Thống đốc: Xử lý dứt điểm ngân hàng yếu trong năm 2012
Khoảng 80% thị phần ngân hàng sẽ nằm trong tay 12-15 ngân hàng lớn, thông điệp từ Thống đốc Ngân hàng Nhà nước
Khoảng 80% thị phần ngân hàng sẽ nằm trong tay 12-15 ngân hàng lớn, thông điệp từ Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình trong phần phát biểu sáng nay (16/12), tại buổi tọa đàm “Cơ cấu lại nền kinh tế” do báo Nhân Dân tổ chức.
Không để bất kể tổ chức tín dụng nào đổ vỡ
Đề cập đến chương trình tái cơ cấu hệ thống ngân hàng thương mại, dự kiến sẽ kéo dài từ nay đến năm 2020, Thống đốc Bình đưa ra một lộ trình cơ bản cho giai đoạn 5 năm tới, với một số định hướng khá cụ thể.
Với các công việc “phải làm ngay”, Thống đốc cho biết, qua một thời gian hoạt động, đã có những tổ chức tín dụng thể hiện sự yếu kém và đã đến lúc không thể sống được nữa.
“Không sống được thì phải có biện pháp xử lý ngay, vì để lâu chỉ làm ô nhiễm môi trường, làm cho nền kinh tế chúng ta lúc nào cũng ở trong môi trường không lành mạnh”, ông Bình - người vừa được bạn đọc báo điện tử VnExpress bình chọn là “nhân vật của năm” - nói.
Còn về dài hạn, trên cơ sở những ngân hàng có thể tồn tại sẽ có giải pháp để hỗ trợ các ngân hàng này có thể phát triển ổn định, bền vững, và mạnh mẽ hơn.
Một nội dụng quan trọng được Thống đốc đề cập trong quá trình sắp xếp này là vai trò của việc thực thi các quy định về tỷ lệ an toàn, các quy chế của Ngân hàng Nhà nước ban hành trong thời gian tới...
Ngay trong năm 2012, Thống đốc cho biết sẽ dứt điểm việc xử lý tất cả ngân hàng yếu kém, nhưng theo phương châm chung là không để bất kể tổ chức tín dụng nào đổ vỡ và đảm bảo quyền lợi của người dân.
Sang năm 2013 thì tiếp tục quá trình hợp nhất, sáp nhập các ngân hàng nhưng không phải là tiếp tục xử lý tổ chức tín dụng yếu kém, mà là các ngân hàng tự nguyện sáp nhập lại với nhau để tăng quy mô, tăng khả năng tồn tại và tăng khả năng cạnh tranh giai đoạn sắp tới.
Riêng giai đoạn 2014-2015, Thống đốc khẳng định mục tiêu sẽ hình thành ít nhất 1-2 ngân hàng tầm cỡ khu vực.
“Trong khu vực, ngân hàng gọi là có tiếng trung bình có tổng tài sản khoảng 50 tỷ USD. Còn ngân hàng lớn nhất Việt Nam là Agribank có tổng tài sản khoảng 25 tỷ USD, tức là ta có khoảng một nửa của cái trung bình của khu vực thôi”, ông Bình nói.
80% thị phần trong tay 12-15 ngân hàng lớn
Đề cập đến vấn đề còn nhiều tranh cãi lâu nay, rằng hệ thống tín dụng Việt Nam nên còn bao nhiêu ngân hàng, Thống đốc cho là không thể trả lời được. Bởi theo ông, vấn đề không nằm ở chỗ bao nhiêu.
“Nhưng tiến tới là khoảng 80% thị phần sẽ thuộc về 12-15 ngân hàng. Vẫn tồn tại ngân hàng quy mô vừa và nhỏ, nhưng sẽ được hoạt động theo quy chế riêng, phân khúc riêng và có những đặc thù riêng”, ông nói.
Theo người đứng đầu Ngân hàng Nhà nước, bên cạnh các ngân hàng thương mại, sẽ hình thành một hệ thống tổ chức tài chính vi mô nhỏ. “Làm sao đó để tăng được khả năng tiếp cận của người dân đối với dịch vụ ngân hàng”, Thống đốc chốt lại mục tiêu của việc sắp xếp lại hệ thống tín dụng.
Để thực hiện, Thống đốc lưu ý thêm, cách làm là sẽ sử dụng nội lực là chính, “lá lành đùm lá rách”, ngân hàng khỏe phải cứu ngân hàng yếu, nhà nước cõng tư nhân, và cũng có tư nhân gồng gánh lẫn nhau.
Về cái khó trong liên kết ngân hàng, hay nói cách khác là làm sao để các nhà băng khỏe “tự nguyện” cõng nhà băng yếu, Thống đốc khẳng định sẽ tìm ra cơ chế.
