11:37 10/07/2019

Thịt mát nội địa phát triển mạnh trước bão thịt nhập

Thùy Linh

Các doanh nghiệp chăn nuôi lớn đã tiến hành áp dụng các biện pháp an toàn sinh học trong chăn nuôi để bảo vệ đàn lợn giống cũng như đảm bảo nguồn thịt lợn sạch, an toàn cho người dân

Thịt mát MEATDeli tại nhà máy MNS Hà Nam.
Thịt mát MEATDeli tại nhà máy MNS Hà Nam.

Dịch tả lợn Châu Phi kéo dài hơn 5 tháng qua đã lây lan khắp 60 tỉnh thành, khiến hơn 3 triệu con lợn bị tiêu hủy, thiệt hại hơn 4.000 tỷ đồng. Nhu cầu thịt lợn sạch của người dân tăng cao hơn bao giờ hết dẫn đến trong 4 tháng đầu năm, nhập khẩu thịt lợn và các sản phẩm từ thịt lợn đạt 23,58 triệu USD, tăng gấp 6,7 lần so với cùng kỳ.

Cụ thể, giá trị thịt lợn nhập khẩu vào Việt Nam chỉ riêng trong tháng 1/2019 là 3,23 triệu USD, gần bằng với giá trị nhập khẩu thịt lợn của 4 tháng đầu năm 2018 (3,51 triệu USD). Giá trị thịt lợn nhập khẩu vào Việt Nam trong tháng 3/2019 và tháng 4/2019 lần lượt là 10 triệu USD và 9 triệu USD và nguồn nhập khẩu chủ yếu từ các nước Mỹ, Ba Lan, Canada, Pháp, Đức….

Tại cuộc họp về "Giải pháp sử dụng vắc xin, chế phẩm sinh học", Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường cho biết sau khi tham gia EVFTA và CPTPP, thịt lợn ngoại thâm nhập sâu rộng vào thị trường nội địa. Việt Nam có thể thua ngay trên sân nhà nếu không tích cực vào cuộc phòng, chống và sớm khống chế dịch tả lợn.

Hiện nay, các doanh nghiệp chăn nuôi lớn đã tiến hành áp dụng các biện pháp an toàn sinh học trong chăn nuôi để bảo vệ đàn lợn giống cũng như đảm bảo nguồn thịt lợn sạch, an toàn cho người dân. Đây cũng là phương pháp hiệu quả trong việc phòng, chống dịch tả lơn Châu Phi trong giai đoạn hiện nay.

Từ biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học

An toàn sinh học trong chăn nuôi là các biện pháp (bao gồm cả kỹ thuật và quản lý) nhằm ngăn ngừa và hạn chế sự lây nhiễm của các tác nhân sinh học xuất hiện tự nhiên hoặc do con người tạo ra gây hại đến con người, vật nuôi và hệ sinh thái.

Hiện nay, các ông lớn trong ngành chăn trên thị trường như Masan Nutri Science (MNS) đã áp dụng mô hình chăn nuôi hiện đại khép kín 3F (Feed - Farm - Food) từ trang trại đến bàn ăn để đảm bảo an toàn cho đàn lợn nuôi.

Ở mô hình 3F, quy trình sản xuất thịt được kiểm soát chặt chẽ từ nguồn thức ăn, chọn con giống, nuôi lợn theo công nghệ cao đến khâu giết mổ và chế biến.

Chữ F đầu tiên là "Feed" - đại diện cho thức ăn chăn nuôi đạt chuẩn. Lợn được nuôi bằng thức ăn theo công nghệ Bio-zeem, đáp ứng tiêu chuẩn GLOBAL GAP, không thuốc tăng trưởng hay chất tạo nạc để phát triển tự nhiên. Đây là cơ sở để đảm bảo thịt sạch ngay từ khâu đầu vào, đặc biệt là trong bối cảnh người tiêu dùng lo ngại tình trạng trộn chất tăng trọng, chất tạo nạc và nhiều loại chất cấm khác vào thức ăn chăn nuôi.

