Thủ tướng Tây Ban Nha ra “đòn cân não” với Catalonia
Nếu không từ bỏ nỗ lực ly khai trong vòng 8 ngày, toàn bộ chính quyền Catalonia có thể bị sa thải
Thủ tướng Tây Ban Nha Mariano Rajoy ngày 11/10 đã cho chính quyền Catalonia 8 ngày để từ bỏ nỗ lực ly khai, mà nếu không chấp nhận, Madrid sẽ chấm dứt quyền tự trị của Catalonia và giành lại quyền kiểm soát vùng này.
Theo hãng tin Reuters, động thái trên của ông Rajoy có thể đẩy leo thang cuộc đối đầu giữa Madrid với Barcelona, những cũng là tín hiệu mở đường nhằm tìm ra giải pháp cho cuộc khủng hoảng chính trị lớn nhất ở Tây Ban Nha sau 36 năm. Nhiều khả năng ông Rajoy sẽ tổ chức một cuộc bầu cử bất thường ở Catalonia sau khi kích hoạt Điều 155 Hiến pháp Tây Ban Nha - điều khoản cho phép ông sa thải toàn bộ chính quyền xứ này.
Trước đó, vào ngày 10/10, người đứng đầu Catalonia, ông Carles Puigdemont đưa ra một tuyên bố độc lập mang tính biểu tượng, nhưng ngay lập tức hoãn kế hoạch ly khai khỏi Tây Ban Nha và kêu gọi đàm phán với Chính phủ ở Madrid. Sự trì hoãn này được cho là xuất phát từ việc ông Puigdemont đối mặt với sức ép từ nhiều phía, bao gồm một bộ phận lớn người dân Catalonia không muốn ly khai, những lời cảnh báo từ Madrid, và cả áp lực từ Liên minh châu Âu (EU) muốn một Tây Ban Nha thống nhất.
“Sáng nay, nội các đã nhất trí chính thức đề nghị chính quyền Catalonia xác nhận là họ đã tuyên bố độc lập hay chưa, bởi đang có nhiều điều khó hiểu được tạo ra một cách có chủ đích liên quan đến việc thực thi một tuyên bố như vậy”, ông Rajoy phát biểu trên truyền hình sau một cuộc họp chính phủ nhằm cân nhắc cách thức giải quyết khủng hoảng.
Tiếp đó, vị Thủ tướng tuyên bố ra hạn sáng ngày 16/10 Catalonia phải trả lời câu hỏi trên. Nếu ông Puigdemont xác nhận đã tuyên bố độc lập, ông sẽ có thêm ba ngày để rút lại tuyên bố đó. Nếu tuyên bố độc lập của Catalonia không được rút lại, thì Điều 155 sẽ được kích hoạt.
Hiện chưa rõ chính quyền Catalonia sẽ trả lời yêu cầu này như thế nào, nhưng giới phân tích cho rằng Barcelona đang rơi vào thế khó bởi “đòn cân não” này của Chính phủ trung ương.
Nếu ông Puigdemont nói ông đã tuyên bố độc lập, Chính phủ trung ương sẽ vào cuộc bằng Điều 155. Nếu ông nói không, thì đảng cực tả CUP nhiều khả năng sẽ rút sự ủng hộ dành cho chính quyền thiểu số của ông.
“Ông Rajoy có hai mục đích: nếu ông Puigdemont tiếp tục mập mờ, thì phong trào ly khai sẽ càng phân rã; nếu ông Puigdemont khẳng định độc lập, thì ông Rajoy có thể áp dụng Điều 155”, ông Antonoio Barroso, Phó giám đốc công ty nghiên cứu Teneo Intelligence ở London, nhận định. “Bằng cách nào thì mục tiêu của ông Rajoy cũng là lập lại thượng tôn pháp luật ở Catalonia, và điều này có thể sẽ dẫn tới bầu cử sớm ở Catalonia”.
Việc kích hoạt Điều 155 nhằm giải quyết cuộc khủng hoảng Catalonia sẽ khiến triển vọng đạt được một giải pháp có sự đồng thuận của các bên càng trở nên xa vời hơn.
Tuy nhiên, Liên minh châu Âu (EU) có vẻ như đã thở phào khi thấy Tây Ban Nha, nền kinh tế lớn thứ tư trong Eurozone, ít nhất đã một hướng đi để phá vỡ thế bế tắc “ngộp thở” những ngày qua.
Một quan chức EU nói ông Puigdemont “có vẻ như đã lắng nghe những lời khuyên không nên làm điều gì đó không thể đảo ngược”. Đến nay, EU vẫn phớt lờ lời kêu gọi của ông Puigdemont muốn khối này đứng ra hòa giải giữa Barcelona và Madrid.
Cuộc khủng hoảng Catalonia nổ ra sau khi vùng này tổ chức cuộc trưng cầu dân ý về độc lập vào hôm 1/10, bất chấp sự ngăn cản của Chính phủ và Tòa án Hiếp pháp Tây Ban Nha. 90% số cử tri đi bỏ phiếu chọn ly khai khỏi Tây Ban Nha, nhưng tỷ lệ cử tri đi bỏ phiếu được cho chỉ đạt khoảng 42%.
