Thứ trưởng kêu gọi tẩy chay thông tin xấu trên mạng
Sẽ dùng các biện pháp kỹ thuật truy tìm những đối tượng phát tán thông tin giả mạo, sai sự thật
“Cứ vào dịp trước, trong và sau khi diễn ra các sự kiện lớn của đất nước như Đại hội Đảng, nhiều đối tượng chống phá lại tung ra đủ loại thông tin xuyên tạc, sai sự thật, thông tin bôi nhọ lãnh đạo Đảng, Nhà nước nhằm gây rối, làm nhiễu loạn thông tin, bôi xấu nhân sự, phá hoại sự thành công của Đại hội”.
Đưa ra thông tin trên trong cuộc trả lời phỏng vấn báo giới, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Trương Minh Tuấn cũng cho biết thời gian gần đây, trên mạng Internet liên tục xuất hiện nhiều thông tin bịa đặt về tình hình nội bộ, nói xấu lãnh đạo Đảng, Nhà nước, đồng thời khẳng định, Bộ Thông tin và Truyền thông đã và đang phối hợp chặt chẽ cùng Bộ Công an và các bộ, ngành trong công tác đảm bảo an ninh thông tin.
Theo ông Tuấn, với trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thông tin, để góp phần cùng các lực lượng khác bảo vệ thành công Đại hội toàn quốc lần thứ 12 của Đảng, Bộ đã chỉ đạo và giao nhiệm vụ cho Cục An toàn thông tin và tất cả các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông, Internet (các nhà mạng) có biện pháp kỹ thuật xử lý tình trạng này.
Cụ thể, Bộ đã chỉ đạo Cục An toàn thông tin và các nhà mạng phối hợp chặt chẽ với cơ quan chức năng Bộ Công an dùng các biện pháp kỹ thuật nghiệp vụ truy tìm những đối tượng lợi dụng mạng Internet để phát tán thông tin giả mạo, bịa đặt, sai sự thật để xử lý theo quy định tại điểm e, khoản 1, điều 5 của Nghị định 72/2013/NĐ-CP.
Bộ cũng yêu cầu các nhà mạng kịp thời có biện pháp kỹ thuật xử lý các nguồn phát tán thông tin sai phạm. Các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông di động phải chủ động rà soát, có phương án xử lý đối với hành vi lợi dụng hệ thống thông tin di động (tin nhắn, dịch vụ 3G) để phát tán thông tin chống phá Đảng, Nhà nước.
“Trong bối cảnh bùng nổ thông tin trên Internet hiện nay, mỗi người dân phải hết sức tỉnh táo, bình tĩnh xem xét để không mắc phải âm mưu của các thế lực thù địch và phần tử xấu”, ông Tuấn nói.
Theo Thứ trưởng Trương Minh Tuấn, mạng xã hội là của nước ngoài, nhưng người sử dụng là người Việt Nam. Chính sách của các mạng xã hội nước ngoài có một số điểm khác biệt với luật pháp Việt Nam và không chịu sự điều chỉnh của luật pháp Việt Nam, nhưng công dân Việt Nam thì phải chịu sự điều chỉnh của pháp luật Việt Nam.
Ngoài ra, việc lợi dụng mạng xã hội, lợi dụng Internet để giả mạo, xuyên tạc, bôi nhọ uy tín danh dự của người khác là hành vi phạm pháp dù ở bất cứ quốc gia nào. Về mặt đạo đức thì cũng không một xã hội nào chấp nhận hành vi đó.
Theo Thứ trưởng Tuấn, Bộ Thông tin và Truyền thông đã và đang tích cực hoàn thiện hành lang pháp lý như Luật An toàn thông tin mạng và các văn bản hướng dẫn thi hành; các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn Nghị định số 72/2013/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng. Tuy nhiên, đây là lĩnh vực mới, để pháp luật thực sự đi vào cuộc sống thì cần có thời gian.
“Trước mắt, chúng tôi kêu gọi cộng đồng tẩy chay những loại thông tin như vậy. Đề nghị các cơ quan báo chí và mạng xã hội Việt Nam mạnh mẽ lên tiếng phản bác những thông tin xuyên tạc, sai sự thật”, ông Tuấn nói.
“Chúng tôi cũng hoan nghênh một số tờ báo vừa qua đã lên tiếng về việc một số trang mạng phát tán đơn thư tố cáo giả mạo cán bộ Văn phòng Chính phủ theo phát ngôn của Văn phòng Chính phủ”.
