phúc) thì đất đai thuộc sở hữu toàn dân, điều đó có nghĩa dân phải được thể hiện quyền làm chủ của mình thông qua quy định của pháp luật, nhưng thực tế chưa thể hiện và diễn ra như vậy.
Quy định của pháp luật và thực tế hiện nay trong nhiều năm qua đã tạo cơ hội cho không ít cá nhân và tổ chức giàu lên nhanh chóng từ đất đai, trong đó có cả sự tham nhũng, đại biểu Nguyệt nhận xét.
Vị đại biểu này cũng cho rằng, dự thảo luật đưa ra khá nhiều giải pháp cho các bức xúc, vướng mắc hiện nay nhưng dưới dạng nguyên tắc và giao cho Chính phủ hướng dẫn. Bên cạnh đó còn rất nhiều bức xúc vẫn chưa có giải pháp khi quy định của dự thảo sửa đổi không thay đổi gì nhiều so với các quy định của luật hiện hành.