Thêm một lần xin lùi luật quản vốn nhà nước
Một dự án luật để quản số vốn không nhỏ nhân dân đang giao Chính phủ nắm vẫn tiếp tục được đề nghị… lùi
Chính phủ đã ra nghị quyết đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho lùi thời hạn từ cho ý kiến tại kỳ họp thứ 6 sang cho ý kiến tại kỳ họp thứ 7 đối với dự án Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh.
Đây là thông tin được Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường cho biết tại báo cáo trước phiên trả lời chất vấn trực tiếp do Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức vào sáng 20/8.
Như vậy, được Quốc hội khóa 12 yêu cầu sớm xây dựng từ cuối năm 2009, song một dự án luật để quản số vốn không nhỏ nhân dân đang giao Chính phủ nắm vẫn tiếp tục được đề nghị… lùi.
Dù, vẫn theo thông tin từ báo cáo thì tại phiên họp thường kỳ tháng 7/2013 và phiên họp chuyên đề tháng 8/2013 vừa qua, Chính phủ đã dành nhiều thời gian để thảo luận sâu về phạm vi, đối tượng điều chỉnh của dự án luật này.
Việc xin lùi, xin rút khỏi chương trình một số dự án luật cũng được nhìn nhận như là một trong số các hạn chế của việc thực hiện chương trình xây dựng luật, pháp lệnh khóa 13 của Chính phủ, mà Bộ Tư pháp giữ vai trò tham mưu.
Đánh giá chung về việc xây dựng, theo dõi việc triển khai thực hiện chương trình xây dựng luật, pháp lệnh thuộc trách nhiệm của Chính phủ; thẩm định văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật của các bộ, ngành, báo cáo viết: “Có thể khẳng định rằng Bộ Tư pháp đã cơ bản hoàn thành nhiệm vụ được giao, không để xảy ra sai sót, bức xúc lớn trong lĩnh vực thuộc trách nhiệm quản lý”.
Qua thẩm định, Bộ đã phát hiện và kịp thời kiến nghị cơ quan soạn thảo chỉnh lý các quy định không đúng thẩm quyền, mâu thuẫn, chồng chéo với các quy định hiện hành, các quy định thiếu tính hợp lý hoặc không khả thi, trong đó có những quy định liên quan đến quyền, lợi ích của người dân, doanh nghiệp.
Ví dụ cụ thể là tại văn bản thẩm định ngày 7/11/2011, bộ này cho rằng việc Ngân hàng Nhà nước dự kiến soạn thảo nghị định quy định về hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt động ngân hàng là không cần thiết vì đã có đầy đủ văn bản hướng dẫn Luật Cạnh tranh điều chỉnh vấn đề có liên quan.
Hoặc tháng 4/2013, Bộ Tư pháp đã có ý kiến với Bộ Tài chính rằng việc soạn thảo Quyết định của Thủ tướng về việc xóa nợ tiền thuế, tiền phạt không có khả năng thu hồi phát sinh trước ngày 1/7/2007 là không đúng thẩm quyền của Thủ tướng vì thẩm quyền này thuộc Chính phủ.
Bộ Tài chính đã tiếp thu và đã đưa nội dung có liên quan vào quy định tại nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế thay vì trình dự thảo Quyết định của Thủ tướng.
Trong kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật của bộ, ngành, một số văn bản có nội dung thiếu tính hợp lý, khả thi cũng đã được kịp thời được Bộ phát hiện. Chẳng hạn như quy định về cộng điểm ưu tiên cho bà mẹ Việt Nam anh hùng, người hoạt động cách mạng trước ngày 1/1/1945. Hay quy định thịt và phụ phẩm bảo quản ở nhiệt độ thường chỉ được bày bán trong vòng 8 giờ của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Có những quy định đã được phát hiện ngay từ lúc chuẩn bị phát hành, như quy định về xử phạt vi phạm hành chính đối với trường hợp đội mũ bảo hiểm không bảo đảm chất lượng…
Tuy nhiên, vị tư lệnh ngành tư pháp cũng nhìn nhận, việc phân tích, dự báo tác động của chính sách, pháp luật tới đời sống xã hội còn bất cập; khả năng phản ứng chính sách còn chưa kịp thời dẫn đến trong một số lĩnh vực còn những khoảng trống về pháp luật; còn có sự cắt khúc, thiếu tính liên kết giữa các khâu trong quá trình xây dựng, thẩm định, kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật.
Cụ thể hơn, trong công tác thẩm định, một số ví dụ trong việc chưa chú trọng đúng mức đến tính khả thi, tính hợp lý của các quy định trong dự thảo văn bản, một số quy định về thủ tục hành chính chưa được kiểm soát chặt chẽ cũng đã được chỉ tên.
Bộ Tư pháp đã không phát hiện ra những điểm bất hợp lý của quy định tại Nghị định số 105/2012/NĐ-CP về việc không lắp kính trên nắp áo quan, không rải vàng mã trên đường đi, không mang theo vòng hoa đi viếng trong việc tổ chức lễ tang cho cán bộ, công chức, báo cáo nêu rõ.
Trường hợp khác, Bộ trưởng cho rằng tuy đã phát hiện ra “vấn đề” nhưng chưa thuyết phục được cơ quan soạn thảo chỉnh lý. Như các quy định của Nghị định số 94/2012/NĐ-CP về việc tổ chức, cá nhân sản xuất rượu thủ công phải đăng ký sản xuất rượu với chính quyền địa phương và đề nghị chính quyền địa phương xác nhận việc sản xuất rượu thủ công để bán cho các doanh nghiệp.
