Tiễn ông Táo về trời: Hàng mã vùn vụt tăng giá
Thiếu hàng phục vụ tiễn ông Công, ông Táo về trời đã khiến giá của những sản phẩm hàng mã như mũ, giày, cá chép tăng mạnh
Tại nhiều chợ của Hà Nội hôm nay do “khan” hàng mã phục vụ nhu cầu tiễn ông Công, ông Táo về trời, nên giá bán của mặt hàng này đã tăng đáng kể.
Với quan niệm ông Công là vị thần cai quản đất đai, Táo Quân (ông Táo) là 3 thần (2 nam, 1 nữ) trông coi việc bếp núc trong gia đình, lễ vật để hóa trong ngày 23 tháng Chạp thường gồm một mũ tai chuồn và một đôi ủng loại to dùng cho ông Công, còn 3 mũ nhỏ cùng giày, cá chép giấy là để tiễn ông Táo. Ngoài ra, các gia đình còn đốt thêm cả vàng mã để các vị làm “lộ phí”.
Năm nay, do các chi phí đầu vào như xăng dầu, giấy… đều tăng so với năm trước nên giá bán của những sản phẩm hàng mã này phổ biến là 35.000- 40.000 đồng/bộ tại các chợ của Hà Nội. “Năm trước, cũng những sản phẩm tương tự, nhưng giá chỉ vào khoảng 30.000 đồng/bộ”, chị Mai một bà nội trợ cho hay.
Tuy nhiên, theo khảo sát của VnEconomy, tại nhiều chợ như Đồng Tâm, Cổ Nhuế, Nghĩa Tân, Đồng Xa do chỉ đến tầm trưa hôm nay là các mặt hàng này đã trở nên khan hiếm. Nhân cơ hội này một số cửa hàng đã tăng giá bán lên đáng kể.
Cụ thể, vào buổi chiều, tại nhiều chợ giá bán của các đồ lễ trên đã tăng lên 50.000- 70.000đồng/bộ. Thậm chí, có gánh hàng rong với lý do “cả năm mới hóa có một lần” nên mức giá được đưa ra là 80.000 đồng/bộ.
Bà Minh chủ một cửa hàng vàng mã tại chợ Đồng Xa (Mai Dịch) cho biết: Sản phẩm phục vụ ông Công, ông Táo nếu không bán hết trong hôm nay, thì phải để tròn một năm sau mới có thể bán. Vì vậy, nhiều người đã không dám “ôm” nhiều hàng vì sợ đọng vốn.
Trái hẳn với sự thiếu hụt về lượng cung mũ, giày phục vụ tiễn ông Công, ông Táo, trên thị trường cá chép sống lại khá dồi dào. Tuy nhiên, năm nay, cá chép lớn có vẻ ít, chủ yếu chỉ là cá chép hồng loại nhỏ kích cỡ khoảng hai ngón tay và nhỉnh hơn. Tùy theo kích thước, những chú cá này được bán với giá phổ biến từ 10.000- 20.000 đồng/3 con.
Tại chợ Đồng Tâm (Hai Bà Trưng), vào tầm giữa trưa, vừa chào bán với giá 15.000 đồng/3 con, thấy khách mua còn lưỡng lự, chủ hàng đã xuống giá 10.000 đồng/5 con. Thậm chí “5.000 đồng/3 con cũng được”, người bán hàng xởi lởi.
Tuy nhiên theo quan sát, năm nay nhiều người dân thủ đô dường như không “mặn mà” lắm với việc mua cá chép sống về thắp hương khi tiễn ông Táo về trời.
Cũng chỉ chọn mua mũ, giày về hóa vào ngày 23, chị Thủy (Mai Dịch) cho hay: Những năm trước, tôi cũng hay mua cá chép để thắp hương. Nhưng, gần đây nghe các chị em trong văn phòng nói rằng, các ao hồ của Hà Nội ô nhiễm, cá thả xuống cũng khó sống. Vì thế tôi chỉ dùng cá chép giấy, mà trong bộ này cũng đã có.
