“Thời điểm rất “nóng” của bất động sản”
Phỏng vấn ông Marc Townsend, Tổng giám đốc Công ty Tư vấn, quản lý bất động sản CBRE Việt Nam
Phỏng vấn ông Marc Townsend, Tổng giám đốc Công ty Tư vấn, quản lý bất động sản CBRE Việt Nam.
Theo ông, thị trường chứng khoán có tác động như thế nào đến thị trường bất động sản tại các thành phố lớn của Việt Nam hiện nay?
Tại Việt Nam, trong thời gian qua, thị trường chứng khoán đã có những bước phát triển vượt bậc. Sự phát triển của thị trường chứng khoán tác động lớn đến thị trường bất động sản Việt Nam, nhất là đối với việc kinh doanh căn hộ cao cấp và villa.
Những người được lợi từ sự tăng trưởng mạnh mẽ của thị trường chứng khoán là các cổ đông, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư và nhà đầu tư trong, ngoài nước... Lượng tiền lãi từ thị trường chứng khoán đa số sẽ chảy vào bất động sản. Kết quả làm cho giá bất động sản tăng lên.
Dự đoán, năm 2007, bất động sản Việt Nam sẽ sôi động nhờ dòng đầu tư này.
Ông nhận xét gì về thực trạng thị trường bất động sản của Việt Nam trong những tháng đầu năm 2007 (cung - cầu, giá cả...)?
Việc cung hạn chế và cầu mạnh sẽ đẩy giá thuê văn phòng, căn hộ và giá thuê cửa hàng bán lẻ tại Hà Nội và Tp.HCM lên cao.
Chúng tôi cho rằng tình trạng này sẽ còn tiếp diễn trong vòng 2 năm tới khi mà cùng với tăng trưởng kinh tế, tăng trưởng FDI, và việc gia nhập WTO của Việt Nam, sẽ có nhiều công ty mới thành lập tại đây và nhiều công ty đã có mặt ở Việt Nam cũng như nhiều công ty đa quốc gia muốn mở rộng mạng lưới hoạt động của mình.
Từ đó, kéo theo nhu cầu thuê văn phòng ngày càng tăng. Điều này là nhân tố kích cầu thị trường văn phòng cho thuê trong thời gian vừa qua và trong thời gian tới. Có thể nói, thị trường bất động sản Việt Nam, đặc biệt là thị trường văn phòng hạng A đã nóng vào quý I/2007 và sẽ nóng hơn trong những tháng tiếp theo của năm.
Theo ông, trong thời gian tới, mảng nào ở thị trường bất động sản (văn phòng, nhà ở hay khách sạn...) sẽ có nhu cầu cao nhất, nguyên nhân do đâu?
Việt Nam đang là tâm điểm chú ý của thế giới. Không khó để tìm những dòng viết về Việt Nam trên những trang báo và tạp chí ở Hồng Kông, Tokyo hoặc New York.
Việt Nam bây giờ không chỉ được coi là nơi có ưu thế về giá cả trong đầu tư sản xuất cũng như xây dựng các nhà máy mà còn là nơi đem lại nhiều cơ hội lớn hơn cho các nhà đầu tư nước ngoài. Việt Nam hiện đang thu hút rất nhiều nhà đầu tư, các nhà sản xuất và khách du lịch trên toàn thế giới.
Điều này khiến cho hiệu suất sử dụng khách sạn tăng cao, và hoạt động kinh doanh nhà hàng, dịch vụ, quán bar ngày càng phát triển hơn.
Thị trường nhà ở cũng phát triển mạnh. Sự phát triển mạnh mẽ của thị trường chứng khoán cũng là một trong những yếu tố tác động đến sự tăng trưởng này. Trong thời gian qua, một bộ phận dân cư giàu lên nhanh chóng từ việc đầu tư vào thị trường chứng khoán. Họ đã dành một phần lợi nhuận thu được từ hoạt động đầu tư đó để mua căn hộ hoặc biệt thự, dẫn đến lượng căn hộ và biệt thự bán, cho thuê tăng vọt trong thời gian qua.
