07:22 08/01/2019

Thị trường bán lẻ Tết Nguyên đán: sẵng sàng để nhộn nhịp

PV

Chỉ còn một tháng nữa là đến Tết Nguyên đán, nhóm sản phẩm hàng hóa bán Tết bắt đầu tăng tốc tiêu thụ thông qua chương trình kích cầu, khuyến mãi tăng sức mua của các doanh nghiệp.

Tính đến thời điểm này, hầu hết các doanh nghiệp (DN) sản xuất đã đáp ứng đủ nhu cầu phục vụ mua sắm của người dân trong dịp Tết Nguyên đán. Trên quầy kệ và kho lưu trữ của các nhà bán lẻ từ chợ truyền thống cho đến kênh phân phối hiện đại đã đầy ắp sản phẩm hàng hóa. Phần lớn các DN sản xuất đều cho biết tăng 10 - 30% lượng hàng so với năm ngoái để phục vụ người dân.Lượng hàng hóa dự trữ tăngTheo các công ty phân phối, chắc chắn sẽ có đủ lượng hàng đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Khảo sát tại một số siêu thị và các cửa hàng bán lẻ có thể thấy ngay từ đầu tháng, các loại hàng hóa phục vụ Tết đã cực kỳ phong phú. Ngoài mặt hàng truyền thống là mứt tết, các loại bánh kẹo, chocolate, nước ngọt, cây cảnh… với mẫu mã rất bắt mắt, giá cả khá linh hoạt, phù hợp với mọi đối tượng người tiêu dùng.Đại diện công ty cổ phần Saigon Food cho hay, lượng hàng trong dịp này dự kiến lên đến 800 tấn thành phẩm các loại, trong đó chủ yếu là nhóm thực phẩm chế biến sẵn.  Công ty cổ phần Đức Việt cho biết các tháng cuối năm, đơn vị này nâng công suất lên 1.500 tấn xúc xích. Thậm chí trong tháng 1/2018 là tháng cao điểm, công suất có thể lên đến 2.500 tấn để phục vụ người tiêu dùng. Còn tổng giá trị hàng hóa mà công ty Vissan chuẩn bị phục vụ mùa tết này là 800 tỷ đồng. Trong đó, thực phẩm tươi sống đạt mức 3.200 tấn, thực phẩm công nghệ đạt 2.800 tấn. Năm nay, đơn vị đã tăng sản lượng thực phẩm từ 15 – 20% so với cùng kỳ năm ngoái và giới thiệu 13 sản phẩm thực phẩm mới đến người tiêu dùng.
Thị trường bán lẻ Tết Nguyên đán: sẵng sàng để nhộn nhịp - Ảnh 1.
Không chỉ các DN phân phối, hiện các DN sản xuất cũng đang chạy hết công suất để chuẩn bị hàng phục vụ tết Nguyên đán Kỷ Hợi. Đại diện Công ty cổ phần chăn nuôi CP Việt Nam cho hay, hiện công ty có hai sản phẩm gồm thịt gà, xúc xích, công suất 64.000 con/ngày, 4,8 triệu tấn/tháng và công suất xúc xích khoảng 400 tấn/tháng. Về sản phẩm đã phân phối tại các siêu thị và giá bán đang thấp hơn ngoài chợ truyền thống nên người tiêu dùng không cần lo ngại về giá.Dự đoán nhu cầu hàng hóa, thực phẩm trong dịp trước, trong và sau tết Nguyên đán sẽ tăng cao, Sở Công thương đã phối hợp với Cục Quản lý thị trường Hà Nội và các sở, ngành xây dựng, triển khai công tác phục vụ tết của các DN, cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn về hàng hóa, giá cả, chất lượng hàng hóa, niêm yết giá, các quy định về an toàn thực phẩm… Bên cạnh đó, công tác kiểm tra kiểm soát thị trường cũng được đẩy mạnh hơn.Ngoài 6 đoàn kiểm tra liên ngành Trung ương kiểm tra tại 12 tỉnh, thành phố từ ngày 1/1 - 25/3/2019, nhiều địa phương cũng đã thành lập các đoàn thanh tra liên ngành từ cấp tỉnh đến