“Thủ lĩnh tối cao IS đã bị tiêu diệt”
Thông tin trên được đưa ra chỉ vài ngày sau khi quân đội Iraq giải phóng hoàn toàn Mosul, một thành lũy chính của IS
Tổ chức Quan sát nhân quyền Syria (Syrian Observatory for Human Rights) ngày 11/7 tiết lộ với hãng tin Reuters về việc đã có “thông tin được xác nhận” rằng thủ lĩnh tối cao của mạng lưới khủng bố tự xưng Nhà nước Hồi giáo (IS), tên Abu Bakr al-Baghdadi, đã bị tiêu diệt.
Thông tin trên được đưa ra chỉ vài ngày sau khi quân đội Iraq giải phóng hoàn toàn Mosul, thành phố thuộc miền Bắc nước này nơi Baghdadi tuyên bố thành lập nhà nước tự xưng cách đây đúng 3 năm. Cùng với thành phố Raqqa của Syria, Mosul là thành lũy chính của tổ chức khủng bố khét tiếng.
Hồi tháng 6, Bộ Quốc phòng Nga nói lực lượng của Nga có thể đã tiêu diệt Baghdadi trong một cuộc không kích nhằm vào một cuộc họp của các chỉ huy IS tại một khu vực ngoại ô Raqqa. Tuy nhiên, Mỹ vẫn chưa thể xác nhận về cái chết của trùm khủng bố này, trong khi giới chức phương Tây và Iraq tiếp tục tỏ ra hoài nghi.
Reuters cho biết hãng tin này chưa thể kiểm chứng độc lập xem đúng là Baghdadi đã bị tiêu diệt hay chưa.
“Chúng tôi đã có thông tin được xác nhận [về cái chết của Baghdadi] từ một nhân vật cấp cao IS là người Syria ở vùng Deir al-Zor thuộc phía Đông nước này”, ông Rami Abdulrahman, Giám đốc của Tổ chức Quan sát nhân quyền Syria có trụ sở tại Anh, tiết lộ.
Tại Iraq, đại tá Mỹ Ryan Dillon, phát ngôn viên của liên minh chống IS do Mỹ dẫn đầu, nói ông chưa thể xác nhận thông tin trên.
Ông Abdulrahman nói các nhà hoạt động nhân quyền cùng làm việc với ông ở Deir al-Zor được các nguồn tin IS tiết lộ rằng Baghdadi đã chết, nhưng không rõ hắn đã chết ở đâu và như thế nào. Các nguồn tin cũng nói trùm khủng bố này đã có mặt ở Deir al-Zor trong suốt 3 tháng qua.
Lầu Năm Góc nói chưa thể kiểm chứng thông tin. Các quan chức người Kurd và Iraq cũng chưa thể xác nhận cái chết của Baghdadi.
Trước đây, Baghdadi từng nhiều lần bị cho là đã chết. Tuy nhiên, Tổ chức Quan sát nhân quyền Syria có một lịch sử cung cấp những thông tin đáng tin cậy về cuộc nội chiến ở Syria. Hiện các trang tin của IS chưa đề cập gì đến số phận của thủ lĩnh tối cao.
Nếu Baghdadi thực sự đã bị tiêu diệt, đây sẽ là một trong những đòn mạnh nhất giáng vào IS, ngay giữa lúc tổ chức khủng bố này bị thu hẹp lãnh thổ ở cả Syria và Iraq.
Mỹ đã treo thưởng 25 triệu USD cho người cung cấp thông tin giúp bắt được Baghdadi, bằng với số tiền treo thưởng cho việc bắt trùm khủng bố al Qaeda, tên Osama bin Laden, và người kế nhiệm hắn là tên Ayman al-Zawahri. Hiện chưa rõ đã có ai được nhận số tiền thưởng này hay chưa.
Kể từ khi liên minh do Mỹ dẫn đầu tiến hành các cuộc không kích nhằm vào IS ở Iraq và Syria, một loạt thủ lĩnh của tổ chức này đã bị tiêu diệt, bao gồm nhân vật số 2 Abu Ali al-Anbari; “bộ trưởng chiến tranh” Abu Omar al-Shishani - một cố vấn quân sự thân cận của Baghdadi; và Abu Mohammad al-Adnani, một trong những thủ lĩnh cấp cao lâu năm nhất của IS.
