Thủy điện Sông Tranh 2: Đang xây phương án phòng chống vỡ đập
Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải báo cáo Quốc hội về việc đảm bảo an toàn cho thủy điện Sông Tranh 2
Chính phủ sẽ tiếp tục chỉ đạo các bộ, ngành theo dõi để đánh giá cũng như có các giải pháp phù hợp để đảm bảo an toàn cho thủy điện Sông Tranh 2, Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải báo cáo Quốc hội tại phiên thảo luận sáng 31/10.
Liên tục động đất, gây tranh cãi nảy lửa ở nhiều diễn đàn, Sông Tranh 2, như nhấn mạnh của Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, không những là mối quan tâm của cử tri Quảng Nam, còn là sự quan tâm của cử tri cả nước.
Báo cáo giám sát của Ủy ban Khoa học - Công nghệ và Môi trường của Quốc hội, theo Phó thủ tướng là đã rất rõ ràng, ông chỉ báo cáo thêm một số nội dung.
Hai vấn đề xuất hiện sau khi tích nước của dự này được ông Hải nhấn mạnh, thứ nhất là lượng thấm ở công trình đập từ 30-80 lít trên giây, đã vượt mức tiêu chuẩn cho phép. Hai là xuất hiện động đất được xác định là động đất kích thích do tác động của hồ chứa. Từ tháng 11/2011 đến nay có 66 đợt động đất kích thích, trong đó có 2 lần có động đất đạt 4,2 độ richter và một lần trong ngày 22/10 lên đến mức động đất cao nhất là 4,6 độ richter trên tiêu chuẩn thiết kế là 5,5 độ richter và tiêu chuẩn tính kiểm tra của đập là 6 độ richter.
Phó thủ tướng cũng cho biết Chính phủ có chỉ đạo kịp thời các cơ quan chức năng thực hiện việc kiểm tra trên công trường và đưa ra các giải pháp khắc phục.
Đến tháng 8/2012, việc chống thấm đã được nghiệm thu đạt chuẩn cho phép. Còn động đất thì qua báo cáo đánh giá của tư vấn nước ngoài, đập được thiết kế bảo đảm về tiêu chuẩn và có dự phòng về ổn định đập cũng như ổn định chống động đất, hiện nay cho thấy không có dấu hiệu mất an toàn của đập cũng như về hồ chứa.
"Tuy vậy, lấy bảo đảm an toàn cho người dân vùng hạ du làm mục tiêu số một cho nên Thủ tướng đã quyết định là không tích nước hồ chứa của mùa lũ năm nay và tổ chức một đoàn công tác kiểm tra cũng như theo dõi đánh giá đập trong suốt thời gian mùa lũ", Phó thủ tướng nói.
Ông cũng cho biết phương án phòng, chống lụt bão cũng như phương án phòng, chống vỡ đập đang được xây dựng. Khi chuẩn bị xong phương án này, sẽ xây dựng các phương án diễn tập sự cố khi vỡ đập, để có thể bảo đảm an toàn cả khi có trường hợp xấu nhất xảy ra.
Thủ tướng đã giao cho các cơ quan bảo đảm lắp 5 trạm về đo địa chấn cũng như lắp đầy đủ các thiết bị quan trắc đập để có điều kiện theo dõi và đánh giá về ổn định và an toàn đập trong thời gian tới, ông cho biết thêm.
Liên quan đến công tác thống kê, đền bù cũng đã thống kê hơn 1.000 nhà của người dân bị ảnh hưởng, bị tác động bị nứt và sẽ có các giải pháp chủ đầu tư để đền bù, hỗ trợ cho người dân trong thời gian tới.
Những vướng mắc trong khâu đền bù tái định cư đối với 1.000 hộ dân, 5.000 nhân khẩu bị tác động khi thực hiện dự án này, theo Phó thủ tướng, chủ đầu tư cũng như địa phương đang có các giải pháp để khắc phục vấn đề thiếu đất sản xuất, bảo đảm xây dựng các đường nội bộ khu tái định cư, khắc phục các nhà tái định cư còn chưa bảo đảm chất lượng cũng như cung cấp nước cho các khu tái định cư.
