Thủ tướng: “Kinh tế 2009 sẽ còn khó khăn hơn”
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khái quát tình hình kinh tế Việt Nam năm 2008 và dự báo kinh tế năm nay
Chiều 4/2, phát biểu tại cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 1/2009, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhìn nhận 2008 là một năm đầy biến động, với nhiều khó khăn, thách thức gần như không thể lường trước, từ thiên tai, dịch bệnh, cho đến khủng hoảng kinh tế toàn cầu.
"Ban đầu, chúng tôi từng cho rằng đây là một cuộc khủng hoảng lương thực, khủng hoảng năng lượng, do thiếu lương thực, thiếu năng lượng mà giá cả tăng cao. Nhưng tiếp theo đó thì không phải như thế mà là khủng hoảng tài chính, khởi nguồn từ Mỹ rồi lan ra toàn cầu. Tiếp theo đó, không dừng lại ở khủng hoảng tài chính nữa, mà là suy thoái, khủng hoảng kinh tế. Đến hôm nay thì không còn là khủng hoảng kinh tế toàn cầu bình thường nữa, mà là đại khủng hoảng", Thủ tướng nói.
Bởi vậy, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định trong bối cảnh hiện nay, đất nước càng cần sự đồng thuận để có thể tạo nên sức mạnh tổng hợp, vượt qua khó khăn.
Khái quát tình hình kinh tế Việt Nam năm qua, Thủ tướng đánh giá có một số thành tựu nổi bật. Trong đó, đáng chú ý là về cơ bản đã giữ được ổn định kinh tế vĩ mô, trong bối cảnh có nhiều khó khăn về tỷ giá, lãi suất, cán cân thanh toán, dự trữ ngoại hối, an toàn trong hệ thống ngân hàng... Thứ hai, đã kiềm chế được lạm phát trong một thời gian ngắn, đồng thời vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng khá cao. Thứ ba, vẫn đảm bảo được an sinh xã hội như trong các lĩnh vực giáo dục, y tế...
Dự báo tình hình kinh tế năm 2009 sẽ còn khó khăn hơn năm 2008, Thủ tướng nói: "Nhiều nhà lãnh đạo, nhà nghiên cứu trên thế giới cho rằng hiện đang là một cuộc đại khủng hoảng lớn nhất từ sau Đại chiến Thế giới thứ 2 đến nay. Cuộc khủng hoảng này chưa ai rõ đáy ở đâu".
Ông cũng dẫn ra dự báo mới nhất của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) rằng kinh tế thế giới có thể chỉ đạt mức tăng trưởng 0,5% trong năm nay, được xem là thấp nhất trong vòng 60 năm qua, và với mức tăng trưởng này, nhiều khả năng thế giới sẽ có thêm 250 triệu người mất việc làm.
"Trong tháng 1/2009, chúng ta đã chứng kiến xuất khẩu giảm mạnh, công nghiệp giảm mạnh, du lịch giảm, giải ngân vốn đầu tư nước ngoài chậm... Nhớ lại thời khủng hoảng kinh tế khu vực 1998-1999, khi đó tôi làm Thống đốc Ngân hàng, khó khăn lúc đó nhẹ nhàng hơn bây giờ nhiều lắm", Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nói.
Trước tình hình này, Thủ tướng cho biết Chính phủ đã và đang "bằng tất cả các nỗ lực" để ngăn chặn suy giảm kinh tế, duy trì sản xuất - kinh doanh, giữ ổn định kinh tế vĩ mô, duy trì tăng trưởng ở mức hợp lý là vào khoảng 6%, đồng thời đảm bảo an sinh xã hội. Trong số các giải pháp, lớn nhất vẫn là giải pháp về tiền tệ, như giảm, miễn, hoàn thuế, hỗ trợ lãi suất vay vốn...
Trả lời báo giới về vấn đề khai thác bauxite tại Tây Nguyên, Thủ tướng cho biết, đây là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước. Sắp tới, Chính phủ sẽ tổ chức một cuộc hội thảo về các phương án khai thác nguồn tài nguyên to lớn này một cách bền vững, hiệu quả, đảm bảo môi trường sinh thái và an ninh quốc gia.
Với câu hỏi về vấn đề liệu Việt Nam có ý định "phá giá" đồng nội tệ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định Chính phủ nhất quán quan điểm về chỉ đạo điều hành tỷ giá linh hoạt theo nguyên tắc thị trường. Hiện tại, Chính phủ chưa có nhu cầu điều chỉnh tỷ giá.
Cũng tại cuộc họp báo, Bộ trưởng - Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã nêu các nội dung chính của phiên họp thường kỳ Chính phủ tháng 1/2009.
Theo đó, Chính phủ đã nghe các báo cáo lớn về tình hình thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài trong 3 năm qua, về đề án an ninh lương thực từ 2010 đến 2020, và về hoạt động sản xuất kinh doanh, cổ phần hóa của các doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước, đặc biệt là các tập đoàn kinh tế và tổng công ty Nhà nước.
Về nhiệm vụ của Chính phủ trong tháng 2/2009, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Phúc cho biết, Thủ tướng đã kết luận cần đẩy mạnh sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, xuất khẩu, du lịch; triển khai ngay gói kích cầu đầu tư; thi hành chính sách tiền tệ linh hoạt, giữ an toàn cho hệ thống ngân hàng; đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô; thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội trong bối cảnh kinh tế suy giảm, ban hành cơ chế chính sách hỗ trợ người mất việc làm...