“Tôi nói ví dụ trong 5 năm tới tăng trưởng tín dụng của hệ thống ngân hàng chỉ cỡ khoảng 10-15% như năm vừa qua, thế thì các ngân hàng bao giờ mới gấp đôi được? Ông bỏ tiền ra gánh vác tổn thất của họ, nhưng đổi lại ông có thêm chi nhánh, có mạng lưới để hoạt động, tăng thêm được quy mô, thêm khả năng cạnh tranh”, Thống đốc nói.
Không để bất kể tổ chức tín dụng nào đổ vỡ
Đề cập đến chương trình tái cơ cấu hệ thống ngân hàng thương mại, dự kiến sẽ kéo dài từ nay đến năm 2020, Thống đốc Bình đưa ra một lộ trình cơ bản cho giai đoạn 5 năm tới, với một số định hướng khá cụ thể.
Với các công việc “phải làm ngay”, Thống đốc cho biết, qua một thời gian hoạt động, đã có những tổ chức tín dụng thể hiện sự yếu kém và đã đến lúc không thể sống được nữa.
“Không sống được thì phải có biện pháp xử lý ngay, vì để lâu chỉ làm ô nhiễm môi trường, làm cho nền kinh tế chúng ta lúc nào cũng ở trong môi trường không lành mạnh”, ông Bình - người vừa được bạn đọc báo điện tử VnExpress bình chọn là “nhân vật của năm” - nói.
Còn về dài hạn, trên cơ sở những ngân hàng có thể tồn tại sẽ có giải pháp để hỗ trợ các ngân hàng này có thể phát triển ổn định, bền vững, và mạnh mẽ hơn.
Một nội dụng quan trọng được Thống đốc đề cập trong quá trình sắp xếp này là vai trò của việc thực thi các quy định về tỷ lệ an toàn, các quy chế của Ngân hàng Nhà nước ban hành trong thời gian tới...
Ngay trong năm 2012, Thống đốc cho biết sẽ dứt điểm việc xử lý tất cả ngân hàng yếu kém, nhưng theo phương châm chung là không để bất kể tổ chức tín dụng nào đổ vỡ và đảm bảo quyền lợi của người dân.
Sang năm 2013 thì tiếp tục quá trình hợp nhất, sáp nhập các ngân hàng nhưng không phải là tiếp tục xử lý tổ chức tín dụng yếu kém, mà là các ngân hàng tự nguyện sáp nhập lại với nhau để tăng quy mô, tăng khả năng tồn tại và tăng khả năng cạnh tranh giai đoạn sắp tới.
Riêng giai đoạn 2014-2015, Thống đốc khẳng định mục tiêu sẽ hình thành ít nhất 1-2 ngân hàng tầm cỡ khu vực.
“Trong khu vực, ngân hàng gọi là có tiếng trung bình có tổng tài sản khoảng 50 tỷ USD. Còn ngân hàng lớn nhất Việt Nam là Agribank có tổng tài sản khoảng 25 tỷ USD, tức là ta có khoảng một nửa của cái trung bình của khu vực thôi”, ông Bình nói.
80% thị phần trong tay 12-15 ngân hàng lớn
Đề cập đến vấn đề còn nhiều tranh cãi lâu nay, rằng hệ thống tín dụng Việt Nam nên còn bao nhiêu ngân hàng, Thống đốc cho là không thể trả lời được. Bởi theo ông, vấn đề không nằm ở chỗ bao nhiêu.
“Nhưng tiến tới là khoảng 80% thị phần sẽ thuộc về 12-15 ngân hàng. Vẫn tồn tại ngân hàng quy mô vừa và nhỏ, nhưng sẽ được hoạt động theo quy chế riêng, phân khúc riêng và có những đặc thù riêng”, ông nói.
Theo người đứng đầu Ngân hàng Nhà nước, bên cạnh các ngân hàng thương mại, sẽ hình thành một hệ thống tổ chức tài chính vi mô nhỏ. “Làm sao đó để tăng được khả năng tiếp cận của người dân đối với dịch vụ ngân hàng”, Thống đốc chốt lại mục tiêu của việc sắp xếp lại hệ thống tín dụng.
Để thực hiện, Thống đốc lưu ý thêm, cách làm là sẽ sử dụng nội lực là chính, “lá lành đùm lá rách”, ngân hàng khỏe phải cứu ngân hàng yếu, nhà nước cõng tư nhân, và cũng có tư nhân gồng gánh lẫn nhau.
Về cái khó trong liên kết ngân hàng, hay nói cách khác là làm sao để các nhà băng khỏe “tự nguyện” cõng nhà băng yếu, Thống đốc khẳng định sẽ tìm ra cơ chế.
“Tôi nói ví dụ trong 5 năm tới tăng trưởng tín dụng của hệ thống ngân hàng chỉ cỡ khoảng 10-15% như năm vừa qua, thế thì các ngân hàng bao giờ mới gấp đôi được? Ông bỏ tiền ra gánh vác tổn thất của họ, nhưng đổi lại ông có thêm chi nhánh, có mạng lưới để hoạt động, tăng thêm được quy mô, thêm khả năng cạnh tranh”, Thống đốc nói.