Thuế thu nhập doanh nghiệp: “Giảm xuống mức 25% là phù hợp”
Dự kiến vào 28/2 tới, Dự thảo Luật thuế Thu nhập doanh nghiệp sửa đổi sẽ được trình Quốc hội phê duyệt
Dự kiến vào 28/2 tới, Dự thảo Luật thuế Thu nhập doanh nghiệp sửa đổi sẽ được trình Quốc hội phê duyệt.
Một trong những nội dung của Dự thảo lần này được nhiều người quan tâm là mức thuế suất. Và dù đã được điều chỉnh, bổ sung nhằm phù hợp với thông lệ quốc tế cũng như thực tiễn của nền kinh tế, nhưng xung quanh mức thuế suất 25% vẫn còn nhiều ý kiến trái ngược nhau.
Để hiểu rõ hơn về lần sửa đổi này cũng như mức thuế đề xuất 25% , chúng tôi đã có cuộc trao đổi với ông Phùng Quốc Hiển, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Ngân sách của Quốc hội.
Giảm theo lộ trình
Thưa ông vì sao trong lần sửa đổi này, mức thuế thu nhập doanh nghiệp chỉ được đề xuất giảm có 3%, từ 28% xuống 25% mà không phải thấp hơn như các nước khác trong khu vực ?
Trong lộ trình cải cách thuế của Chính phủ giai đoạn 2005 -2010 có đặt ra 3 mục tiêu, đó là: phải làm sao giảm được thuế suất; phải mở được diện chịu thuế và phải khuyến khích sản xuất, đẩu tư phát triển và đảm bảo được nguồn thu cho ngân sách nhà nước.
Đối với thuế thu nhập doanh nghiệp, hiện chúng ta đang áp dụng mức thuế suất là 28%. Do đó, với việc đề xuất giảm xuống còn 25% trong dự thảo lần này cũng là nằm trong việc thực hiện những mục tiêu trên, đồng thời tạo điệu kiện cho các doanh nghiệp tích lũy được tài chính nên nó cũng sẽ góp phần tăng thu ngân sách trong thời gian tới.
Còn việc tại sao không giảm xuống thấp hơn như các nước trong khu vực là do chỉ đạo của Chính phủ, đó là cải cách thuế phải có lộ trình. Trước đây, chúng ta đã giảm từ 32% xuống 28% và lần này đang đề nghị xuống 25%.
Tuy nhiên, do hiện nay đất nước chúng ta đang trong giai đoạn phát triển, cho nên một trong những yêu cầu quan trọng nhất trong chính sách thuế là phải đảm bảo đủ ngân sách để phục vụ phát triển nền kinh tế và phúc lợi xã hội, tuyệt đối không để xảy ra tình trạng thiếu hụt ngân sách.
Tôi cũng xin lưu ý rằng, đối với các nước trong khu vực như Thái Lan, Singapore…thì hiện nay thuế suất của họ là 19% nhưng họ cũng phải theo lộ trình chứ không phải đột nhiên mà giảm xuống thấp như vậy.
Nhưng thưa ông, hiện nay chúng ta đang đẩy mạnh khuyến khích thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài.Vậy, việc áp dụng mức thuế 25% liệu có trở thành một rào cản ?
Theo tôi thì không, bởi trong thời gian qua, chúng ta vẫn đang áp dụng mức 28% nhưng con số về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vẫn liên tục tăng và đạt mức kỷ lục trên 20 tỷ USD vốn đăng ký trong năm 2007.
Vì vậy, nếu giảm xuống 25% thì tôi tin rằng không thể xem đó là rào cản được mà ngược lại đó được xem là bước đầu trong lộ trình thực hiện chính sách ưu đãi thu hút đầu tư nước ngoài.
Do đó, theo tôi, mức thuế suất dự kiến 25% là phù hợp với cả doanh nghiệp lẫn nền kinh tế.
Hiện nay, kinh tế trang trại đang phát triển mạnh với mức thu nhập của nhiều hộ có khi lên tới hàng trăm triệu đồng, nhưng tại sao trong lần sửa đổi này chúng ta vẫn không đưa các trang trại vào diện chịu thuế thu nhập doanh nghiệp ?
Đối với sản xuất nông – lâm nghiệp thì hiện nay Chính phủ vẫn đang có những ưu tiên, khuyến khích. Nguyên nhân là bởi, sau khi chúng ta gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới thì lĩnh vực nông nghiệp là lĩnh vực bị ảnh hưởng và chịu nhiều tác động bất lợi nhất.
