Thời của tiếng Trung trên đất Mỹ
Tiếng Trung đang được sử dụng ngày càng phổ biến trong lĩnh vực kinh doanh đồ hiệu và bất động sản ở Mỹ
Người Trung Quốc đang ngày càng giàu lên, xài đồ hiệu nhiều hơn, mua nhiều tài sản nước ngoài hơn, và tiếng Trung cũng đang dần nổi lên thành ngôn ngữ kinh doanh thứ hai của thế giới.
Nhận định trên được tờ New York Times đưa ra trong một loạt ba bài báo đăng tải vào cuối tuần vừa rồi. Trong đó, một bài trên trang chủ của báo này trong ngày Chủ Nhật cho biết, các nhà bán lẻ cao cấp ở thị trường Mỹ đã bắt đầu thuê nhân viên nói tiếng Trung để tiếp đón số lượng ngày càng tăng du khách rủng rỉnh tiền bạc đến từ Trung Quốc đại lục. Đây được xem là một cách để ngành kinh doanh đồ hiệu tại Mỹ cạnh tranh hiệu quả hơn với các đối thủ châu Âu trong việc thu hút khách hàng Trung Quốc.
Theo bài báo, trung bình, mỗi du khách Trung Quốc đến Mỹ tiêu 6.000 USD trong thời gian lưu trú, so với mức 4.000 USD của du khách đến từ các quốc gia khác. Số liệu từ Bộ Thương mại Mỹ cho biết, năm ngoái, nước Mỹ đón 1,1 triệu lượt du khách Trung Quốc, mức cao kỷ lục, và con số này được dự báo sẽ tăng gần gấp đôi vào năm 2014.
Trong khi đó, xu hướng mua hàng hiệu ở nước ngoài đang ngày càng phổ biến trong tầng lớp giàu có ở Trung Quốc. Do Trung Quốc đánh thuế cao vào hàng hiệu, nên giới nhà giàu nước này thích mua sắm ở nước ngoài để tiếp cận với mức giá rẻ hơn. So với ở Trung Quốc, giá nhiều mặt hàng cao cấp ở Mỹ có thể chỉ bằng 1/3.
Ngoài việc thuê nhân viên nói tiếng Trung, các hãng bán lẻ đồ cao cấp của Mỹ như Saks Fifth Avenue, Tiffany, Bergdorf Goodman và Bloomingdale’s còn xuất bản sách giới thiệu bằng tiếng Trung để đến gần hơn với khách hàng Trung Quốc. Các cửa hiệu tại Mỹ của hãng Montblanc hiện đang có bán bút máy với biểu tượng năm Rồng và những chiếc ví vừa với kích thước đồng Nhân dân tệ, đương nhiên không thiếu nhân viên bán hàng nói tiếng Trung.
Không chỉ mua đồ hiệu, nhiều du khách Trung Quốc ra nước ngoài còn muốn lưu trú dài hơn để tìm mua nhà đất. Cũng theo báo New York Times, bởi thế, các công ty môi giới bất động sản ở vùng ngoại ô Long Island thuộc bang New York đang rất muốn tuyển nhân viên nói tiếng Trung.
Sở dĩ người Trung Quốc giàu có bị hút tới Long Island là bởi vì nơi đây có một nguồn cung dồi dào những căn nhà cao cấp dành cho hộ gia đình đơn. Sức hấp dẫn càng gia tăng khi ở đây có một hệ thống trường học cao cấp vào hàng đầu bảng của Mỹ.
Ông Shawn Elliott, một nhà môi giới bất động sản ở Long Islands cho biết, ông đã bổ sung chức năng dịch sang tiếng Trung vào website của công ty ông, đồng thời thiết lập một đường dây điện thoại riêng cho những người gọi tới bằng ngôn ngữ này. Tuần trước, ông Elliott đã tới Trung Quốc để phát biểu tại một hội thảo về nhà cao cấp ở Long Island.
Trong khi đó, những nhà môi giới bất động sản gốc Á biết nói tiếng Trung đang ngày càng ăn nên làm ra.
Một bài báo khác trên tờ New York Times cho biết, xu hướng phổ biến của tiếng Trung ở Mỹ trái ngược với xu hướng co cụm của một ngôn ngữ khác là tiếng Đức. Các giáo viên môn tiếng Đức ở Mỹ đang có nhiều nỗ lực để duy trì ngôn ngữ này ở các trường phổ thông và đại học. Theo số liệu từ Bộ Giáo dục Mỹ, hiện chỉ có 14% trường trung học ở Mỹ có giảng dạy tiếng Đức, giảm từ mức 24% vào năm 1997.
