Thủ tướng: “Những nhà đầu tư khôn ngoan sẽ tiếp tục vào Việt Nam”
Những nội dung chính trong cuộc trả lời phỏng vấn tạp chí Time của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng
Nhân chuyến thăm Hoa Kỳ của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, tạp chí Time của Mỹ đã có cuộc phỏng vấn Thủ tướng, trong đó nhấn mạnh các biện pháp chống lạm phát của Việt Nam.
>>Alan Greenspan: Việt Nam phải chấp nhận giảm tăng trưởng hơn nữa
VnEconomy xin giới thiệu tới độc giả bản lược dịch cuộc phỏng vấn này. Tựa đề do Tòa soạn đặt.
Làm thế nào ngài có thể hạ lạm phát của Việt Nam từ mức hai con số xuống mà không ảnh hưởng tới tăng trưởng kinh tế?
Có nhiều yếu tố dẫn tới tình hình kinh tế khó khăn của Việt Nam hiện nay. Do độ mở cao của nền kinh tế, Việt Nam chịu tác động lớn từ tình trạng lạm phát toàn cầu. Việt Nam mới gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) hơn một năm nay và do đó việc nhanh chóng phản ứng những tác động tiêu cực từ nền kinh tế toàn cầu là một điều tương đối mới mẻ đối với chúng tôi.
Chính phủ Việt Nam đánh giá cao và sẵn sàng học tập kinh nghiệm của các quốc gia khác và các chuyên gia trong lĩnh vực này.
Chúng tôi đã áp dụng nhiều biện pháp để hạ lạm phát. Chính sách tiền tệ hiện đang được thắt chặt. Cùng lúc, thanh khoản và cung tiền cho các ngân hàng sẽ được giảm xuống. Chính sách chính thứ hai của chúng tôi là cắt giảm chi tiêu của Chính phủ và giảm đầu tư lãng phí của các doanh nghiệp quốc doanh.
Chúng tôi sẽ cắt giảm khoảng 25% chi tiêu ngân sách chính phủ và chi tiêu của các doanh nghiệp Nhà nước. Lạm phát trong 5 tháng đầu năm vẫn ở mức rất cao nhưng đang có chiều hướng giảm dần. Tăng trưởng GDP của Việt Nam trong 5 tháng vẫn cao hơn 7% và xuất khẩu vẫn tăng 27%.
Nhưng nếu giảm chi tiêu, việc này sẽ ảnh hưởng ra sao tới những dự án cơ sở hạ tầng quan trọng?
Tôi đảm bảo rằng đầu tư công trong các dự án cơ sở hạ tầng quan trọng như điện, năng lượng, đường giao thông, cảng biển… sẽ tiếp tục. Chúng tôi sẽ cắt giảm đầu tư vào những dự án không quan trọng như các tòa nhà của cơ quan Chính phủ, các trụ sở, nhà văn hóa…
Đặc biệt, những dự án có hiệu quả thấp của các doanh nghiệp quốc doanh sẽ bị cắt giảm.
Ngài hy vọng điều gì ở chuyến thăm Hoa Kỳ lần này?
Tôi đến theo lời mời của Tổng thống Bush. Mục đích của tôi là thúc đẩy hơn nữa mối quan hệ hữu nghị, đối tác xây dựng và hợp tác đa dạng giữa hai quốc gia trên cơ sở bình đẳng và đôi bên cùng có lợi.
Là một quốc gia sản xuất nông nghiệp lớn, Việt Nam biết rõ việc trợ giá của chính phủ cho nông dân ở châu Âu và ở Mỹ và thực tế này có thể ảnh hưởng ra sao tới vấn đề lạm phát giá cả lương thực. Liệu đây có phải là một trong những chủ đề mà ngài sẽ thảo luận ở Washington?
Tôi sẽ đề cập đến vấn đề này. Việt Nam là nước xuất khẩu gạo lớn thứ hai trên thế giới. Năm nay chúng tôi đã xuất khẩu 2,2 triệu tấn gạo, tăng 20% so với cùng ngoái. Sáng nay tôi đã có cuộc hội đàm qua điện thoại với Thủ tướng Thái Lan và chúng tôi đồng ý sẽ thúc đẩy xuất khẩu gạo ra thị trường thế giới để giúp bình ổn giá gạo.