Với việc Việt Nam gia nhập WTO, dự kiến trong tương lai sẽ có nhiều tập đoàn bán lẻ thâm nhập vào thị trường Việt Nam. Điều này sẽ kích thích và làm tăng nhu cầu về diện tích thuê trong các khu trung tâm thương mại và bán lẻ.
Các nhà đầu tư bất động sản nước ngoài có nhận định gì về thị trường bất động sản của Việt Nam? Họ có gặp phải khó khăn gì khi thực hiện đầu tư vào lĩnh vực này ở Việt Nam không, thưa ông?
Các nhà đầu tư nước ngoài thường so sánh việc đầu tư vào Việt Nam với đầu tư vào các thị trường phát triển hơn ở Trung Quốc như Bắc Kinh hay Thượng Hải.
Họ băn khoăn về những vấn đề như giá cả, đất đai, công tác giải phóng mặt bằng, thời hạn hợp đồng thuê đất... Hiện vẫn còn nhiều vấn đề tồn tại cần phải giải quyết liên quan đến việc xin giấy phép đầu tư. Song các nhà đầu tư nước ngoài đều nhận định rằng Việt Nam đang có những nỗ lực trong việc cải thiện các vấn đề trên.
Theo tôi, khó khăn của nhà đầu tư nước ngoài khi quyết định thâm nhập thị trường bất động sản Việt Nam hiện nay còn là việc làm sao tìm được vị trí tốt với mức giá hợp lý. Thực tế, đã có nhiều khu đất có vị trí rất tốt được đưa ra gọi vốn đầu tư, nhưng do giá đất cao hoặc chính quyền địa phương hạn chế về mật độ xây dựng, nên nhà đầu tư nước ngoài cảm thấy mạo hiểm khi đầu tư.
Nhiều người nhận định rằng thời điểm này là cơ hội “vàng” để đầu tư vào bất động sản tại các đô thị lớn của Việt Nam. Ý kiến của ông như thế nào?
Vâng. Đây là thời điểm rất “nóng” của thị trường bất động sản Việt Nam. Tôi đồng ý thời gian cũng quan trọng như lựa chọn địa điểm khi đưa ra một quyết định đầu tư đối với lĩnh vực này.
Theo ông, thị trường chứng khoán có tác động như thế nào đến thị trường bất động sản tại các thành phố lớn của Việt Nam hiện nay?
Tại Việt Nam, trong thời gian qua, thị trường chứng khoán đã có những bước phát triển vượt bậc. Sự phát triển của thị trường chứng khoán tác động lớn đến thị trường bất động sản Việt Nam, nhất là đối với việc kinh doanh căn hộ cao cấp và villa.
Những người được lợi từ sự tăng trưởng mạnh mẽ của thị trường chứng khoán là các cổ đông, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư và nhà đầu tư trong, ngoài nước... Lượng tiền lãi từ thị trường chứng khoán đa số sẽ chảy vào bất động sản. Kết quả làm cho giá bất động sản tăng lên.
Dự đoán, năm 2007, bất động sản Việt Nam sẽ sôi động nhờ dòng đầu tư này.
Ông nhận xét gì về thực trạng thị trường bất động sản của Việt Nam trong những tháng đầu năm 2007 (cung - cầu, giá cả...)?
Việc cung hạn chế và cầu mạnh sẽ đẩy giá thuê văn phòng, căn hộ và giá thuê cửa hàng bán lẻ tại Hà Nội và Tp.HCM lên cao.
Chúng tôi cho rằng tình trạng này sẽ còn tiếp diễn trong vòng 2 năm tới khi mà cùng với tăng trưởng kinh tế, tăng trưởng FDI, và việc gia nhập WTO của Việt Nam, sẽ có nhiều công ty mới thành lập tại đây và nhiều công ty đã có mặt ở Việt Nam cũng như nhiều công ty đa quốc gia muốn mở rộng mạng lưới hoạt động của mình.
