Thị trường Malaysia “chuộng” hàng gì của Việt Nam?
Hải sản là một trong những nhóm hàng chủ yếu mà Việt Nam có thể đẩy mạnh xuất khẩu hơn nữa vào Malaysia
Làm thế nào để gia tăng kim ngạch, đẩy mạnh xuất khẩu các ngành hàng thuỷ hải sản, máy móc thiết bị, đồ gỗ, nông sản, rau quả, thủ công mỹ nghệ vào thị trường Malaysia?
Đó là vấn đề được đặt ra tại hội thảo “Kinh doanh với thị trường Malaysia”, do Sở Công Thương Hà Nội phối hợp với Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Malaysia tổ chức ngày 10/10 tại Hà Nội.
Đại diện của Bộ Công Thương cho biết, trong 8 tháng đầu năm 2008, Việt Nam đã xuất khẩu sang Malaysia 1,35 tỷ USD và nhập khẩu từ Malaysia 1,884 tỷ USD. Tuy vậy, theo thống kê của Malaysia, kim ngạch buôn bán với Việt Nam chỉ chiếm tỷ trọng rất nhỏ (khoảng 0,5% thị phần) so với kim ngạch buôn bán của Malaysia với thế giới.
Mặc dù Việt Nam hiện đang đứng thứ 19 trong danh sách các nhà nhập khẩu của Malaysia (nếu tính chung cả xuất nhập khẩu, Việt Nam đứng thứ 22), trong ASEAN thì Việt Nam là bạn hàng lớn thứ 5 của Malaysia và theo thống kê của Việt Nam, thương mại giữa hai nước trong những năm gần đây tăng trung bình 20%/năm.
Nếu như năm 1992, kim ngạch xuất nhập khẩu 2 chiều giữa Việt Nam và Malaysia mới chỉ đạt 160 triệu USD, thì năm 2002 đã vươn tới con số trên 1 tỷ USD. Đặc biệt, đến năm 2007, trao đổi thương mại 2 chiều đã đạt 3,68 tỷ USD, tăng 36,09% so với năm 2006.
Theo Thương vụ Việt Nam tại Malaysia, nhu cầu tiêu thụ thuỷ hải sản tại Malaysia ngày một tăng, hiện đang ở mức 45 kg/người/năm. Con số này được dự báo sẽ tăng lên mức 61 kg/người/năm vào năm 2010. Hàng năm, Malaysia nhập khẩu trên 300 ngàn tấn hải sản các loại (nhưng cũng xuất khẩu khoảng trên 30 ngàn tấn).
Vì vậy, đây là một trong những nhóm hàng chủ yếu mà các doanh nghiệp Việt Nam có thể đẩy mạnh hơn nữa kim ngạch xuất khẩu vào Malaysia trong thời gian tới. Với vị trí thứ 8 trong tổng số 63 nước xuất khẩu các sản phẩm cá vào Malaysia hiện nay, Việt Nam đã chiếm được 7,83% thị phần nhập khẩu của nước này. Riêng các mặt hàng như tôm (chiếm 6,67% thị phần), cua, mực, nhuyễn thể... của Việt Nam đang đứng hàng thứ 3 sau Trung Quốc và Thái Lan.
Kim ngạch xuất khẩu của nhóm hàng máy móc thiết bị Việt Nam đang đứng thứ 2 trong số các nước xuất khẩu vào Malaysia. Bộ Công Thương cho rằng, nhóm các mặt hàng này vẫn sẽ tăng trong những năm tới và ở mức cao, khoảng 15-20%, đặc biệt đối với các mặt hàng điện tử.
Nhóm các mặt hàng đồ gỗ xuất khẩu sang Malaysia cũng liên tục tăng trong những năm gần đây. Đồ gỗ thành phẩm và bán thành phẩm của Việt Nam đang giữ vị trí thứ 7/65 nước xuất khẩu cùng chủng loại sản phẩm vào Malaysia, chiếm 2,27% thị phần. Đồ nội thất cũng đứng thứ 7/69 nước xuất khẩu, chiếm 4,45% thị phần...