Đây là thông tin được Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường cho biết tại báo cáo trước phiên trả lời chất vấn trực tiếp do Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức vào sáng 20/8.
Như vậy, được Quốc hội khóa 12 yêu cầu sớm xây dựng từ cuối năm 2009, song một dự án luật để quản số vốn không nhỏ nhân dân đang giao Chính phủ nắm vẫn tiếp tục được đề nghị… lùi.
Dù, vẫn theo thông tin từ báo cáo thì tại phiên họp thường kỳ tháng 7/2013 và phiên họp chuyên đề tháng 8/2013 vừa qua, Chính phủ đã dành nhiều thời gian để thảo luận sâu về phạm vi, đối tượng điều chỉnh của dự án luật này.
Việc xin lùi, xin rút khỏi chương trình một số dự án luật cũng được nhìn nhận như là một trong số các hạn chế của việc thực hiện chương trình xây dựng luật, pháp lệnh khóa 13 của Chính phủ, mà Bộ Tư pháp giữ vai trò tham mưu.
Đánh giá chung về việc xây dựng, theo dõi việc triển khai thực hiện chương trình xây dựng luật, pháp lệnh thuộc trách nhiệm của Chính phủ; thẩm định văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật của các bộ, ngành, báo cáo viết: “Có thể khẳng định rằng Bộ Tư pháp đã cơ bản hoàn thành nhiệm vụ được giao, không để xảy ra sai sót, bức xúc lớn trong lĩnh vực thuộc trách nhiệm quản lý”.
Qua thẩm định, Bộ đã phát hiện và kịp thời kiến nghị cơ quan soạn thảo chỉnh lý các quy định không đúng thẩm quyền, mâu thuẫn, chồng chéo với các quy định hiện hành, các quy định thiếu tính hợp lý hoặc không khả thi, trong đó có những quy định liên quan đến quyền, lợi ích của người dân, doanh nghiệp.
Ví dụ cụ thể là tại văn bản thẩm định ngày 7/11/2011, bộ này cho rằng việc Ngân hàng Nhà nước dự kiến soạn thảo nghị định quy định về hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt động ngân hàng là không cần thiết vì đã có đầy đủ văn bản hướng dẫn Luật Cạnh tranh điều chỉnh vấn đề có liên quan.
Hoặc tháng 4/2013, Bộ Tư pháp đã có ý kiến với Bộ Tài chính rằng việc soạn thảo Quyết định của Thủ tướng về việc xóa nợ tiền thuế, tiền phạt không có khả năng thu hồi phát sinh trước ngày 1/7/2007 là không đúng thẩm quyền của Thủ tướng vì thẩm quyền này thuộc Chính phủ.
Bộ Tài chính đã tiếp thu và đã đưa nội dung có liên quan vào quy định tại nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế thay vì trình dự thảo Quyết định của Thủ tướng.
Trong kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật của bộ, ngành, một số văn bản có nội dung thiếu tính hợp lý, khả thi cũng đã được kịp thời được Bộ phát hiện. Chẳng hạn như quy định về cộng điểm ưu tiên cho bà mẹ Việt Nam anh hùng, người hoạt động cách mạng trước ngày 1/1/1945. Hay quy định thịt và phụ phẩm bảo quản ở nhiệt độ thường chỉ được bày bán trong vòng 8 giờ của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Có những quy định đã được phát hiện ngay từ lúc chuẩn bị phát hành, như quy định về xử phạt vi phạm hành chính đối với trường hợp đội mũ bảo hiểm không bảo đảm chất lượng…
Tuy nhiên, vị tư lệnh ngành tư pháp cũng nhìn nhận, việc phân tích, dự báo tác động của chính sách, pháp luật tới đời sống xã hội còn bất cập; khả năng phản ứng chính sách còn chưa kịp thời dẫn đến trong một số lĩnh vực còn những khoảng trống về pháp luật; còn có sự cắt khúc, thiếu tính liên kết giữa các khâu trong quá trình xây dựng, thẩm định, kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật.
Cụ thể hơn, trong công tác thẩm định, một số ví dụ trong việc chưa chú trọng đúng mức đến tính khả thi, tính hợp lý của các quy định trong dự thảo văn bản, một số quy định về thủ tục hành chính chưa được kiểm soát chặt chẽ cũng đã được chỉ tên.
Bộ Tư pháp đã không phát hiện ra những điểm bất hợp lý của quy định tại Nghị định số 105/2012/NĐ-CP về việc không lắp kính trên nắp áo quan, không rải vàng mã trên đường đi, không mang theo vòng hoa đi viếng trong việc tổ chức lễ tang cho cán bộ, công chức, báo cáo nêu rõ.
Trường hợp khác, Bộ trưởng cho rằng tuy đã phát hiện ra “vấn đề” nhưng chưa thuyết phục được cơ quan soạn thảo chỉnh lý. Như các quy định của Nghị định số 94/2012/NĐ-CP về việc tổ chức, cá nhân sản xuất rượu thủ công phải đăng ký sản xuất rượu với chính quyền địa phương và đề nghị chính quyền địa phương xác nhận việc sản xuất rượu thủ công để bán cho các doanh nghiệp.