Baghdadi sinh năm 1971 ở Tobchi, một vùng nghèo ở phía Bắc thủ đô Baghdad của Iraq, với tên khai sinh là Ibrahim Awad al-Samarrai. Một số thành viên trong gia đình hắn là những người giảng đạo ở ngôi trường siêu bảo thủ Salafi của đạo Hồi dòng Sunni. Người Hồi giáo dòng Sunni xem các nhánh khác của đạo Hồi là dị giáo và các tôn giáo khác là đáng bị nguyền rủa.
Baghdadi gia nhập phong trào nổi dậy của chiến binh Hồi giáo Salafi vào năm 2003, năm mà Mỹ bắt đầu cuộc chiến tranh ở Iraq, và bị quân Mỹ bắt giữ. Một năm sau, Mỹ thả Baghdadi vì cho rằng tên này chỉ là một phần tử kích động quần chúng thay vì một mối nguy quân sự.
Ngày 4/7/2014, Baghdadi đã thu hút sự chú ý của toàn thế giới khi xuất hiện tại nhà thờ Hồi giáo al-Nuri ở Mosul và tuyên bố thành lập cái gọi là “Nhà nước Hồi giáo”.
Ở đỉnh cao quyền lực cách đây hai năm, IS cai trị hàng triệu người ở các vùng lãnh thổ trải rộng từ miền Bắc của Syria cho tới ngoại ô Baghdad. Tổ chức khủng bố này đã nhận trách nhiệm hoặc kích động các cuộc tấn công đẫm máu ở hàng loạt thành phố và quốc gia, gồm Paris, Nice, Orlando, Manchester, London, Berlin, Thổ Nhĩ Kỳ, Iran, Saudi Arabia, và Ai Cập.
Tại Iraq, IS đã tổ chức hàng chục cuộc tấn công nhằm vào các khu vực của người Hồi giáo dòng Shi’ite. Vào tháng 7/2016, một vụ tấn công bằng bom từ xe tải đã khiến 324 người thiệt mạng tại một khu vực đông đúc ở Baghdad, đánh dấu vụ tấn công đẫm máu nhất ở Iraq kể từ khi Mỹ tiến hành chiến tranh ở nước này vào năm 2003.
Việc IS thất thủ ở Mosul và “thủ đô” Raqqa của chúng bị vây hãm bởi lực lượng do người Kurd dẫn đầu và được Mỹ hậu thuẫn được cho đã khiến Baghdadi phải lần trốn ở vùng sa mạc nằm ở biên giới giữa Iraq và Syria.
Thông tin trên được đưa ra chỉ vài ngày sau khi quân đội Iraq giải phóng hoàn toàn Mosul, thành phố thuộc miền Bắc nước này nơi Baghdadi tuyên bố thành lập nhà nước tự xưng cách đây đúng 3 năm. Cùng với thành phố Raqqa của Syria, Mosul là thành lũy chính của tổ chức khủng bố khét tiếng.
Hồi tháng 6, Bộ Quốc phòng Nga nói lực lượng của Nga có thể đã tiêu diệt Baghdadi trong một cuộc không kích nhằm vào một cuộc họp của các chỉ huy IS tại một khu vực ngoại ô Raqqa. Tuy nhiên, Mỹ vẫn chưa thể xác nhận về cái chết của trùm khủng bố này, trong khi giới chức phương Tây và Iraq tiếp tục tỏ ra hoài nghi.
Reuters cho biết hãng tin này chưa thể kiểm chứng độc lập xem đúng là Baghdadi đã bị tiêu diệt hay chưa.
“Chúng tôi đã có thông tin được xác nhận [về cái chết của Baghdadi] từ một nhân vật cấp cao IS là người Syria ở vùng Deir al-Zor thuộc phía Đông nước này”, ông Rami Abdulrahman, Giám đốc của Tổ chức Quan sát nhân quyền Syria có trụ sở tại Anh, tiết lộ.
Tại Iraq, đại tá Mỹ Ryan Dillon, phát ngôn viên của liên minh chống IS do Mỹ dẫn đầu, nói ông chưa thể xác nhận thông tin trên.
Ông Abdulrahman nói các nhà hoạt động nhân quyền cùng làm việc với ông ở Deir al-Zor được các nguồn tin IS tiết lộ rằng Baghdadi đã chết, nhưng không rõ hắn đã chết ở đâu và như thế nào. Các nguồn tin cũng nói trùm khủng bố này đã có mặt ở Deir al-Zor trong suốt 3 tháng qua.