Liên tục động đất, gây tranh cãi nảy lửa ở nhiều diễn đàn, Sông Tranh 2, như nhấn mạnh của Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, không những là mối quan tâm của cử tri Quảng Nam, còn là sự quan tâm của cử tri cả nước.
Báo cáo giám sát của Ủy ban Khoa học - Công nghệ và Môi trường của Quốc hội, theo Phó thủ tướng là đã rất rõ ràng, ông chỉ báo cáo thêm một số nội dung.
Hai vấn đề xuất hiện sau khi tích nước của dự này được ông Hải nhấn mạnh, thứ nhất là lượng thấm ở công trình đập từ 30-80 lít trên giây, đã vượt mức tiêu chuẩn cho phép. Hai là xuất hiện động đất được xác định là động đất kích thích do tác động của hồ chứa. Từ tháng 11/2011 đến nay có 66 đợt động đất kích thích, trong đó có 2 lần có động đất đạt 4,2 độ richter và một lần trong ngày 22/10 lên đến mức động đất cao nhất là 4,6 độ richter trên tiêu chuẩn thiết kế là 5,5 độ richter và tiêu chuẩn tính kiểm tra của đập là 6 độ richter.
Phó thủ tướng cũng cho biết Chính phủ có chỉ đạo kịp thời các cơ quan chức năng thực hiện việc kiểm tra trên công trường và đưa ra các giải pháp khắc phục.
Đến tháng 8/2012, việc chống thấm đã được nghiệm thu đạt chuẩn cho phép. Còn động đất thì qua báo cáo đánh giá của tư vấn nước ngoài, đập được thiết kế bảo đảm về tiêu chuẩn và có dự phòng về ổn định đập cũng như ổn định chống động đất, hiện nay cho thấy không có dấu hiệu mất an toàn của đập cũng như về hồ chứa.
"Tuy vậy, lấy bảo đảm an toàn cho người dân vùng hạ du làm mục tiêu số một cho nên Thủ tướng đã quyết định là không tích nước hồ chứa của mùa lũ năm nay và tổ chức một đoàn công tác kiểm tra cũng như theo dõi đánh giá đập trong suốt thời gian mùa lũ", Phó thủ tướng nói.
Ông cũng cho biết phương án phòng, chống lụt bão cũng như phương án phòng, chống vỡ đập đang được xây dựng. Khi chuẩn bị xong phương án này, sẽ xây dựng các phương án diễn tập sự cố khi vỡ đập, để có thể bảo đảm an toàn cả khi có trường hợp xấu nhất xảy ra.
Thủ tướng đã giao cho các cơ quan bảo đảm lắp 5 trạm về đo địa chấn cũng như lắp đầy đủ các thiết bị quan trắc đập để có điều kiện theo dõi và đánh giá về ổn định và an toàn đập trong thời gian tới, ông cho biết thêm.
Liên quan đến công tác thống kê, đền bù cũng đã thống kê hơn 1.000 nhà của người dân bị ảnh hưởng, bị tác động bị nứt và sẽ có các giải pháp chủ đầu tư để đền bù, hỗ trợ cho người dân trong thời gian tới.
Những vướng mắc trong khâu đền bù tái định cư đối với 1.000 hộ dân, 5.000 nhân khẩu bị tác động khi thực hiện dự án này, theo Phó thủ tướng, chủ đầu tư cũng như địa phương đang có các giải pháp để khắc phục vấn đề thiếu đất sản xuất, bảo đảm xây dựng các đường nội bộ khu tái định cư, khắc phục các nhà tái định cư còn chưa bảo đảm chất lượng cũng như cung cấp nước cho các khu tái định cư.