Thị trường “đồ nhỏ”, chuyện không nhỏ
Việt Nam mới chỉ có hơn mười công ty với khoảng 40 thương hiệu chuyên sản xuất trang phục lót
Theo ước tính của một số nhà kinh doanh, đến đầu năm 2010, Việt Nam mới chỉ có hơn mười công ty với khoảng 40 thương hiệu chuyên sản xuất trang phục lót bán trong thị trường nội địa.
Tìm doanh nghiệp đủ năng lực may gia công mặt hàng này tuy không nhiều, nhưng tìm doanh nghiệp có đủ khả năng quản lý chuỗi dây chuyền cung ứng khá phức tạp và cao cấp và quan trọng hơn, đủ lực và đủ tầm để dựng một nhãn hiệu vẫn là chuyện khó với doanh nghiệp may mặc trong nước.
Một nhà sản xuất hàng may mặc Việt Nam có nhà máy ở khu công nghiệp Tân Bình tiến hành khảo sát thị trường với dự kiến sẽ tung sản phẩm ra bán trong nước vào giữa năm 2010 cho biết: hàng nội chỉ chiếm chưa đến 5% doanh thu thị trường quần áo lót ở Việt Nam (ước khoảng 8.000 tỉ/năm với mức bình quân cả năm là 150.000 đồng/nữ và 50.000 đồng/nam).
Các thương hiệu ngoại Triumph, Wacoal, Bon Bon, Pierre Cardin, Minoshe, Jockey, XZDY… ước tính có khoảng 3.000 điểm bán trên cả nước. Còn ở chợ chỉ toàn là hàng Trung Quốc, chợ nhỏ là loại hàng giá rẻ, chợ sang là hàng cao cấp hơn nhập từ Đài Loan, Hàn Quốc, Thái Lan, Trung Quốc…
Đồ lót nam, ở chợ có thể tìm thấy một số thương hiệu nội, một số sản phẩm không thương hiệu của cơ sở nhỏ may bán về tỉnh. Còn áo lót nữ thì gần như không có.
Bà Phạm Thị Thuý, Giám đốc Công ty Vương Hải Long chuyên sản xuất quần áo lót cho thị trường nội địa nói: “Mở cửa hàng riêng chi phí quá cao, nên sản phẩm công ty chủ yếu bán trong siêu thị đáp ứng cho phân khúc thị trường trung bình ở đô thị”.
Bà Thuý cho rằng hàng nội khó ra chợ vì phân khúc giá thấp không cạnh tranh được với hàng Trung Quốc quá rẻ, chỉ mười mấy đến hai chục ngàn đồng/cái. Còn phân khúc giá cao thì đã có các thương hiệu nhập ngoại. Doanh nghiệp trong nước không thể sản xuất chiếc áo lót nữ viền ren, độn mút tạo dáng để có bán giá lẻ 10.000 – 20.000 đồng. Còn làm hàng giá hơn triệu đồng thì người tiêu dùng sẽ mua hàng hiệu ngoại. Chính vì vậy, những hộ gia đình sản xuất quần áo lót bỏ mối ra chợ ở khu vực Tân Bình đã lần lượt chuyển sang may hàng khác.
Khó trăm bề
Bà Nguyễn Thị Điền, chủ thương hiệu An Phước nhìn nhận: “An Phước đã có thương hiệu riêng, mà vẫn chưa mạnh dạn cho ra thương hiệu áo lót An Phước do có nhiều điều khó”.
Bà Điền phân tích, mua chiếc máy may chuyên dụng sản xuất áo lót mắc gấp ba lần máy công nghiệp may sơmi. Mở xưởng nhỏ với 100 máy may cần trên 500.000 USD sắm thiết bị. Loại sản phẩm này chỉ cần may chệch vài milimet là hỏng, đạp máy chậm, khựng từng chút là áo sẽ xấu. Phải mất ba tháng học nghề, sáu tháng may “nháp”, và sau ba năm mới có được người thợ may trên máy chuyên dụng. Tuyển người quản lý kỹ thuật lại càng khó hơn.
Đó là chưa kể, Việt Nam chưa có nhà thiết kế trang phục lót chuyên nghiệp. Bên cạnh đó cần bộ phận chuyên thu mua nguyên phụ liệu riêng, vì trang phục lót đòi hỏi ren, thun, lớp độn, móc… lắt nhắt từng chút, phải đặt từ Nhật, Ý, Pháp, Tây Ban Nha, Trung Quốc…
“Đầu tư sản xuất tốn kém như vậy, phải bán giá thoả đáng mới có lãi, nhưng trên thị trường hiện nay hàng Trung Quốc tràn ngập, mẫu mã đa dạng, màu sắc thời trang, giá lại quá rẻ, nên ra sản phẩm khó mà giành được thị phần”, bà Điền nói.