Liệu có những lo ngại rằng những khó khăn kinh tế hiện tại sẽ khiến các nhà đầu tư nước ngoài giảm niềm tin vào việc đầu tư vào Việt Nam?
Những yếu tố cơ bản thu hút các nhà đầu tư tới Việt Nam vẫn đang được duy trì. Chính phủ Việt Nam tiếp tục nỗ lực nhằm tạo ra một môi trường kinh doanh hấp dẫn hơn, cởi mở hơn và minh bạch hơn.
Sự thật là, nhiều nhà đầu tư vẫn có đánh giá tích cực về triển vọng phát triển của Việt Nam trong trung và dài hạn. Vốn FDI vào Việt Nam trong 5 tháng đầu năm nay là 15,3 tỷ USD, tăng 134,1% so với cùng kỳ năm ngoái.
Chúng tôi chỉ đối mặt với những khó khăn tạm thời và đã thực hiện các biện pháp giải quyết có hiệu quả. Tôi tin rằng những nhà đầu tư khôn ngoan sẽ tiếp tục đầu tư vào Việt Nam.
Khi mới nhậm chức Thủ tướng, ngài đã tuyên bố một trong những mục tiêu hàng đầu của ngài là chống tham nhũng. Vậy công việc này đã tiến triển tới đâu và ngài có thể làm gì để tiếp tục cuộc chiến này?
Tham nhũng không phải là vấn đề của một vài quốc gia, đó là một vấn đề toàn cầu. Chúng tôi hiểu rằng, để chống tham nhũng, chúng tôi phải có những biện pháp rất mạnh và toàn diện.
Chúng tôi cần tăng cường sức mạnh cho thị trường tài chính của Việt Nam và làm cho thị trường này trở nên minh bạch hơn. Chúng tôi cần thúc đẩy cải cách hành chính liên quan tới công nhân viên chức, như lương của công nhân viên chức phải được tăng lên, để họ có thu nhập tốt hơn và không nghĩ đến chuyện tham nhũng. Các hành vi tham nhũng phải bị trừng trị nghiêm khắc.
Và chúng tôi cũng cần phải cải thiện tính công khai và minh bạch của các vụ tham nhũng nhằm đưa công chúng, bao gồm các phương tiện thông tin và truyền thông, tham gia tốt hơn vào cuộc chiến này.
Vụ bắt giữ hai nhà báo mới đây liệu có bị coi là một đòn giáng vào những nỗ lực chống tham nhũng, thưa ngài?
Vụ bắt giữ hai nhà báo không liên quan gì tới cuộc chiến chống tham nhũng. Việt Nam là một nhà nước pháp quyền, trong đó mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật, được pháp luật bảo vệ và những hành vi vi phạm của họ sẽ bị trừng phạt theo pháp luật, bất kể họ là ai.
Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã đưa Việt Nam ra khỏi danh sách các nước mà họ cho là vi phạm tự do tôn giáo. Ngài có nghĩ là Việt Nam có thể đạt được những tiến bộ tương tự trong vấn đề nhân quyền?
Ưu tiên hàng đầu của Chính phủ Việt Nam là tôn trọng và bảo vệ nhân quyền, coi con người là nhân tố trung tâm trong việc phấn đấu đạt tới sự phát triển bền vững và trong mục tiêu xây dựng Việt Nam trở thành một quốc gia dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh.
Việt Nam luôn sẵn sàng đàm phán với Hoa Kỳ về những vấn đề mà hai bên cùng quan tâm. Phía Hoa Kỳ đã công nhận những tiến bộ tích cực ở Việt Nam. Tôi tin rằng chúng ta cần tăng cường liên lạc và đối thoại để tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau trong những vấn đề khác biệt.
Về hai ứng cử viên tổng thống Mỹ là Obama và McCain, ông McCain quen thuộc hơn với Việt Nam nhưng ông Obama lại sống một phần thời thơ ấu ở Indonesia. Ngài muốn ai trong số họ trở thành Tổng thống Mỹ?
