Thưởng tiền theo lối Mỹ
Đối với đa số người Mỹ, tiền thưởng trở thành một biểu tượng chứng tỏ người được thưởng đã xuất sắc trong công việc mà anh ta làm
Theo ước tính mới đây của bang New York, tiền thưởng (bonus) năm 2006 của năm công ty tài chính lớn nhất của Mỹ (Goldman Sachs, Morgan Stanley, Merrill Lynch, Lehman Brothers và Bear Stearns) tăng 30%: họ sẽ phát cả thảy 36 tỉ đô la cho 173.000 nhân viên làm việc trên khắp thế giới.
Riêng Lloyd Blankfein, mới được bổ nhiệm lãnh đạo Công ty Goldman Sachs vào tháng 6 vừa qua, sẽ nhận được 53,4 triệu đô la (một kỷ lục mới!) trong đó có 27,7 triệu bằng tiền và 15,7 triệu bằng cổ phiếu. So với món tiền thưởng này, lương chính thức của ông ta (600.000 đô la) thật quá ít: chỉ hơn 1% thôi! Còn hai người làm phó cho Lloyd Blankfein thì được thưởng mỗi người 25 triệu đô la.
Tưởng cũng cần nói thêm rằng, năm 2006, ngân hàng kinh doanh số 1 thế giới này đã thu được số tiền lời cao nhất trong lịch sử của nó: 9,54 tỉ đô la (tức tăng 70% so với năm 2005) trên doanh số 37,6 tỉ đô la. Và tuần vừa rồi, John Mack, Tổng giám đốc của Morgan Stanley, đã bỏ túi 41,1 triệu đô la tiền thưởng. Đối với đa số người Mỹ, tiền thưởng trở thành một biểu tượng chứng tỏ người được thưởng đã xuất sắc trong công việc mà anh ta làm.
Tại sao các công ty tài chính lại phát các món tiền thưởng khổng lồ như vậy?
Theo bà Maureen Brille, từng làm việc 19 năm ở Wall Street và nay là Giám đốc của Gerson Group, chuyên cố vấn và tuyển nhân viên cho các công ty tài chính, thì “từ nay, khi nói đến lương bổng, người ta ít tính đến lương cơ bản vì nó trở thành không đáng kể. Nếu một người lãnh lương mỗi năm 200.000 đô la nhưng lại được thưởng đến 5 triệu đô la, thì dĩ nhiên anh ta không quan tâm đến lương”.
Cũng theo bà Maureen Brille, tiền thưởng dựa trên tiền lời đã bùng nổ trong khu vực tài chính trong các năm qua. Thị trường lao động trong ngành tài chính trở thành rất cạnh tranh nên các nhân viên thường đòi được thưởng. Do đó, các công ty phải tăng gấp bội tiền thưởng để cố giữ những người có năng lực.
Vì ngành ngân hàng kinh doanh chủ yếu dựa trên nhân sự chứ không phải trên vốn, nên đóng góp của một nhân viên vào kết quả của công ty là trực tiếp và có thể đo lường một cách dễ dàng. Vì thế, việc thưởng cho nhân viên tùy theo mức độ đóng góp là không khó lắm.
Trong một chừng mực nào đó, toàn cầu hóa cũng có nghĩa là “Mỹ hóa” nên lối phát “bonus” nói trên đã được dùng khắp nơi, đặc biệt là ở Anh. Thực vậy, ở City, khu tài chính của London, các “golden boys” cũng được thưởng chẳng thua gì các đồng nghiệp của họ ở New York.
Theo một báo cáo mới công bố của Trung tâm Nghiên cứu kinh tế và tài chính của London, tổng số tiền thưởng ở City lên đến 17 tỉ đô la và có đến 4.200 nhân viên được thưởng bình quân mỗi người 2 triệu đô la. Chẳng hạn Michael Sherwood (41 tuổi) dường như được thưởng đến 39 triệu đô la vì đã giúp Goldman Sachs ký được một số hợp đồng rất lớn.