Đối với các mặt hàng nông sản thì trước đây của Việt Nam xuất khẩu sang Malaysia khoảng 10.000 - 13.000 tấn lạc nhân/năm. Tuy nhiên, một hạn chế lớn trong các lô hàng xuất khẩu là phẩm chất không đồng đều so với lạc Trung Quốc, Ấn Độ. Malaysia cũng quy định hàm lượng aflatoxin không vượt quá mức 5PPB.
Vì vậy, một lời khuyên hữu ích được các chuyên gia đưa ra là các doanh nghiệp nên đặc biệt lưu ý đến vấn đề chất lượng sản phẩm xuất khẩu, bởi người tiêu dùng Malaysia rất có ấn tượng với hương vị của lạc Việt Nam và khả năng tiêu thụ trên 10.000 tấn lạc nhân/năm hoàn toàn trong tầm tay.
Về lương thực, Malaysia mới tự túc được khoảng 70% nhu cầu (tương đương 1 triệu tấn). Mặc dù Malaysia cũng xác định sản xuất lúa gạo là một ngành kinh tế trụ cột vì Malaysia hiện có khoảng 300 ngàn nông dân sống dựa vào trồng lúa. Theo số liệu thống kê, trung bình Malaysia mua khoảng 150 - 200 ngàn tấn gạo của Việt Nam.
Nhưng những năm gần đây, lượng nhập khẩu đang có xu hướng tăng cao (năm 2003 nhập trên 600 ngàn tấn, năm 2005 trên 400 ngàn tấn) do gạo nhập khẩu từ Việt Nam ngoài phục vụ cho tiêu thụ trong nước thì Malaysia cũng xuất khẩu sang các thị trường khác như Indonesia, Fiji.
Trong số các sản phẩm rau quả xuất khẩu, hiện Việt Nam chủ yếu xuất khẩu quả thanh long vào Malaysia. Bình quân một tháng chính vụ xuất được khoảng 20 - 30 container, chiếm khoảng 0,35% thị phần. Ngoài bán trên thị trường, Malaysia còn dùng làm nguyên liệu chế biến nước quả thanh long đóng hộp. Trên thực tế, hiện Malaysia đã trồng được khoảng trên 40 ha và đang khai thác 20 ha thanh long ruột đỏ. Giá thanh long này đắt gấp 2 lần thanh long nhập khẩu từ Việt Nam và hiện vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu thị trường.
Bộ Công Thương nhận định nhóm mặt hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam cũng rất giàu tiềm năng xuất khẩu sang Malaysia bởi phụ nữ Malaysia và khách du lịch (trên 15 triệu khách/năm) rất thích các mặt hàng này. Mỗi phụ nữ Malaysia hàng năm cần 40 bộ trang phục đi kèm là ghim cài khăn, ghim cài cổ áo. Những đồ trang sức này có thể làm từ vàng bạc, đá quý, vật liệu giả đá, mạ vàng, mạ bạc...
Theo ông C.K.Ng, Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Quốc tế Malaysia, Chính phủ Malaysia đang điều chỉnh cơ cấu sản xuất công nghiệp, tập trung vào các ngành công nghệ cao, công nghệ sinh học và chủ trương di chuyển các ngành sản xuất cần nhiều lao động sang các nước có nguồn lao động rẻ, trong đó Việt Nam là một trong 2 nước Đông Nam Á được hướng đến (cùng với Campuchia) để từ đây xuất khẩu sang nước thứ 3 nhằm duy trì thị phần của các hàng hoá của Malaysia trên thị trường quốc tế.
Vì vậy, bà Nguyễn Thị Côi, nguyên Tham tán thương mại Việt Nam tại Malaysia, khẳng định trong vài năm tới, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Malaysia sẽ còn giữ ở mức cao bởi tất cả những mặt hàng Việt Nam xuất khẩu sang Malaysia đều nằm trong 10 nhóm hàng xuất khẩu chủ yếu của Malaysia. Hơn nữa, Malaysia còn có nhu cầu nhập khẩu nguyên liệu để đáp ứng sản xuất trong nước.