Ông Nguyễn Khoa Văn, Giám đốc Công ty Anh Khoa cũng cho biết: “Không thể cạnh tranh nổi với quần áo lót Trung Quốc. Loại mà họ bán 4.500 đồng thì Anh Khoa phải tốn 15.000 đồng mới làm ra được”.
Bắt đầu từ “đo ni”
Khó khăn như vậy, nên rất ít nhà sản xuất dám nhảy vào thị trường này. Từ những năm 1990, bà Lý Thị Thanh Nguyệt, (người quản lý công ty may Vĩnh Hưng chuyên xuất khẩu quần lót nam bán sang thị trường châu Âu, Mỹ, Đài Loan, Singapore…) đã quyết tâm chiếm lĩnh thị trường quần lót nam nội địa.
Tìm hiểu các số đo của hàng ngàn đàn ông Việt Nam trong độ tuổi từ 17 – 70, suốt 12 năm, đến năm 2003, bà Thanh Nguyệt mới tổng kết được sự khác biệt của đàn ông Việt Nam, để thiết kế sản phẩm.
Trong khi đó, khi vào Việt Nam, các công ty nước ngoài điều tra nghiên cứu thị trường Việt Nam khá kỹ lưỡng để có thể trụ vững. Công ty Gunze khảo sát thị trường Việt Nam từ năm 1999. Sau ba năm Gunze có đủ những thông tin cần thiết về thực tế thu nhập của người dân thành thị, nhất là những người đi làm ở công ty, văn phòng; những đối tượng nào sẵn sàng mua những sản phẩm hàng hiệu đắt tiền. Gunze cũng chỉ ra được các số đo hình thể đàn ông Việt Nam để thiết lập các rập kích cỡ mới dành riêng cho thị trường.
Tương tự, sau khi ra đời vào năm 2001, thương hiệu Vera cũng tìm hiểu qua cả ngàn khách hàng nữ để rút ra kết luận: phụ nữ Việt Nam có nhiều nét khác biệt, chẳng hạn có khung xương nhỏ, vòng 1 và vòng 3 đều khiêm tốn hơn thông số quốc tế của châu Á, từ đó điều chỉnh các đường cắt cúp cho phù hợp.
Dù vậy, theo bà Nguyễn Hồng Trang, giám đốc công ty Vera thì: “Việt Nam có khá nhiều công ty chuyên may gia công trang phục lót cho nước ngoài, nhưng làm hàng để bán nội địa không dễ, vì cần phải có định hướng riêng, định hình khách hàng, quan trọng nhất là xây dựng hệ thống phân phối với dịch vụ, hệ thống nhận diện…”
Bích Thủy (SGTT)
Tìm doanh nghiệp đủ năng lực may gia công mặt hàng này tuy không nhiều, nhưng tìm doanh nghiệp có đủ khả năng quản lý chuỗi dây chuyền cung ứng khá phức tạp và cao cấp và quan trọng hơn, đủ lực và đủ tầm để dựng một nhãn hiệu vẫn là chuyện khó với doanh nghiệp may mặc trong nước.
Một nhà sản xuất hàng may mặc Việt Nam có nhà máy ở khu công nghiệp Tân Bình tiến hành khảo sát thị trường với dự kiến sẽ tung sản phẩm ra bán trong nước vào giữa năm 2010 cho biết: hàng nội chỉ chiếm chưa đến 5% doanh thu thị trường quần áo lót ở Việt Nam (ước khoảng 8.000 tỉ/năm với mức bình quân cả năm là 150.000 đồng/nữ và 50.000 đồng/nam).
Các thương hiệu ngoại Triumph, Wacoal, Bon Bon, Pierre Cardin, Minoshe, Jockey, XZDY… ước tính có khoảng 3.000 điểm bán trên cả nước. Còn ở chợ chỉ toàn là hàng Trung Quốc, chợ nhỏ là loại hàng giá rẻ, chợ sang là hàng cao cấp hơn nhập từ Đài Loan, Hàn Quốc, Thái Lan, Trung Quốc…
Đồ lót nam, ở chợ có thể tìm thấy một số thương hiệu nội, một số sản phẩm không thương hiệu của cơ sở nhỏ may bán về tỉnh. Còn áo lót nữ thì gần như không có.
Bà Phạm Thị Thuý, Giám đốc Công ty Vương Hải Long chuyên sản xuất quần áo lót cho thị trường nội địa nói: “Mở cửa hàng riêng chi phí quá cao, nên sản phẩm công ty chủ yếu bán trong siêu thị đáp ứng cho phân khúc thị trường trung bình ở đô thị”.