Trong khi đó, lĩnh vực nông nghiệp vẫn là lĩnh vực thu hút đông đảo lực lượng lao động nhất nhưng lại là lĩnh vực đang có nhiều hạn chế hơn so với công nghiệp, dịch vụ… Do đó, Chính phủ xác định, trong thời gian tới vẫn phải có những cơ chế ưu tiên nhất định đối với lĩnh vực này.
Chưa rõ lần sửa đổi tiếp theo
Thưa ông, nhiều chuyên gia cho rằng, với sự thay đổi nhanh chóng của nền kinh tế thì mức thuế suất 25% sẽ không tồn tại được lâu, do đó buộc chúng ta lại phải sớm sửa đổi ?
Theo tôi thì hiện nay chúng ta cũng chưa thể khẳng định được điều này. Lý do là bởi, trong lần giảm thuế suất từ 32% xuống 28% thì chúng ta cũng phải mất đến 9 năm, và trong 9 năm đó nền kinh tế của chúng ta đã thay đổi rất nhiều nhưng cũng chỉ có một lần thay đổi.
Vì vậy, theo tôi thì trong lần sửa đổi này cũng sẽ có được sự ổn định tương đối lâu dài, và chỉ thay đổi theo như kế hoạch đã vạch ra trong lộ trình.
Vậy, theo lộ trình thì đến bao giờ chúng ta lại thay đổi mức thuế suất này, thưa ông ?
Mức thuế suất thu nhập doanh nghiệp 25% là nằm trong lộ trình cải cách chính sách thuế giai đoạn 2010 – 2015 do Chính phủ chỉ đạo. Do đó, hiện nay chúng ta vẫn chưa có thời gian cụ thể cho lần sửa đổi tiếp theo.
Tuy nhiên, việc có tiếp tục giảm hay không và khi nào thì lại phải căn cứ vào tình hình thực tế cũng như phù hợp với mục tiêu và phương thức lựa chọn thu hút đầu tư, để làm sao vừa đảm bảo lợi ích cho nền kinh tế vừa đảm bảo tính công bằng cho nhân dân.
Còn theo tôi thì việc giảm thuế suất là một tất yếu khách quan, nó phù hợp với thông lệ quốc tế và xu hướng chung của các nước trong khu vực.
Một trong những nội dung của Dự thảo lần này được nhiều người quan tâm là mức thuế suất. Và dù đã được điều chỉnh, bổ sung nhằm phù hợp với thông lệ quốc tế cũng như thực tiễn của nền kinh tế, nhưng xung quanh mức thuế suất 25% vẫn còn nhiều ý kiến trái ngược nhau.
Để hiểu rõ hơn về lần sửa đổi này cũng như mức thuế đề xuất 25% , chúng tôi đã có cuộc trao đổi với ông Phùng Quốc Hiển, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Ngân sách của Quốc hội.
Giảm theo lộ trình
Thưa ông vì sao trong lần sửa đổi này, mức thuế thu nhập doanh nghiệp chỉ được đề xuất giảm có 3%, từ 28% xuống 25% mà không phải thấp hơn như các nước khác trong khu vực ?
Trong lộ trình cải cách thuế của Chính phủ giai đoạn 2005 -2010 có đặt ra 3 mục tiêu, đó là: phải làm sao giảm được thuế suất; phải mở được diện chịu thuế và phải khuyến khích sản xuất, đẩu tư phát triển và đảm bảo được nguồn thu cho ngân sách nhà nước.
Đối với thuế thu nhập doanh nghiệp, hiện chúng ta đang áp dụng mức thuế suất là 28%. Do đó, với việc đề xuất giảm xuống còn 25% trong dự thảo lần này cũng là nằm trong việc thực hiện những mục tiêu trên, đồng thời tạo điệu kiện cho các doanh nghiệp tích lũy được tài chính nên nó cũng sẽ góp phần tăng thu ngân sách trong thời gian tới.
Còn việc tại sao không giảm xuống thấp hơn như các nước trong khu vực là do chỉ đạo của Chính phủ, đó là cải cách thuế phải có lộ trình. Trước đây, chúng ta đã giảm từ 32% xuống 28% và lần này đang đề nghị xuống 25%.