(Cười) Tôi hy vọng sẽ hợp tác chặt chẽ với bất kỳ ai trở thành Tổng thống Hoa Kỳ.
>>Alan Greenspan: Việt Nam phải chấp nhận giảm tăng trưởng hơn nữa
VnEconomy xin giới thiệu tới độc giả bản lược dịch cuộc phỏng vấn này. Tựa đề do Tòa soạn đặt.
Làm thế nào ngài có thể hạ lạm phát của Việt Nam từ mức hai con số xuống mà không ảnh hưởng tới tăng trưởng kinh tế?
Có nhiều yếu tố dẫn tới tình hình kinh tế khó khăn của Việt Nam hiện nay. Do độ mở cao của nền kinh tế, Việt Nam chịu tác động lớn từ tình trạng lạm phát toàn cầu. Việt Nam mới gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) hơn một năm nay và do đó việc nhanh chóng phản ứng những tác động tiêu cực từ nền kinh tế toàn cầu là một điều tương đối mới mẻ đối với chúng tôi.
Chính phủ Việt Nam đánh giá cao và sẵn sàng học tập kinh nghiệm của các quốc gia khác và các chuyên gia trong lĩnh vực này.
Chúng tôi đã áp dụng nhiều biện pháp để hạ lạm phát. Chính sách tiền tệ hiện đang được thắt chặt. Cùng lúc, thanh khoản và cung tiền cho các ngân hàng sẽ được giảm xuống. Chính sách chính thứ hai của chúng tôi là cắt giảm chi tiêu của Chính phủ và giảm đầu tư lãng phí của các doanh nghiệp quốc doanh.
Chúng tôi sẽ cắt giảm khoảng 25% chi tiêu ngân sách chính phủ và chi tiêu của các doanh nghiệp Nhà nước. Lạm phát trong 5 tháng đầu năm vẫn ở mức rất cao nhưng đang có chiều hướng giảm dần. Tăng trưởng GDP của Việt Nam trong 5 tháng vẫn cao hơn 7% và xuất khẩu vẫn tăng 27%.
Nhưng nếu giảm chi tiêu, việc này sẽ ảnh hưởng ra sao tới những dự án cơ sở hạ tầng quan trọng?
Tôi đảm bảo rằng đầu tư công trong các dự án cơ sở hạ tầng quan trọng như điện, năng lượng, đường giao thông, cảng biển… sẽ tiếp tục. Chúng tôi sẽ cắt giảm đầu tư vào những dự án không quan trọng như các tòa nhà của cơ quan Chính phủ, các trụ sở, nhà văn hóa…
Đặc biệt, những dự án có hiệu quả thấp của các doanh nghiệp quốc doanh sẽ bị cắt giảm.
Ngài hy vọng điều gì ở chuyến thăm Hoa Kỳ lần này?
Tôi đến theo lời mời của Tổng thống Bush. Mục đích của tôi là thúc đẩy hơn nữa mối quan hệ hữu nghị, đối tác xây dựng và hợp tác đa dạng giữa hai quốc gia trên cơ sở bình đẳng và đôi bên cùng có lợi.
Là một quốc gia sản xuất nông nghiệp lớn, Việt Nam biết rõ việc trợ giá của chính phủ cho nông dân ở châu Âu và ở Mỹ và thực tế này có thể ảnh hưởng ra sao tới vấn đề lạm phát giá cả lương thực. Liệu đây có phải là một trong những chủ đề mà ngài sẽ thảo luận ở Washington?
Tôi sẽ đề cập đến vấn đề này. Việt Nam là nước xuất khẩu gạo lớn thứ hai trên thế giới. Năm nay chúng tôi đã xuất khẩu 2,2 triệu tấn gạo, tăng 20% so với cùng ngoái. Sáng nay tôi đã có cuộc hội đàm qua điện thoại với Thủ tướng Thái Lan và chúng tôi đồng ý sẽ thúc đẩy xuất khẩu gạo ra thị trường thế giới để giúp bình ổn giá gạo.