Tiện đây cũng xin nhắc đến chi tiết đáng suy nghĩ này: tuần rồi, 120 nhân viên lo quét dọn cho các trụ sở của Goldman Sachs ở London đã đình công để phản đối việc họ không được tăng lương trong khi công ty này thưởng cho các nhân viên cao cấp như Michael Sherwood những món tiền quá lớn: hơn 2.000 lần lương của họ!
Trong khi ở Mỹ và ở Anh, các ngân hàng rất tự hào khi công bố danh sách những người được nhận tiền thưởng cao nhất vì cho rằng điều đó chứng tỏ sức khỏe tài chính của họ rất tốt, thì ở Pháp tiền thưởng cho đến nay vẫn bị xem là điều cấm kỵ: các ngân hàng Pháp thường giấu kín tổng số tiền dành để thưởng cho nhân viên, còn nhân viên thì không ai nói ra là mình được thưởng bao nhiêu.
Về sự công khai, minh bạch, phải nói là các công ty Pháp còn thua xa các công ty Anh, Mỹ! Nhưng thực ra, tất cả các ngân hàng ở Pháp đều làm theo lối Mỹ, dù bị dư luận lên án.
Năm 2000, khi Trưởng phòng Cổ phiếu của Crédit Lyonnais được thưởng 10 triệu euro, còn người làm phó cho ông thì đươc 7 triệu, các công đoàn của ngân hàng này đã kịch liệt phản đối. Theo các chuyên gia tài chính, hiện nay ở Pháp có từ 1.000-1.500 người, chủ yếu làm trong các phòng giao dịch của các ngân hàng lớn, có lương bổng cao hơn các tổng giám đốc của họ.
Trước tình hình đó, Daniel Lebègue, Chủ tịch Viện các nhà quản trị của Pháp, tuyên bố: “Tôi bàng hoàng và sửng sốt, hệ thống đã trở thành điên loạn, guồng máy đã chạy quá tải, không một khu vực kinh tế nào khác lại theo logic này”.
Còn Régis Dos Santos, một nhà lãnh đạo nghiệp đoàn, thì cho rằng lối thưởng tiền nói trên đe dọa sự vận hành tốt của ngân hàng: “Người ta tạo ra hai loại nhân viên: các kỹ thuật viên thì chỉ được tăng lương, năm hơn bù năm kém, khoảng 2%; còn các nhân viên tài chính cao cấp thì được thưởng quá nhiều tiền. Đó là điều chướng tai gai mắt và xấu cho sự gắn kết của doanh nghiệp”.
Riêng Lloyd Blankfein, mới được bổ nhiệm lãnh đạo Công ty Goldman Sachs vào tháng 6 vừa qua, sẽ nhận được 53,4 triệu đô la (một kỷ lục mới!) trong đó có 27,7 triệu bằng tiền và 15,7 triệu bằng cổ phiếu. So với món tiền thưởng này, lương chính thức của ông ta (600.000 đô la) thật quá ít: chỉ hơn 1% thôi! Còn hai người làm phó cho Lloyd Blankfein thì được thưởng mỗi người 25 triệu đô la.
Tưởng cũng cần nói thêm rằng, năm 2006, ngân hàng kinh doanh số 1 thế giới này đã thu được số tiền lời cao nhất trong lịch sử của nó: 9,54 tỉ đô la (tức tăng 70% so với năm 2005) trên doanh số 37,6 tỉ đô la. Và tuần vừa rồi, John Mack, Tổng giám đốc của Morgan Stanley, đã bỏ túi 41,1 triệu đô la tiền thưởng. Đối với đa số người Mỹ, tiền thưởng trở thành một biểu tượng chứng tỏ người được thưởng đã xuất sắc trong công việc mà anh ta làm.
Tại sao các công ty tài chính lại phát các món tiền thưởng khổng lồ như vậy?
Theo bà Maureen Brille, từng làm việc 19 năm ở Wall Street và nay là Giám đốc của Gerson Group, chuyên cố vấn và tuyển nhân viên cho các công ty tài chính, thì “từ nay, khi nói đến lương bổng, người ta ít tính đến lương cơ bản vì nó trở thành không đáng kể. Nếu một người lãnh lương mỗi năm 200.000 đô la nhưng lại được thưởng đến 5 triệu đô la, thì dĩ nhiên anh ta không quan tâm đến lương”.