"Ban đầu, chúng tôi từng cho rằng đây là một cuộc khủng hoảng lương thực, khủng hoảng năng lượng, do thiếu lương thực, thiếu năng lượng mà giá cả tăng cao. Nhưng tiếp theo đó thì không phải như thế mà là khủng hoảng tài chính, khởi nguồn từ Mỹ rồi lan ra toàn cầu. Tiếp theo đó, không dừng lại ở khủng hoảng tài chính nữa, mà là suy thoái, khủng hoảng kinh tế. Đến hôm nay thì không còn là khủng hoảng kinh tế toàn cầu bình thường nữa, mà là đại khủng hoảng", Thủ tướng nói.
Bởi vậy, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định trong bối cảnh hiện nay, đất nước càng cần sự đồng thuận để có thể tạo nên sức mạnh tổng hợp, vượt qua khó khăn.
Khái quát tình hình kinh tế Việt Nam năm qua, Thủ tướng đánh giá có một số thành tựu nổi bật. Trong đó, đáng chú ý là về cơ bản đã giữ được ổn định kinh tế vĩ mô, trong bối cảnh có nhiều khó khăn về tỷ giá, lãi suất, cán cân thanh toán, dự trữ ngoại hối, an toàn trong hệ thống ngân hàng... Thứ hai, đã kiềm chế được lạm phát trong một thời gian ngắn, đồng thời vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng khá cao. Thứ ba, vẫn đảm bảo được an sinh xã hội như trong các lĩnh vực giáo dục, y tế...
Dự báo tình hình kinh tế năm 2009 sẽ còn khó khăn hơn năm 2008, Thủ tướng nói: "Nhiều nhà lãnh đạo, nhà nghiên cứu trên thế giới cho rằng hiện đang là một cuộc đại khủng hoảng lớn nhất từ sau Đại chiến Thế giới thứ 2 đến nay. Cuộc khủng hoảng này chưa ai rõ đáy ở đâu".
Ông cũng dẫn ra dự báo mới nhất của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) rằng kinh tế thế giới có thể chỉ đạt mức tăng trưởng 0,5% trong năm nay, được xem là thấp nhất trong vòng 60 năm qua, và với mức tăng trưởng này, nhiều khả năng thế giới sẽ có thêm 250 triệu người mất việc làm.
"Trong tháng 1/2009, chúng ta đã chứng kiến xuất khẩu giảm mạnh, công nghiệp giảm mạnh, du lịch giảm, giải ngân vốn đầu tư nước ngoài chậm... Nhớ lại thời khủng hoảng kinh tế khu vực 1998-1999, khi đó tôi làm Thống đốc Ngân hàng, khó khăn lúc đó nhẹ nhàng hơn bây giờ nhiều lắm", Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nói.
Trước tình hình này, Thủ tướng cho biết Chính phủ đã và đang "bằng tất cả các nỗ lực" để ngăn chặn suy giảm kinh tế, duy trì sản xuất - kinh doanh, giữ ổn định kinh tế vĩ mô, duy trì tăng trưởng ở mức hợp lý là vào khoảng 6%, đồng thời đảm bảo an sinh xã hội. Trong số các giải pháp, lớn nhất vẫn là giải pháp về tiền tệ, như giảm, miễn, hoàn thuế, hỗ trợ lãi suất vay vốn...
Trả lời báo giới về vấn đề khai thác bauxite tại Tây Nguyên, Thủ tướng cho biết, đây là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước. Sắp tới, Chính phủ sẽ tổ chức một cuộc hội thảo về các phương án khai thác nguồn tài nguyên to lớn này một cách bền vững, hiệu quả, đảm bảo môi trường sinh thái và an ninh quốc gia.
Với câu hỏi về vấn đề liệu Việt Nam có ý định "phá giá" đồng nội tệ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định Chính phủ nhất quán quan điểm về chỉ đạo điều hành tỷ giá linh hoạt theo nguyên tắc thị trường. Hiện tại, Chính phủ chưa có nhu cầu điều chỉnh tỷ giá.
Cũng tại cuộc họp báo, Bộ trưởng - Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã nêu các nội dung chính của phiên họp thường kỳ Chính phủ tháng 1/2009.
Theo đó, Chính phủ đã nghe các báo cáo lớn về tình hình thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài trong 3 năm qua, về đề án an ninh lương thực từ 2010 đến 2020, và về hoạt động sản xuất kinh doanh, cổ phần hóa của các doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước, đặc biệt là các tập đoàn kinh tế và tổng công ty Nhà nước.
Về nhiệm vụ của Chính phủ trong tháng 2/2009, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Phúc cho biết, Thủ tướng đã kết luận cần đẩy mạnh sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, xuất khẩu, du lịch; triển khai ngay gói kích cầu đầu tư; thi hành chính sách tiền tệ linh hoạt, giữ an toàn cho hệ thống ngân hàng; đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô; thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội trong bối cảnh kinh tế suy giảm, ban hành cơ chế chính sách hỗ trợ người mất việc làm...