Liệu có những lo ngại rằng những khó khăn kinh tế hiện tại sẽ khiến các nhà đầu tư nước ngoài giảm niềm tin vào việc đầu tư vào Việt Nam?
Những yếu tố cơ bản thu hút các nhà đầu tư tới Việt Nam vẫn đang được duy trì. Chính phủ Việt Nam tiếp tục nỗ lực nhằm tạo ra một môi trường kinh doanh hấp dẫn hơn, cởi mở hơn và minh bạch hơn.
Sự thật là, nhiều nhà đầu tư vẫn có đánh giá tích cực về triển vọng phát triển của Việt Nam trong trung và dài hạn. Vốn FDI vào Việt Nam trong 5 tháng đầu năm nay là 15,3 tỷ USD, tăng 134,1% so với cùng kỳ năm ngoái.
Chúng tôi chỉ đối mặt với những khó khăn tạm thời và đã thực hiện các biện pháp giải quyết có hiệu quả. Tôi tin rằng những nhà đầu tư khôn ngoan sẽ tiếp tục đầu tư vào Việt Nam.
Khi mới nhậm chức Thủ tướng, ngài đã tuyên bố một trong những mục tiêu hàng đầu của ngài là chống tham nhũng. Vậy công việc này đã tiến triển tới đâu và ngài có thể làm gì để tiếp tục cuộc chiến này?
Tham nhũng không phải là vấn đề của một vài quốc gia, đó là một vấn đề toàn cầu. Chúng tôi hiểu rằng, để chống tham nhũng, chúng tôi phải có những biện pháp rất mạnh và toàn diện.
Chúng tôi cần tăng cường sức mạnh cho thị trường tài chính của Việt Nam và làm cho thị trường này trở nên minh bạch hơn. Chúng tôi cần thúc đẩy cải cách hành chính liên quan tới công nhân viên chức, như lương của công nhân viên chức phải được tăng lên, để họ có thu nhập tốt hơn và không nghĩ đến chuyện tham nhũng. Các hành vi tham nhũng phải bị trừng trị nghiêm khắc.
Và chúng tôi cũng cần phải cải thiện tính công khai và minh bạch của các vụ tham nhũng nhằm đưa công chúng, bao gồm các phương tiện thông tin và truyền thông, tham gia tốt hơn vào cuộc chiến này.
Vụ bắt giữ hai nhà báo mới đây liệu có bị coi là một đòn giáng vào những nỗ lực chống tham nhũng, thưa ngài?
Vụ bắt giữ hai nhà báo không liên quan gì tới cuộc chiến chống tham nhũng. Việt Nam là một nhà nước pháp quyền, trong đó mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật, được pháp luật bảo vệ và những hành vi vi phạm của họ sẽ bị trừng phạt theo pháp luật, bất kể họ là ai.
Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã đưa Việt Nam ra khỏi danh sách các nước mà họ cho là vi phạm tự do tôn giáo. Ngài có nghĩ là Việt Nam có thể đạt được những tiến bộ tương tự trong vấn đề nhân quyền?
Ưu tiên hàng đầu của Chính phủ Việt Nam là tôn trọng và bảo vệ nhân quyền, coi con người là nhân tố trung tâm trong việc phấn đấu đạt tới sự phát triển bền vững và trong mục tiêu xây dựng Việt Nam trở thành một quốc gia dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh.
Việt Nam luôn sẵn sàng đàm phán với Hoa Kỳ về những vấn đề mà hai bên cùng quan tâm. Phía Hoa Kỳ đã công nhận những tiến bộ tích cực ở Việt Nam. Tôi tin rằng chúng ta cần tăng cường liên lạc và đối thoại để tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau trong những vấn đề khác biệt.
Về hai ứng cử viên tổng thống Mỹ là Obama và McCain, ông McCain quen thuộc hơn với Việt Nam nhưng ông Obama lại sống một phần thời thơ ấu ở Indonesia. Ngài muốn ai trong số họ trở thành Tổng thống Mỹ?
(Cười) Tôi hy vọng sẽ hợp tác chặt chẽ với bất kỳ ai trở thành Tổng thống Hoa Kỳ.