Bà Thuý cho rằng hàng nội khó ra chợ vì phân khúc giá thấp không cạnh tranh được với hàng Trung Quốc quá rẻ, chỉ mười mấy đến hai chục ngàn đồng/cái. Còn phân khúc giá cao thì đã có các thương hiệu nhập ngoại. Doanh nghiệp trong nước không thể sản xuất chiếc áo lót nữ viền ren, độn mút tạo dáng để có bán giá lẻ 10.000 – 20.000 đồng. Còn làm hàng giá hơn triệu đồng thì người tiêu dùng sẽ mua hàng hiệu ngoại. Chính vì vậy, những hộ gia đình sản xuất quần áo lót bỏ mối ra chợ ở khu vực Tân Bình đã lần lượt chuyển sang may hàng khác.
Khó trăm bề
Bà Nguyễn Thị Điền, chủ thương hiệu An Phước nhìn nhận: “An Phước đã có thương hiệu riêng, mà vẫn chưa mạnh dạn cho ra thương hiệu áo lót An Phước do có nhiều điều khó”.
Bà Điền phân tích, mua chiếc máy may chuyên dụng sản xuất áo lót mắc gấp ba lần máy công nghiệp may sơmi. Mở xưởng nhỏ với 100 máy may cần trên 500.000 USD sắm thiết bị. Loại sản phẩm này chỉ cần may chệch vài milimet là hỏng, đạp máy chậm, khựng từng chút là áo sẽ xấu. Phải mất ba tháng học nghề, sáu tháng may “nháp”, và sau ba năm mới có được người thợ may trên máy chuyên dụng. Tuyển người quản lý kỹ thuật lại càng khó hơn.
Đó là chưa kể, Việt Nam chưa có nhà thiết kế trang phục lót chuyên nghiệp. Bên cạnh đó cần bộ phận chuyên thu mua nguyên phụ liệu riêng, vì trang phục lót đòi hỏi ren, thun, lớp độn, móc… lắt nhắt từng chút, phải đặt từ Nhật, Ý, Pháp, Tây Ban Nha, Trung Quốc…
“Đầu tư sản xuất tốn kém như vậy, phải bán giá thoả đáng mới có lãi, nhưng trên thị trường hiện nay hàng Trung Quốc tràn ngập, mẫu mã đa dạng, màu sắc thời trang, giá lại quá rẻ, nên ra sản phẩm khó mà giành được thị phần”, bà Điền nói.
Ông Nguyễn Khoa Văn, Giám đốc Công ty Anh Khoa cũng cho biết: “Không thể cạnh tranh nổi với quần áo lót Trung Quốc. Loại mà họ bán 4.500 đồng thì Anh Khoa phải tốn 15.000 đồng mới làm ra được”.
Bắt đầu từ “đo ni”
Khó khăn như vậy, nên rất ít nhà sản xuất dám nhảy vào thị trường này. Từ những năm 1990, bà Lý Thị Thanh Nguyệt, (người quản lý công ty may Vĩnh Hưng chuyên xuất khẩu quần lót nam bán sang thị trường châu Âu, Mỹ, Đài Loan, Singapore…) đã quyết tâm chiếm lĩnh thị trường quần lót nam nội địa.
Tìm hiểu các số đo của hàng ngàn đàn ông Việt Nam trong độ tuổi từ 17 – 70, suốt 12 năm, đến năm 2003, bà Thanh Nguyệt mới tổng kết được sự khác biệt của đàn ông Việt Nam, để thiết kế sản phẩm.
Trong khi đó, khi vào Việt Nam, các công ty nước ngoài điều tra nghiên cứu thị trường Việt Nam khá kỹ lưỡng để có thể trụ vững. Công ty Gunze khảo sát thị trường Việt Nam từ năm 1999. Sau ba năm Gunze có đủ những thông tin cần thiết về thực tế thu nhập của người dân thành thị, nhất là những người đi làm ở công ty, văn phòng; những đối tượng nào sẵn sàng mua những sản phẩm hàng hiệu đắt tiền. Gunze cũng chỉ ra được các số đo hình thể đàn ông Việt Nam để thiết lập các rập kích cỡ mới dành riêng cho thị trường.
Tương tự, sau khi ra đời vào năm 2001, thương hiệu Vera cũng tìm hiểu qua cả ngàn khách hàng nữ để rút ra kết luận: phụ nữ Việt Nam có nhiều nét khác biệt, chẳng hạn có khung xương nhỏ, vòng 1 và vòng 3 đều khiêm tốn hơn thông số quốc tế của châu Á, từ đó điều chỉnh các đường cắt cúp cho phù hợp.
Dù vậy, theo bà Nguyễn Hồng Trang, giám đốc công ty Vera thì: “Việt Nam có khá nhiều công ty chuyên may gia công trang phục lót cho nước ngoài, nhưng làm hàng để bán nội địa không dễ, vì cần phải có định hướng riêng, định hình khách hàng, quan trọng nhất là xây dựng hệ thống phân phối với dịch vụ, hệ thống nhận diện…”
Bích Thủy (SGTT)