Một người bán cá tại chợ Đồng Xa cũng thừa nhận, lượng cá chị bán được vào ngày này năm nay đã ít hơn hẳn so với năm ngoái, có khi chỉ bằng 1/2.
Với quan niệm ông Công là vị thần cai quản đất đai, Táo Quân (ông Táo) là 3 thần (2 nam, 1 nữ) trông coi việc bếp núc trong gia đình, lễ vật để hóa trong ngày 23 tháng Chạp thường gồm một mũ tai chuồn và một đôi ủng loại to dùng cho ông Công, còn 3 mũ nhỏ cùng giày, cá chép giấy là để tiễn ông Táo. Ngoài ra, các gia đình còn đốt thêm cả vàng mã để các vị làm “lộ phí”.
Năm nay, do các chi phí đầu vào như xăng dầu, giấy… đều tăng so với năm trước nên giá bán của những sản phẩm hàng mã này phổ biến là 35.000- 40.000 đồng/bộ tại các chợ của Hà Nội. “Năm trước, cũng những sản phẩm tương tự, nhưng giá chỉ vào khoảng 30.000 đồng/bộ”, chị Mai một bà nội trợ cho hay.
Tuy nhiên, theo khảo sát của VnEconomy, tại nhiều chợ như Đồng Tâm, Cổ Nhuế, Nghĩa Tân, Đồng Xa do chỉ đến tầm trưa hôm nay là các mặt hàng này đã trở nên khan hiếm. Nhân cơ hội này một số cửa hàng đã tăng giá bán lên đáng kể.
Cụ thể, vào buổi chiều, tại nhiều chợ giá bán của các đồ lễ trên đã tăng lên 50.000- 70.000đồng/bộ. Thậm chí, có gánh hàng rong với lý do “cả năm mới hóa có một lần” nên mức giá được đưa ra là 80.000 đồng/bộ.
Bà Minh chủ một cửa hàng vàng mã tại chợ Đồng Xa (Mai Dịch) cho biết: Sản phẩm phục vụ ông Công, ông Táo nếu không bán hết trong hôm nay, thì phải để tròn một năm sau mới có thể bán. Vì vậy, nhiều người đã không dám “ôm” nhiều hàng vì sợ đọng vốn.
Trái hẳn với sự thiếu hụt về lượng cung mũ, giày phục vụ tiễn ông Công, ông Táo, trên thị trường cá chép sống lại khá dồi dào. Tuy nhiên, năm nay, cá chép lớn có vẻ ít, chủ yếu chỉ là cá chép hồng loại nhỏ kích cỡ khoảng hai ngón tay và nhỉnh hơn. Tùy theo kích thước, những chú cá này được bán với giá phổ biến từ 10.000- 20.000 đồng/3 con.
Tại chợ Đồng Tâm (Hai Bà Trưng), vào tầm giữa trưa, vừa chào bán với giá 15.000 đồng/3 con, thấy khách mua còn lưỡng lự, chủ hàng đã xuống giá 10.000 đồng/5 con. Thậm chí “5.000 đồng/3 con cũng được”, người bán hàng xởi lởi.
Tuy nhiên theo quan sát, năm nay nhiều người dân thủ đô dường như không “mặn mà” lắm với việc mua cá chép sống về thắp hương khi tiễn ông Táo về trời.
Cũng chỉ chọn mua mũ, giày về hóa vào ngày 23, chị Thủy (Mai Dịch) cho hay: Những năm trước, tôi cũng hay mua cá chép để thắp hương. Nhưng, gần đây nghe các chị em trong văn phòng nói rằng, các ao hồ của Hà Nội ô nhiễm, cá thả xuống cũng khó sống. Vì thế tôi chỉ dùng cá chép giấy, mà trong bộ này cũng đã có.
Một người bán cá tại chợ Đồng Xa cũng thừa nhận, lượng cá chị bán được vào ngày này năm nay đã ít hơn hẳn so với năm ngoái, có khi chỉ bằng 1/2.