quận, huyện, xã, phường... để kiểm tra công tác an toàn thực phẩm (ATTP) dịp Tết và lễ hội. Ngoài ra, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Hà Nội đã xây dựng kế hoạch riêng về bảo đảm ATTP trong dịp Tết và lễ hội Xuân 2019. Theo đó, Chi cục sẽ tập trung giám sát chất lượng các loại thực phẩm đóng gói sẵn, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, nước uống đóng chai, nước khoáng thiên nhiên, thực phẩm chức năng, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm...Không khan hàng, sốt giá
Theo Sở Công Thương Hà Nội, lượng hàng hóa chuẩn bị phục vụ nhu cầu của người dân trong dịp Tết Nguyên đán Kỷ Hợi 2019 trị giá 28.500 tỷ đồng (tăng khoảng 10% so với dự trữ hàng hóa Tết năm 2018). Trong khi đó tại TP HCM, để chuẩn bị nguồn hàng cho Tết Kỷ Hợi 2019, các DN trên địa bàn đã bắt đầu sản xuất, dự trữ lượng hàng hóa đủ cung ứng cho 2 tháng Tết Kỷ Hợi 2019 với trị giá gần 18.425 tỷ đồng, tăng hơn 612 tỷ đồng (3,44%) so với Tết Mậu Tuất 2018.Ông Nguyễn Tiến Vượng - Phó tổng giám đốc Tổng công ty Thương mại Hà Nội (Hapro) cho biết, việc mua hàng dự trữ với số lượng lớn sẽ giúp Hapro tạo được lợi thế hơn. năm nay Hapro tăng lượng hàng dự trữ khoảng 5% so với năm ngoái, dự kiến doanh thu tăng 5 - 10%. DN cũng xây dựng một số thương hiệu bán trong dịp tết như gạo Đồng Tháp, miến dong, mộc nhĩ, nấm hương liên kết với một số địa phương để bán dịp tết.Cũng có sự chuẩn bị từ khá sớm, đại diện hệ thống siêu thị Vinmart cho hay, đơn vị đã làm việc với các nhà cung cấp, dự kiến chuẩn bị 30 tấn thịt bò, 25 tấn thủy hải sản, 500 tấn rau, 1.000 tấn trái cây, bánh mứt kẹo các loại khoảng 1.200 tấn, 1 triệu lít bia, 800 tấn gạo, 100 tấn thịt lợn… Để bình ổn thị trường, năm nay DN đã chốt với các đơn vị cung cấp và đưa hàng về dự trữ tại các kho tổng để bảo đảm ổn định nguồn hàng. Đồng thời, triển khai các chương trình khuyến mãi phục vụ người dân.
Thị trường bán lẻ Tết Nguyên đán: sẵng sàng để nhộn nhịp - Ảnh 2.
Theo các chuyên gia thị trường, sức mua tăng một phần nhờ các DN tung chiêu khuyến mãi, giảm giá để hút thêm khách. Đại diện siêu thị Big C cho biết, Big C sẽ giữ giá cố định như đã niêm yết đối với 11.300 sản phẩm ngay cả khi giá tham khảo của các sản phẩm này tại các siêu thị bán lẻ hiện đại khác biến động tăng dù bất cứ lý do gì.  Ngoài ra, Big C còn kích cầu tiêu dùng chuẩn bị đón Tết Mậu Tuất từ ngày 11 - 24/1/2018, với chương trình khuyến mãi với chủ đề "Dọn nhà mới rước lộc Xuân", giảm giá đến 50% áp dụng cho hàng ngàn mặt hàng bánh kẹo, mứt Tết, bia rượu, nước giải khát, đồ trang trí Tết, đồ gia dụng, điện tử, điện máy, quần áo thời trang…Đồng thời, chương trình bình ổn thị trường gắn với việc thực hiện cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam" cũng sẽ tập trung vào các nhóm hàng lương thực, thực phẩm thiết yếu phục vụ nhu cầu tiêu thụ trong dịp Tết Nguyên đán Kỷ Hợi, bao gồm: gạo; thịt heo, thịt gia cầm, trứng, thủy hải sản, bánh mứt kẹo; rau củ quả; xăng dầu…