Thứ trưởng Tuấn lần nữa khẳng định, các cơ quan báo chí, mạng xã hội được thiết lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam thì được pháp luật Việt Nam bảo hộ, đảm bảo tự do thông tin, không có “vùng cấm” nào cả, và chỉ cấm hành vi giả mạo, đưa thông tin xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự và nhân phẩm của cá nhân, chống phá Đảng, Nhà nước, xâm phạm lợi ích quốc gia, dân tộc…
Đưa ra thông tin trên trong cuộc trả lời phỏng vấn báo giới, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Trương Minh Tuấn cũng cho biết thời gian gần đây, trên mạng Internet liên tục xuất hiện nhiều thông tin bịa đặt về tình hình nội bộ, nói xấu lãnh đạo Đảng, Nhà nước, đồng thời khẳng định, Bộ Thông tin và Truyền thông đã và đang phối hợp chặt chẽ cùng Bộ Công an và các bộ, ngành trong công tác đảm bảo an ninh thông tin.
Theo ông Tuấn, với trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thông tin, để góp phần cùng các lực lượng khác bảo vệ thành công Đại hội toàn quốc lần thứ 12 của Đảng, Bộ đã chỉ đạo và giao nhiệm vụ cho Cục An toàn thông tin và tất cả các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông, Internet (các nhà mạng) có biện pháp kỹ thuật xử lý tình trạng này.
Cụ thể, Bộ đã chỉ đạo Cục An toàn thông tin và các nhà mạng phối hợp chặt chẽ với cơ quan chức năng Bộ Công an dùng các biện pháp kỹ thuật nghiệp vụ truy tìm những đối tượng lợi dụng mạng Internet để phát tán thông tin giả mạo, bịa đặt, sai sự thật để xử lý theo quy định tại điểm e, khoản 1, điều 5 của Nghị định 72/2013/NĐ-CP.
Bộ cũng yêu cầu các nhà mạng kịp thời có biện pháp kỹ thuật xử lý các nguồn phát tán thông tin sai phạm. Các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông di động phải chủ động rà soát, có phương án xử lý đối với hành vi lợi dụng hệ thống thông tin di động (tin nhắn, dịch vụ 3G) để phát tán thông tin chống phá Đảng, Nhà nước.
“Trong bối cảnh bùng nổ thông tin trên Internet hiện nay, mỗi người dân phải hết sức tỉnh táo, bình tĩnh xem xét để không mắc phải âm mưu của các thế lực thù địch và phần tử xấu”, ông Tuấn nói.
Theo Thứ trưởng Trương Minh Tuấn, mạng xã hội là của nước ngoài, nhưng người sử dụng là người Việt Nam. Chính sách của các mạng xã hội nước ngoài có một số điểm khác biệt với luật pháp Việt Nam và không chịu sự điều chỉnh của luật pháp Việt Nam, nhưng công dân Việt Nam thì phải chịu sự điều chỉnh của pháp luật Việt Nam.
Ngoài ra, việc lợi dụng mạng xã hội, lợi dụng Internet để giả mạo, xuyên tạc, bôi nhọ uy tín danh dự của người khác là hành vi phạm pháp dù ở bất cứ quốc gia nào. Về mặt đạo đức thì cũng không một xã hội nào chấp nhận hành vi đó.
Theo Thứ trưởng Tuấn, Bộ Thông tin và Truyền thông đã và đang tích cực hoàn thiện hành lang pháp lý như Luật An toàn thông tin mạng và các văn bản hướng dẫn thi hành; các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn Nghị định số 72/2013/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng. Tuy nhiên, đây là lĩnh vực mới, để pháp luật thực sự đi vào cuộc sống thì cần có thời gian.
“Trước mắt, chúng tôi kêu gọi cộng đồng tẩy chay những loại thông tin như vậy. Đề nghị các cơ quan báo chí và mạng xã hội Việt Nam mạnh mẽ lên tiếng phản bác những thông tin xuyên tạc, sai sự thật”, ông Tuấn nói.
“Chúng tôi cũng hoan nghênh một số tờ báo vừa qua đã lên tiếng về việc một số trang mạng phát tán đơn thư tố cáo giả mạo cán bộ Văn phòng Chính phủ theo phát ngôn của Văn phòng Chính phủ”.
Thứ trưởng Tuấn lần nữa khẳng định, các cơ quan báo chí, mạng xã hội được thiết lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam thì được pháp luật Việt Nam bảo hộ, đảm bảo tự do thông tin, không có “vùng cấm” nào cả, và chỉ cấm hành vi giả mạo, đưa thông tin xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự và nhân phẩm của cá nhân, chống phá Đảng, Nhà nước, xâm phạm lợi ích quốc gia, dân tộc…