Thủ tướng Đức không hối tiếc việc đón 1 triệu người nhập cư
“Nếu được làm lại, tôi vẫn sẽ đưa ra quyết định giống như những quyết định mà tôi đã có vào năm 2015”
Thủ tướng Đức Angela Merkel tuyên bố bà không hối tiếc điều gì về quyết định đưa ra vào năm 2015 mở cửa đón hơn 1 triệu người di cư vào Đức, đồng thời khẳng định các cuộc biểu tình phản đối chính sách này sẽ không thể cản trở được bà vận động tranh cử thêm một nhiệm kỳ nữa.
Hãng tin Reuters dẫn nội dung một cuộc trả lời phỏng vấn của bà Merkel với tờ báo Đức Welt am Sonntag vào Chủ Nhật vừa rồi cho biết, bà phủ nhận có bất kỳ sai lầm nào trong chính sách nhập cư.
Tuyên bố này được nhà lãnh đạo Đức đưa ra bất chấp việc hơn 1 triệu người người tị nạn đổ vào Đức chủ yếu từ Syria và Iraq trong 2 năm qua đã làm trầm trọng thêm những vết rạn rứt trong nội bộ đảng bảo thủ của bà Merkel và khiến tỷ lệ ủng hộ dành cho đảng này suy giảm.
Vào thời điểm chỉ còn 4 tuần nữa là đến cuộc bầu cử Đức (24/9), một cuộc thăm dò dư luận do Emnid thực hiện cho thấy Đảng Liên đoàn Dân chủ Cơ đốc giáo (CDU) thuộc phái bảo thủ của bà Merkel sẽ nhận được 38% số phiếu, nhiều hơn 15 điểm phần trăm so với số điểm mà Đảng Dân chủ Xã hội (SPD) thuộc phái trung tả có thể nhận được.
Mức phiếu dự báo này đã tăng so với mức 32% được đưa ra trong các cuộc khảo sát hồi tháng 2, nhưng thấp hơn đáng kể so với mức 41,5% mà CDU nhận được trong cuộc bầu cử năm 2013.
“Nếu được làm lại, tôi vẫn sẽ đưa ra quyết định giống như những quyết định mà tôi đã có vào năm 2015”, bà Merkel nói trong cuộc trả lời phỏng vấn. “Đó là một tình thế đặc biệt mà tôi đưa ra quyết định của mình dựa trên những gì mà tôi cho là đúng đắn trên phương diện cả về chính trị và nhân đạo”.
“Những tình thế đặc biệt như vậy sẽ xảy ra ở một thời điểm nào đó trong lịch sử của mỗi quốc gia”, nhà lãnh đạo Đức nói thêm. “Người đứng đầu chính của quốc gia đó cần phải hành động như tôi đã làm”.
Chính sách hào phóng với người nhập cư của bà Merkel đã góp phần dẫn tới tỷ lệ ủng hộ tăng mạnh dành cho đảng cực hữu Sự lựa chọn thay thế cho nước Đức (AfD). Kết quả thăm dò dư luận cho thấy đảng này có thể giành 10% số phiếu trong cuộc bầu cử sắp tới.
Trong suốt chiến dịch vận động tranh cử, bà Merkel - người đang hy vọng giành nhiệm kỳ Thủ tướng Đức thứ tư - đã phải đối mặt với sự phản đối mạnh mẽ của một bộ phận người dân nước này nhằm vào chính sách nhập cư của bà.
Số lượng và mức độ căng thẳng của các cuộc biểu tình như vậy đặc biệt mạnh ở các vùng phía Đông của nước Đức, vốn là khu vực dành sự ủng hộ lớn nhất cho bà Merkel. Tuy nhiên, vị Thủ tướng 63 tuổi nói rằng bà sẽ không tránh vận động tranh cử ở những nơi mà sự phản đối nhằm vào bà dâng cao.
“Chúng ta là một đất nước dân chủ, nơi mọi người có thể tự do diễn đạt suy nghĩ của mình ở chốn công cộng theo cách họ muốn”, bà nói. “Điều quan trọng là chúng tôi không đi trệch để né tránh một số vùng nhất định chỉ vì có một đám người đang la ó”.
Tỷ lệ ủng hộ dành cho bà Merkel và đảng của bà đã hồi phục phần nào sau khi dòng người đổ tới Đức xin tị nạn vào năm 2016 giảm còn 280.000 người, và tiếp tục giảm còn 106.000 người trong 7 tháng đầu năm nay.
Bà Merkel nói sẽ là không công bằng nếu Hy Lạp và Italy bị phó mặc với toàn bộ gánh nặng của cuộc khủng hoảng người tị nạn “chỉ vì vị trí địa lý của họ”. Bà nói sẽ không ngừng nỗ lực để đạt được sự phân bổ người tị nạn một cách công bằng giữa các nước trong Liên minh châu Âu (EU).