Bài báo cho rằng, sự co cụm của tiếng Đức có thể là kết quả của việc Chính phủ Trung Quốc thực hiện một chiến dịch lớn nhằm phổ biến hoạt động giảng dạy tiếng Trung ở Mỹ. “Trung Quốc theo đuổi một chính sách trợ cấp rất tích cực, với mục tiêu công khai là gắn chặt việc giảng dạy tiếng Trung vào hệ thống giáo dục của Mỹ”, bài báo viết.
Nhận định trên được tờ New York Times đưa ra trong một loạt ba bài báo đăng tải vào cuối tuần vừa rồi. Trong đó, một bài trên trang chủ của báo này trong ngày Chủ Nhật cho biết, các nhà bán lẻ cao cấp ở thị trường Mỹ đã bắt đầu thuê nhân viên nói tiếng Trung để tiếp đón số lượng ngày càng tăng du khách rủng rỉnh tiền bạc đến từ Trung Quốc đại lục. Đây được xem là một cách để ngành kinh doanh đồ hiệu tại Mỹ cạnh tranh hiệu quả hơn với các đối thủ châu Âu trong việc thu hút khách hàng Trung Quốc.
Theo bài báo, trung bình, mỗi du khách Trung Quốc đến Mỹ tiêu 6.000 USD trong thời gian lưu trú, so với mức 4.000 USD của du khách đến từ các quốc gia khác. Số liệu từ Bộ Thương mại Mỹ cho biết, năm ngoái, nước Mỹ đón 1,1 triệu lượt du khách Trung Quốc, mức cao kỷ lục, và con số này được dự báo sẽ tăng gần gấp đôi vào năm 2014.
Trong khi đó, xu hướng mua hàng hiệu ở nước ngoài đang ngày càng phổ biến trong tầng lớp giàu có ở Trung Quốc. Do Trung Quốc đánh thuế cao vào hàng hiệu, nên giới nhà giàu nước này thích mua sắm ở nước ngoài để tiếp cận với mức giá rẻ hơn. So với ở Trung Quốc, giá nhiều mặt hàng cao cấp ở Mỹ có thể chỉ bằng 1/3.
Ngoài việc thuê nhân viên nói tiếng Trung, các hãng bán lẻ đồ cao cấp của Mỹ như Saks Fifth Avenue, Tiffany, Bergdorf Goodman và Bloomingdale’s còn xuất bản sách giới thiệu bằng tiếng Trung để đến gần hơn với khách hàng Trung Quốc. Các cửa hiệu tại Mỹ của hãng Montblanc hiện đang có bán bút máy với biểu tượng năm Rồng và những chiếc ví vừa với kích thước đồng Nhân dân tệ, đương nhiên không thiếu nhân viên bán hàng nói tiếng Trung.
Không chỉ mua đồ hiệu, nhiều du khách Trung Quốc ra nước ngoài còn muốn lưu trú dài hơn để tìm mua nhà đất. Cũng theo báo New York Times, bởi thế, các công ty môi giới bất động sản ở vùng ngoại ô Long Island thuộc bang New York đang rất muốn tuyển nhân viên nói tiếng Trung.
Sở dĩ người Trung Quốc giàu có bị hút tới Long Island là bởi vì nơi đây có một nguồn cung dồi dào những căn nhà cao cấp dành cho hộ gia đình đơn. Sức hấp dẫn càng gia tăng khi ở đây có một hệ thống trường học cao cấp vào hàng đầu bảng của Mỹ.
Ông Shawn Elliott, một nhà môi giới bất động sản ở Long Islands cho biết, ông đã bổ sung chức năng dịch sang tiếng Trung vào website của công ty ông, đồng thời thiết lập một đường dây điện thoại riêng cho những người gọi tới bằng ngôn ngữ này. Tuần trước, ông Elliott đã tới Trung Quốc để phát biểu tại một hội thảo về nhà cao cấp ở Long Island.
Trong khi đó, những nhà môi giới bất động sản gốc Á biết nói tiếng Trung đang ngày càng ăn nên làm ra.
Một bài báo khác trên tờ New York Times cho biết, xu hướng phổ biến của tiếng Trung ở Mỹ trái ngược với xu hướng co cụm của một ngôn ngữ khác là tiếng Đức. Các giáo viên môn tiếng Đức ở Mỹ đang có nhiều nỗ lực để duy trì ngôn ngữ này ở các trường phổ thông và đại học. Theo số liệu từ Bộ Giáo dục Mỹ, hiện chỉ có 14% trường trung học ở Mỹ có giảng dạy tiếng Đức, giảm từ mức 24% vào năm 1997.
Bài báo cho rằng, sự co cụm của tiếng Đức có thể là kết quả của việc Chính phủ Trung Quốc thực hiện một chiến dịch lớn nhằm phổ biến hoạt động giảng dạy tiếng Trung ở Mỹ. “Trung Quốc theo đuổi một chính sách trợ cấp rất tích cực, với mục tiêu công khai là gắn chặt việc giảng dạy tiếng Trung vào hệ thống giáo dục của Mỹ”, bài báo viết.