Tuy nhiên, do hiện nay đất nước chúng ta đang trong giai đoạn phát triển, cho nên một trong những yêu cầu quan trọng nhất trong chính sách thuế là phải đảm bảo đủ ngân sách để phục vụ phát triển nền kinh tế và phúc lợi xã hội, tuyệt đối không để xảy ra tình trạng thiếu hụt ngân sách.
Tôi cũng xin lưu ý rằng, đối với các nước trong khu vực như Thái Lan, Singapore…thì hiện nay thuế suất của họ là 19% nhưng họ cũng phải theo lộ trình chứ không phải đột nhiên mà giảm xuống thấp như vậy.
Nhưng thưa ông, hiện nay chúng ta đang đẩy mạnh khuyến khích thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài.Vậy, việc áp dụng mức thuế 25% liệu có trở thành một rào cản ?
Theo tôi thì không, bởi trong thời gian qua, chúng ta vẫn đang áp dụng mức 28% nhưng con số về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vẫn liên tục tăng và đạt mức kỷ lục trên 20 tỷ USD vốn đăng ký trong năm 2007.
Vì vậy, nếu giảm xuống 25% thì tôi tin rằng không thể xem đó là rào cản được mà ngược lại đó được xem là bước đầu trong lộ trình thực hiện chính sách ưu đãi thu hút đầu tư nước ngoài.
Do đó, theo tôi, mức thuế suất dự kiến 25% là phù hợp với cả doanh nghiệp lẫn nền kinh tế.
Hiện nay, kinh tế trang trại đang phát triển mạnh với mức thu nhập của nhiều hộ có khi lên tới hàng trăm triệu đồng, nhưng tại sao trong lần sửa đổi này chúng ta vẫn không đưa các trang trại vào diện chịu thuế thu nhập doanh nghiệp ?
Đối với sản xuất nông – lâm nghiệp thì hiện nay Chính phủ vẫn đang có những ưu tiên, khuyến khích. Nguyên nhân là bởi, sau khi chúng ta gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới thì lĩnh vực nông nghiệp là lĩnh vực bị ảnh hưởng và chịu nhiều tác động bất lợi nhất.
Trong khi đó, lĩnh vực nông nghiệp vẫn là lĩnh vực thu hút đông đảo lực lượng lao động nhất nhưng lại là lĩnh vực đang có nhiều hạn chế hơn so với công nghiệp, dịch vụ… Do đó, Chính phủ xác định, trong thời gian tới vẫn phải có những cơ chế ưu tiên nhất định đối với lĩnh vực này.
Chưa rõ lần sửa đổi tiếp theo
Thưa ông, nhiều chuyên gia cho rằng, với sự thay đổi nhanh chóng của nền kinh tế thì mức thuế suất 25% sẽ không tồn tại được lâu, do đó buộc chúng ta lại phải sớm sửa đổi ?
Theo tôi thì hiện nay chúng ta cũng chưa thể khẳng định được điều này. Lý do là bởi, trong lần giảm thuế suất từ 32% xuống 28% thì chúng ta cũng phải mất đến 9 năm, và trong 9 năm đó nền kinh tế của chúng ta đã thay đổi rất nhiều nhưng cũng chỉ có một lần thay đổi.
Vì vậy, theo tôi thì trong lần sửa đổi này cũng sẽ có được sự ổn định tương đối lâu dài, và chỉ thay đổi theo như kế hoạch đã vạch ra trong lộ trình.
Vậy, theo lộ trình thì đến bao giờ chúng ta lại thay đổi mức thuế suất này, thưa ông ?
Mức thuế suất thu nhập doanh nghiệp 25% là nằm trong lộ trình cải cách chính sách thuế giai đoạn 2010 – 2015 do Chính phủ chỉ đạo. Do đó, hiện nay chúng ta vẫn chưa có thời gian cụ thể cho lần sửa đổi tiếp theo.
Tuy nhiên, việc có tiếp tục giảm hay không và khi nào thì lại phải căn cứ vào tình hình thực tế cũng như phù hợp với mục tiêu và phương thức lựa chọn thu hút đầu tư, để làm sao vừa đảm bảo lợi ích cho nền kinh tế vừa đảm bảo tính công bằng cho nhân dân.
Còn theo tôi thì việc giảm thuế suất là một tất yếu khách quan, nó phù hợp với thông lệ quốc tế và xu hướng chung của các nước trong khu vực.