Đó là vấn đề được đặt ra tại hội thảo “Kinh doanh với thị trường Malaysia”, do Sở Công Thương Hà Nội phối hợp với Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Malaysia tổ chức ngày 10/10 tại Hà Nội.
Đại diện của Bộ Công Thương cho biết, trong 8 tháng đầu năm 2008, Việt Nam đã xuất khẩu sang Malaysia 1,35 tỷ USD và nhập khẩu từ Malaysia 1,884 tỷ USD. Tuy vậy, theo thống kê của Malaysia, kim ngạch buôn bán với Việt Nam chỉ chiếm tỷ trọng rất nhỏ (khoảng 0,5% thị phần) so với kim ngạch buôn bán của Malaysia với thế giới.
Mặc dù Việt Nam hiện đang đứng thứ 19 trong danh sách các nhà nhập khẩu của Malaysia (nếu tính chung cả xuất nhập khẩu, Việt Nam đứng thứ 22), trong ASEAN thì Việt Nam là bạn hàng lớn thứ 5 của Malaysia và theo thống kê của Việt Nam, thương mại giữa hai nước trong những năm gần đây tăng trung bình 20%/năm.
Nếu như năm 1992, kim ngạch xuất nhập khẩu 2 chiều giữa Việt Nam và Malaysia mới chỉ đạt 160 triệu USD, thì năm 2002 đã vươn tới con số trên 1 tỷ USD. Đặc biệt, đến năm 2007, trao đổi thương mại 2 chiều đã đạt 3,68 tỷ USD, tăng 36,09% so với năm 2006.
Theo Thương vụ Việt Nam tại Malaysia, nhu cầu tiêu thụ thuỷ hải sản tại Malaysia ngày một tăng, hiện đang ở mức 45 kg/người/năm. Con số này được dự báo sẽ tăng lên mức 61 kg/người/năm vào năm 2010. Hàng năm, Malaysia nhập khẩu trên 300 ngàn tấn hải sản các loại (nhưng cũng xuất khẩu khoảng trên 30 ngàn tấn).
Vì vậy, đây là một trong những nhóm hàng chủ yếu mà các doanh nghiệp Việt Nam có thể đẩy mạnh hơn nữa kim ngạch xuất khẩu vào Malaysia trong thời gian tới. Với vị trí thứ 8 trong tổng số 63 nước xuất khẩu các sản phẩm cá vào Malaysia hiện nay, Việt Nam đã chiếm được 7,83% thị phần nhập khẩu của nước này. Riêng các mặt hàng như tôm (chiếm 6,67% thị phần), cua, mực, nhuyễn thể... của Việt Nam đang đứng hàng thứ 3 sau Trung Quốc và Thái Lan.
Kim ngạch xuất khẩu của nhóm hàng máy móc thiết bị Việt Nam đang đứng thứ 2 trong số các nước xuất khẩu vào Malaysia. Bộ Công Thương cho rằng, nhóm các mặt hàng này vẫn sẽ tăng trong những năm tới và ở mức cao, khoảng 15-20%, đặc biệt đối với các mặt hàng điện tử.
Nhóm các mặt hàng đồ gỗ xuất khẩu sang Malaysia cũng liên tục tăng trong những năm gần đây. Đồ gỗ thành phẩm và bán thành phẩm của Việt Nam đang giữ vị trí thứ 7/65 nước xuất khẩu cùng chủng loại sản phẩm vào Malaysia, chiếm 2,27% thị phần. Đồ nội thất cũng đứng thứ 7/69 nước xuất khẩu, chiếm 4,45% thị phần...