Chữ F thứ hai là Farm (trang trại). Tại Việt Nam, phần lớn nguồn cung thịt lợn đến từ các trang trại nhỏ lẻ, quy mô hộ gia đình. Đây là một trong những lý do việc quản lý chất lượng và kiểm soát dịch bệnh còn gặp nhiều khó khăn. Chìa khóa tháo gỡ phần nào khó khăn này là phát triển các trang trại lớn áp dụng kỹ thuật cao theo kịp tiêu chuẩn thế giới như trang trại kỹ thuật cao MNS đang làm tại Nghệ An.

Công nghệ nuôi khép kín theo tiêu chuẩn thế giới giúp hạn chế thấp nhất ảnh hưởng của điều kiện thời tiết lên đàn. Hệ thống truy xuất nguồn gốc thực phẩm từ trang trại đảm bảo cung cấp cho thị trường các sản phẩm thịt lợn an toàn, tuân thủ quy trình kiểm soát dịch bệnh khắt khe và an toàn sinh học.

Đến thịt mát công nghệ Châu Âu

Cả nước Việt Nam hiện nay chỉ có 387 cơ sở giết mổ tập trung và còn hơn 27.000 điểm/cơ sở giết mổ nhỏ lẻ, việc kiểm soát giết mổ gặp rất nhiều khó khăn, thách thức, gây lây lan dịch bệnh. Thế nên, để hoàn thành chữ F thứ 3 - Food, MNS đã cho khánh thành Tổ hợp chế biến thịt MEAT Hà Nam và cho ra đời sản phẩm Thịt mát MEATDeli vào cuối tháng 12/2018. Nhà máy MEAT Hà Nam được vận hành theo tiêu chuẩn BRC - tiêu chuẩn hàng đầu thế giới về an toàn thực phẩm và do chính các chuyên gia giàu kinh nghiệm của EU trực tiếp vận hành, giám sát và kiểm nghiệm.

Sau khi đến nhà máy, lợn được chăm sóc kỹ lưỡng từ 2 - 3 ngày. Lợn được cách ly và nghe nhạc thư giãn trước khi làm ngất bằng khí CO2 từ 10 - 20 giây. Mục đích của việc này là để giảm chấn thương, căng thẳng và đau đớn cho con vật. Đây là phương pháp giết mổ nhân văn nhất hiện nay và phù hợp với chuẩn mực chế biến thịt mát của các nước phát triển. Thân thịt ngay sau khi giết mổ được qua quy trình làm mát để hạ nhiệt độ tâm thịt từ 0 đến 4 độ C không quá 24 giờ.

Quá trình vận chuyển đến nhà phân phối phải được thực hiện bằng xe chuyên dụng, đảm bảo độ mát trong khoang xe luôn ở nhiệt độ 0-4 độ C; Khi đến nơi phân phối nhân viên phải kiểm tra lại nhiệt độ của sản phẩm bằng thiết bị đo chuyên dụng và giữ thịt ở hệ thống tủ mát đạt chuẩn; Quá trình bảo quản cũng luôn duy trì nhiệt độ này.

Đồng thời, với việc áp dụng hệ thống kiểm soát "3 tuyến kiểm" dịch theo hướng dẫn của bộ Nông nghiệp - Phát triển Nông thôn Việt Nam và Cục An toàn thực phẩm - Bộ Y tế, MEATDeli sẽ đảm bảo an toàn cho miếng thịt khi đến tay người sử dụng.

Với việc tuân thủ nghiêm ngặt quy trình trên, hiện nay, MEATDeli là thịt mát nội địa đầu tiên và duy nhất đạt chuẩn Châu Âu hiện nay đồng hành cùng bữa cơm ngon và an toàn cho các gia đình.

Sản phẩm hiện được bày bán tại các cửa hàng, đại lý MEATDeli và hệ thống VinMart Hà Nội.

* Thông tin chi tiết: https://meatdeli.com.vn/