Từ đó, kéo theo nhu cầu thuê văn phòng ngày càng tăng. Điều này là nhân tố kích cầu thị trường văn phòng cho thuê trong thời gian vừa qua và trong thời gian tới. Có thể nói, thị trường bất động sản Việt Nam, đặc biệt là thị trường văn phòng hạng A đã nóng vào quý I/2007 và sẽ nóng hơn trong những tháng tiếp theo của năm.
Theo ông, trong thời gian tới, mảng nào ở thị trường bất động sản (văn phòng, nhà ở hay khách sạn...) sẽ có nhu cầu cao nhất, nguyên nhân do đâu?
Việt Nam đang là tâm điểm chú ý của thế giới. Không khó để tìm những dòng viết về Việt Nam trên những trang báo và tạp chí ở Hồng Kông, Tokyo hoặc New York.
Việt Nam bây giờ không chỉ được coi là nơi có ưu thế về giá cả trong đầu tư sản xuất cũng như xây dựng các nhà máy mà còn là nơi đem lại nhiều cơ hội lớn hơn cho các nhà đầu tư nước ngoài. Việt Nam hiện đang thu hút rất nhiều nhà đầu tư, các nhà sản xuất và khách du lịch trên toàn thế giới.
Điều này khiến cho hiệu suất sử dụng khách sạn tăng cao, và hoạt động kinh doanh nhà hàng, dịch vụ, quán bar ngày càng phát triển hơn.
Thị trường nhà ở cũng phát triển mạnh. Sự phát triển mạnh mẽ của thị trường chứng khoán cũng là một trong những yếu tố tác động đến sự tăng trưởng này. Trong thời gian qua, một bộ phận dân cư giàu lên nhanh chóng từ việc đầu tư vào thị trường chứng khoán. Họ đã dành một phần lợi nhuận thu được từ hoạt động đầu tư đó để mua căn hộ hoặc biệt thự, dẫn đến lượng căn hộ và biệt thự bán, cho thuê tăng vọt trong thời gian qua.
Với việc Việt Nam gia nhập WTO, dự kiến trong tương lai sẽ có nhiều tập đoàn bán lẻ thâm nhập vào thị trường Việt Nam. Điều này sẽ kích thích và làm tăng nhu cầu về diện tích thuê trong các khu trung tâm thương mại và bán lẻ.
Các nhà đầu tư bất động sản nước ngoài có nhận định gì về thị trường bất động sản của Việt Nam? Họ có gặp phải khó khăn gì khi thực hiện đầu tư vào lĩnh vực này ở Việt Nam không, thưa ông?
Các nhà đầu tư nước ngoài thường so sánh việc đầu tư vào Việt Nam với đầu tư vào các thị trường phát triển hơn ở Trung Quốc như Bắc Kinh hay Thượng Hải.
Họ băn khoăn về những vấn đề như giá cả, đất đai, công tác giải phóng mặt bằng, thời hạn hợp đồng thuê đất... Hiện vẫn còn nhiều vấn đề tồn tại cần phải giải quyết liên quan đến việc xin giấy phép đầu tư. Song các nhà đầu tư nước ngoài đều nhận định rằng Việt Nam đang có những nỗ lực trong việc cải thiện các vấn đề trên.
Theo tôi, khó khăn của nhà đầu tư nước ngoài khi quyết định thâm nhập thị trường bất động sản Việt Nam hiện nay còn là việc làm sao tìm được vị trí tốt với mức giá hợp lý. Thực tế, đã có nhiều khu đất có vị trí rất tốt được đưa ra gọi vốn đầu tư, nhưng do giá đất cao hoặc chính quyền địa phương hạn chế về mật độ xây dựng, nên nhà đầu tư nước ngoài cảm thấy mạo hiểm khi đầu tư.
Nhiều người nhận định rằng thời điểm này là cơ hội “vàng” để đầu tư vào bất động sản tại các đô thị lớn của Việt Nam. Ý kiến của ông như thế nào?
Vâng. Đây là thời điểm rất “nóng” của thị trường bất động sản Việt Nam. Tôi đồng ý thời gian cũng quan trọng như lựa chọn địa điểm khi đưa ra một quyết định đầu tư đối với lĩnh vực này.