Đối với các mặt hàng nông sản thì trước đây của Việt Nam xuất khẩu sang Malaysia khoảng 10.000 - 13.000 tấn lạc nhân/năm. Tuy nhiên, một hạn chế lớn trong các lô hàng xuất khẩu là phẩm chất không đồng đều so với lạc Trung Quốc, Ấn Độ. Malaysia cũng quy định hàm lượng aflatoxin không vượt quá mức 5PPB.
Vì vậy, một lời khuyên hữu ích được các chuyên gia đưa ra là các doanh nghiệp nên đặc biệt lưu ý đến vấn đề chất lượng sản phẩm xuất khẩu, bởi người tiêu dùng Malaysia rất có ấn tượng với hương vị của lạc Việt Nam và khả năng tiêu thụ trên 10.000 tấn lạc nhân/năm hoàn toàn trong tầm tay.
Về lương thực, Malaysia mới tự túc được khoảng 70% nhu cầu (tương đương 1 triệu tấn). Mặc dù Malaysia cũng xác định sản xuất lúa gạo là một ngành kinh tế trụ cột vì Malaysia hiện có khoảng 300 ngàn nông dân sống dựa vào trồng lúa. Theo số liệu thống kê, trung bình Malaysia mua khoảng 150 - 200 ngàn tấn gạo của Việt Nam.
Nhưng những năm gần đây, lượng nhập khẩu đang có xu hướng tăng cao (năm 2003 nhập trên 600 ngàn tấn, năm 2005 trên 400 ngàn tấn) do gạo nhập khẩu từ Việt Nam ngoài phục vụ cho tiêu thụ trong nước thì Malaysia cũng xuất khẩu sang các thị trường khác như Indonesia, Fiji.
Trong số các sản phẩm rau quả xuất khẩu, hiện Việt Nam chủ yếu xuất khẩu quả thanh long vào Malaysia. Bình quân một tháng chính vụ xuất được khoảng 20 - 30 container, chiếm khoảng 0,35% thị phần. Ngoài bán trên thị trường, Malaysia còn dùng làm nguyên liệu chế biến nước quả thanh long đóng hộp. Trên thực tế, hiện Malaysia đã trồng được khoảng trên 40 ha và đang khai thác 20 ha thanh long ruột đỏ. Giá thanh long này đắt gấp 2 lần thanh long nhập khẩu từ Việt Nam và hiện vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu thị trường.
Bộ Công Thương nhận định nhóm mặt hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam cũng rất giàu tiềm năng xuất khẩu sang Malaysia bởi phụ nữ Malaysia và khách du lịch (trên 15 triệu khách/năm) rất thích các mặt hàng này. Mỗi phụ nữ Malaysia hàng năm cần 40 bộ trang phục đi kèm là ghim cài khăn, ghim cài cổ áo. Những đồ trang sức này có thể làm từ vàng bạc, đá quý, vật liệu giả đá, mạ vàng, mạ bạc...
Theo ông C.K.Ng, Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Quốc tế Malaysia, Chính phủ Malaysia đang điều chỉnh cơ cấu sản xuất công nghiệp, tập trung vào các ngành công nghệ cao, công nghệ sinh học và chủ trương di chuyển các ngành sản xuất cần nhiều lao động sang các nước có nguồn lao động rẻ, trong đó Việt Nam là một trong 2 nước Đông Nam Á được hướng đến (cùng với Campuchia) để từ đây xuất khẩu sang nước thứ 3 nhằm duy trì thị phần của các hàng hoá của Malaysia trên thị trường quốc tế.
Vì vậy, bà Nguyễn Thị Côi, nguyên Tham tán thương mại Việt Nam tại Malaysia, khẳng định trong vài năm tới, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Malaysia sẽ còn giữ ở mức cao bởi tất cả những mặt hàng Việt Nam xuất khẩu sang Malaysia đều nằm trong 10 nhóm hàng xuất khẩu chủ yếu của Malaysia. Hơn nữa, Malaysia còn có nhu cầu nhập khẩu nguyên liệu để đáp ứng sản xuất trong nước.