Lầu Năm Góc nói chưa thể kiểm chứng thông tin. Các quan chức người Kurd và Iraq cũng chưa thể xác nhận cái chết của Baghdadi.
Trước đây, Baghdadi từng nhiều lần bị cho là đã chết. Tuy nhiên, Tổ chức Quan sát nhân quyền Syria có một lịch sử cung cấp những thông tin đáng tin cậy về cuộc nội chiến ở Syria. Hiện các trang tin của IS chưa đề cập gì đến số phận của thủ lĩnh tối cao.
Nếu Baghdadi thực sự đã bị tiêu diệt, đây sẽ là một trong những đòn mạnh nhất giáng vào IS, ngay giữa lúc tổ chức khủng bố này bị thu hẹp lãnh thổ ở cả Syria và Iraq.
Mỹ đã treo thưởng 25 triệu USD cho người cung cấp thông tin giúp bắt được Baghdadi, bằng với số tiền treo thưởng cho việc bắt trùm khủng bố al Qaeda, tên Osama bin Laden, và người kế nhiệm hắn là tên Ayman al-Zawahri. Hiện chưa rõ đã có ai được nhận số tiền thưởng này hay chưa.
Kể từ khi liên minh do Mỹ dẫn đầu tiến hành các cuộc không kích nhằm vào IS ở Iraq và Syria, một loạt thủ lĩnh của tổ chức này đã bị tiêu diệt, bao gồm nhân vật số 2 Abu Ali al-Anbari; “bộ trưởng chiến tranh” Abu Omar al-Shishani - một cố vấn quân sự thân cận của Baghdadi; và Abu Mohammad al-Adnani, một trong những thủ lĩnh cấp cao lâu năm nhất của IS.
Baghdadi sinh năm 1971 ở Tobchi, một vùng nghèo ở phía Bắc thủ đô Baghdad của Iraq, với tên khai sinh là Ibrahim Awad al-Samarrai. Một số thành viên trong gia đình hắn là những người giảng đạo ở ngôi trường siêu bảo thủ Salafi của đạo Hồi dòng Sunni. Người Hồi giáo dòng Sunni xem các nhánh khác của đạo Hồi là dị giáo và các tôn giáo khác là đáng bị nguyền rủa.
Baghdadi gia nhập phong trào nổi dậy của chiến binh Hồi giáo Salafi vào năm 2003, năm mà Mỹ bắt đầu cuộc chiến tranh ở Iraq, và bị quân Mỹ bắt giữ. Một năm sau, Mỹ thả Baghdadi vì cho rằng tên này chỉ là một phần tử kích động quần chúng thay vì một mối nguy quân sự.
Ngày 4/7/2014, Baghdadi đã thu hút sự chú ý của toàn thế giới khi xuất hiện tại nhà thờ Hồi giáo al-Nuri ở Mosul và tuyên bố thành lập cái gọi là “Nhà nước Hồi giáo”.
Ở đỉnh cao quyền lực cách đây hai năm, IS cai trị hàng triệu người ở các vùng lãnh thổ trải rộng từ miền Bắc của Syria cho tới ngoại ô Baghdad. Tổ chức khủng bố này đã nhận trách nhiệm hoặc kích động các cuộc tấn công đẫm máu ở hàng loạt thành phố và quốc gia, gồm Paris, Nice, Orlando, Manchester, London, Berlin, Thổ Nhĩ Kỳ, Iran, Saudi Arabia, và Ai Cập.
Tại Iraq, IS đã tổ chức hàng chục cuộc tấn công nhằm vào các khu vực của người Hồi giáo dòng Shi’ite. Vào tháng 7/2016, một vụ tấn công bằng bom từ xe tải đã khiến 324 người thiệt mạng tại một khu vực đông đúc ở Baghdad, đánh dấu vụ tấn công đẫm máu nhất ở Iraq kể từ khi Mỹ tiến hành chiến tranh ở nước này vào năm 2003.
Việc IS thất thủ ở Mosul và “thủ đô” Raqqa của chúng bị vây hãm bởi lực lượng do người Kurd dẫn đầu và được Mỹ hậu thuẫn được cho đã khiến Baghdadi phải lần trốn ở vùng sa mạc nằm ở biên giới giữa Iraq và Syria.