Cũng theo bà Maureen Brille, tiền thưởng dựa trên tiền lời đã bùng nổ trong khu vực tài chính trong các năm qua. Thị trường lao động trong ngành tài chính trở thành rất cạnh tranh nên các nhân viên thường đòi được thưởng. Do đó, các công ty phải tăng gấp bội tiền thưởng để cố giữ những người có năng lực.
Vì ngành ngân hàng kinh doanh chủ yếu dựa trên nhân sự chứ không phải trên vốn, nên đóng góp của một nhân viên vào kết quả của công ty là trực tiếp và có thể đo lường một cách dễ dàng. Vì thế, việc thưởng cho nhân viên tùy theo mức độ đóng góp là không khó lắm.
Trong một chừng mực nào đó, toàn cầu hóa cũng có nghĩa là “Mỹ hóa” nên lối phát “bonus” nói trên đã được dùng khắp nơi, đặc biệt là ở Anh. Thực vậy, ở City, khu tài chính của London, các “golden boys” cũng được thưởng chẳng thua gì các đồng nghiệp của họ ở New York.
Theo một báo cáo mới công bố của Trung tâm Nghiên cứu kinh tế và tài chính của London, tổng số tiền thưởng ở City lên đến 17 tỉ đô la và có đến 4.200 nhân viên được thưởng bình quân mỗi người 2 triệu đô la. Chẳng hạn Michael Sherwood (41 tuổi) dường như được thưởng đến 39 triệu đô la vì đã giúp Goldman Sachs ký được một số hợp đồng rất lớn.
Tiện đây cũng xin nhắc đến chi tiết đáng suy nghĩ này: tuần rồi, 120 nhân viên lo quét dọn cho các trụ sở của Goldman Sachs ở London đã đình công để phản đối việc họ không được tăng lương trong khi công ty này thưởng cho các nhân viên cao cấp như Michael Sherwood những món tiền quá lớn: hơn 2.000 lần lương của họ!
Trong khi ở Mỹ và ở Anh, các ngân hàng rất tự hào khi công bố danh sách những người được nhận tiền thưởng cao nhất vì cho rằng điều đó chứng tỏ sức khỏe tài chính của họ rất tốt, thì ở Pháp tiền thưởng cho đến nay vẫn bị xem là điều cấm kỵ: các ngân hàng Pháp thường giấu kín tổng số tiền dành để thưởng cho nhân viên, còn nhân viên thì không ai nói ra là mình được thưởng bao nhiêu.
Về sự công khai, minh bạch, phải nói là các công ty Pháp còn thua xa các công ty Anh, Mỹ! Nhưng thực ra, tất cả các ngân hàng ở Pháp đều làm theo lối Mỹ, dù bị dư luận lên án.
Năm 2000, khi Trưởng phòng Cổ phiếu của Crédit Lyonnais được thưởng 10 triệu euro, còn người làm phó cho ông thì đươc 7 triệu, các công đoàn của ngân hàng này đã kịch liệt phản đối. Theo các chuyên gia tài chính, hiện nay ở Pháp có từ 1.000-1.500 người, chủ yếu làm trong các phòng giao dịch của các ngân hàng lớn, có lương bổng cao hơn các tổng giám đốc của họ.
Trước tình hình đó, Daniel Lebègue, Chủ tịch Viện các nhà quản trị của Pháp, tuyên bố: “Tôi bàng hoàng và sửng sốt, hệ thống đã trở thành điên loạn, guồng máy đã chạy quá tải, không một khu vực kinh tế nào khác lại theo logic này”.
Còn Régis Dos Santos, một nhà lãnh đạo nghiệp đoàn, thì cho rằng lối thưởng tiền nói trên đe dọa sự vận hành tốt của ngân hàng: “Người ta tạo ra hai loại nhân viên: các kỹ thuật viên thì chỉ được tăng lương, năm hơn bù năm kém, khoảng 2%; còn các nhân viên tài chính cao cấp thì được thưởng quá nhiều tiền. Đó là điều chướng tai gai mắt và xấu cho sự gắn kết của doanh nghiệp”.