“Việc một số quốc gia từ chối tiếp nhận người tị nạn là không hợp lý. Điều đó đi ngược lại tinh thần của châu Âu. Chúng tôi sẽ vượt qua điều đó. Việc này sẽ đòi hỏi thời gian và sự kiên nhẫn, nhưng chúng tôi sẽ thành công”, bà nói.
Hãng tin Reuters dẫn nội dung một cuộc trả lời phỏng vấn của bà Merkel với tờ báo Đức Welt am Sonntag vào Chủ Nhật vừa rồi cho biết, bà phủ nhận có bất kỳ sai lầm nào trong chính sách nhập cư.
Tuyên bố này được nhà lãnh đạo Đức đưa ra bất chấp việc hơn 1 triệu người người tị nạn đổ vào Đức chủ yếu từ Syria và Iraq trong 2 năm qua đã làm trầm trọng thêm những vết rạn rứt trong nội bộ đảng bảo thủ của bà Merkel và khiến tỷ lệ ủng hộ dành cho đảng này suy giảm.
Vào thời điểm chỉ còn 4 tuần nữa là đến cuộc bầu cử Đức (24/9), một cuộc thăm dò dư luận do Emnid thực hiện cho thấy Đảng Liên đoàn Dân chủ Cơ đốc giáo (CDU) thuộc phái bảo thủ của bà Merkel sẽ nhận được 38% số phiếu, nhiều hơn 15 điểm phần trăm so với số điểm mà Đảng Dân chủ Xã hội (SPD) thuộc phái trung tả có thể nhận được.
Mức phiếu dự báo này đã tăng so với mức 32% được đưa ra trong các cuộc khảo sát hồi tháng 2, nhưng thấp hơn đáng kể so với mức 41,5% mà CDU nhận được trong cuộc bầu cử năm 2013.
“Nếu được làm lại, tôi vẫn sẽ đưa ra quyết định giống như những quyết định mà tôi đã có vào năm 2015”, bà Merkel nói trong cuộc trả lời phỏng vấn. “Đó là một tình thế đặc biệt mà tôi đưa ra quyết định của mình dựa trên những gì mà tôi cho là đúng đắn trên phương diện cả về chính trị và nhân đạo”.
“Những tình thế đặc biệt như vậy sẽ xảy ra ở một thời điểm nào đó trong lịch sử của mỗi quốc gia”, nhà lãnh đạo Đức nói thêm. “Người đứng đầu chính của quốc gia đó cần phải hành động như tôi đã làm”.
Chính sách hào phóng với người nhập cư của bà Merkel đã góp phần dẫn tới tỷ lệ ủng hộ tăng mạnh dành cho đảng cực hữu Sự lựa chọn thay thế cho nước Đức (AfD). Kết quả thăm dò dư luận cho thấy đảng này có thể giành 10% số phiếu trong cuộc bầu cử sắp tới.
Trong suốt chiến dịch vận động tranh cử, bà Merkel - người đang hy vọng giành nhiệm kỳ Thủ tướng Đức thứ tư - đã phải đối mặt với sự phản đối mạnh mẽ của một bộ phận người dân nước này nhằm vào chính sách nhập cư của bà.
Số lượng và mức độ căng thẳng của các cuộc biểu tình như vậy đặc biệt mạnh ở các vùng phía Đông của nước Đức, vốn là khu vực dành sự ủng hộ lớn nhất cho bà Merkel. Tuy nhiên, vị Thủ tướng 63 tuổi nói rằng bà sẽ không tránh vận động tranh cử ở những nơi mà sự phản đối nhằm vào bà dâng cao.
“Chúng ta là một đất nước dân chủ, nơi mọi người có thể tự do diễn đạt suy nghĩ của mình ở chốn công cộng theo cách họ muốn”, bà nói. “Điều quan trọng là chúng tôi không đi trệch để né tránh một số vùng nhất định chỉ vì có một đám người đang la ó”.
Tỷ lệ ủng hộ dành cho bà Merkel và đảng của bà đã hồi phục phần nào sau khi dòng người đổ tới Đức xin tị nạn vào năm 2016 giảm còn 280.000 người, và tiếp tục giảm còn 106.000 người trong 7 tháng đầu năm nay.
Bà Merkel nói sẽ là không công bằng nếu Hy Lạp và Italy bị phó mặc với toàn bộ gánh nặng của cuộc khủng hoảng người tị nạn “chỉ vì vị trí địa lý của họ”. Bà nói sẽ không ngừng nỗ lực để đạt được sự phân bổ người tị nạn một cách công bằng giữa các nước trong Liên minh châu Âu (EU).
“Việc một số quốc gia từ chối tiếp nhận người tị nạn là không hợp lý. Điều đó đi ngược lại tinh thần của châu Âu. Chúng tôi sẽ vượt qua điều đó. Việc này sẽ đòi hỏi thời gian và sự kiên nhẫn, nhưng chúng tôi sẽ thành công”, bà nói.