Catalonia là một vùng tự trị thuộc phía Bắc Tây Ban Nha, có ngôn ngữ và văn hóa riêng, được xem là xứ giàu nhất ở đất nước của các đấu sỹ bò tót. Vùng này chiếm 1/5 GDP Tây Ban Nha và khoảng 1/4 giá trị xuất khẩu toàn quốc.
Theo hãng tin Reuters, động thái trên của ông Rajoy có thể đẩy leo thang cuộc đối đầu giữa Madrid với Barcelona, những cũng là tín hiệu mở đường nhằm tìm ra giải pháp cho cuộc khủng hoảng chính trị lớn nhất ở Tây Ban Nha sau 36 năm. Nhiều khả năng ông Rajoy sẽ tổ chức một cuộc bầu cử bất thường ở Catalonia sau khi kích hoạt Điều 155 Hiến pháp Tây Ban Nha - điều khoản cho phép ông sa thải toàn bộ chính quyền xứ này.
Trước đó, vào ngày 10/10, người đứng đầu Catalonia, ông Carles Puigdemont đưa ra một tuyên bố độc lập mang tính biểu tượng, nhưng ngay lập tức hoãn kế hoạch ly khai khỏi Tây Ban Nha và kêu gọi đàm phán với Chính phủ ở Madrid. Sự trì hoãn này được cho là xuất phát từ việc ông Puigdemont đối mặt với sức ép từ nhiều phía, bao gồm một bộ phận lớn người dân Catalonia không muốn ly khai, những lời cảnh báo từ Madrid, và cả áp lực từ Liên minh châu Âu (EU) muốn một Tây Ban Nha thống nhất.
“Sáng nay, nội các đã nhất trí chính thức đề nghị chính quyền Catalonia xác nhận là họ đã tuyên bố độc lập hay chưa, bởi đang có nhiều điều khó hiểu được tạo ra một cách có chủ đích liên quan đến việc thực thi một tuyên bố như vậy”, ông Rajoy phát biểu trên truyền hình sau một cuộc họp chính phủ nhằm cân nhắc cách thức giải quyết khủng hoảng.
Tiếp đó, vị Thủ tướng tuyên bố ra hạn sáng ngày 16/10 Catalonia phải trả lời câu hỏi trên. Nếu ông Puigdemont xác nhận đã tuyên bố độc lập, ông sẽ có thêm ba ngày để rút lại tuyên bố đó. Nếu tuyên bố độc lập của Catalonia không được rút lại, thì Điều 155 sẽ được kích hoạt.
Hiện chưa rõ chính quyền Catalonia sẽ trả lời yêu cầu này như thế nào, nhưng giới phân tích cho rằng Barcelona đang rơi vào thế khó bởi “đòn cân não” này của Chính phủ trung ương.
Nếu ông Puigdemont nói ông đã tuyên bố độc lập, Chính phủ trung ương sẽ vào cuộc bằng Điều 155. Nếu ông nói không, thì đảng cực tả CUP nhiều khả năng sẽ rút sự ủng hộ dành cho chính quyền thiểu số của ông.
“Ông Rajoy có hai mục đích: nếu ông Puigdemont tiếp tục mập mờ, thì phong trào ly khai sẽ càng phân rã; nếu ông Puigdemont khẳng định độc lập, thì ông Rajoy có thể áp dụng Điều 155”, ông Antonoio Barroso, Phó giám đốc công ty nghiên cứu Teneo Intelligence ở London, nhận định. “Bằng cách nào thì mục tiêu của ông Rajoy cũng là lập lại thượng tôn pháp luật ở Catalonia, và điều này có thể sẽ dẫn tới bầu cử sớm ở Catalonia”.
Việc kích hoạt Điều 155 nhằm giải quyết cuộc khủng hoảng Catalonia sẽ khiến triển vọng đạt được một giải pháp có sự đồng thuận của các bên càng trở nên xa vời hơn.
Tuy nhiên, Liên minh châu Âu (EU) có vẻ như đã thở phào khi thấy Tây Ban Nha, nền kinh tế lớn thứ tư trong Eurozone, ít nhất đã một hướng đi để phá vỡ thế bế tắc “ngộp thở” những ngày qua.
Một quan chức EU nói ông Puigdemont “có vẻ như đã lắng nghe những lời khuyên không nên làm điều gì đó không thể đảo ngược”. Đến nay, EU vẫn phớt lờ lời kêu gọi của ông Puigdemont muốn khối này đứng ra hòa giải giữa Barcelona và Madrid.
Cuộc khủng hoảng Catalonia nổ ra sau khi vùng này tổ chức cuộc trưng cầu dân ý về độc lập vào hôm 1/10, bất chấp sự ngăn cản của Chính phủ và Tòa án Hiếp pháp Tây Ban Nha. 90% số cử tri đi bỏ phiếu chọn ly khai khỏi Tây Ban Nha, nhưng tỷ lệ cử tri đi bỏ phiếu được cho chỉ đạt khoảng 42%.
Catalonia là một vùng tự trị thuộc phía Bắc Tây Ban Nha, có ngôn ngữ và văn hóa riêng, được xem là xứ giàu nhất ở đất nước của các đấu sỹ bò tót. Vùng này chiếm 1/5 GDP Tây Ban Nha và khoảng 1/4 giá trị xuất khẩu toàn quốc.