Tiền thuê đất tăng: Bộ làm căng, tỉnh tìm cách lách
Gây lo lắng cho đông đảo doanh nghiệp trên toàn quốc, vấn đề giá thuê đất tăng tiếp tục có những diễn biến mới rất đáng chú ý
Gây lo lắng cho đông đảo doanh nghiệp trên toàn quốc, vấn đề giá thuê đất tăng tiếp tục có những diễn biến mới rất đáng chú ý.
Vừa giảm, vừa tăng?
Trong vòng một tháng, Bộ Tài chính đã thể hiện những ứng xử khác biệt với cộng đồng doanh nghiệp trong bối cảnh khó khăn.
Cụ thể, ngày 21/7, đăng đàn tại Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Tài chính Vũ Văn Ninh đã chính thức đề xuất việc áp dụng một số chính sách thuế để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, theo đó sẽ giảm 30% thuế thu nhập cho doanh nghiệp vừa và nhỏ; giảm 50% mức thuế khoán VAT, thu nhập doanh nghiệp và thu nhập cá nhân cho các hộ kinh doanh nhà trọ, cung cấp suất ăn cho công nhân và dịch vụ giữ trẻ.
Theo ông Ninh, việc miễn giảm thuế sẽ góp phần hỗ trợ doanh nghiệp giảm bớt khó khăn, tạo điều kiện cho doanh nghiệp ổn định và phát triển sản xuất kinh doanh và tổng số thuế dự kiến miễn giảm và giãn được tính toán là vào khoảng 13.300 tỷ đồng.
Tại Quốc hội, Bộ trưởng Ninh phát biểu với tư cách là đại diện cho Chính phủ, song phương án miễn giảm thuế đã được chính Bộ Tài chính soạn thảo và tính toán, và ít nhiều việc này đã đem lại cảm nhận rằng lãnh đạo Bộ Tài chính đang thật sự quan tâm đến những khó khăn của cộng đồng doanh nghiệp.
Tuy nhiên, chỉ trước đó ít tuần, Bộ Tài chính cũng đã ký ban hành thông tư hướng dẫn cách tính đơn giá thu tiền thuê đất, thuê mặt nước theo quy định mới, một văn bản mà theo đánh giá của nhiều doanh nghiệp là đang mang lại gánh nặng thực sự cho cộng đồng doanh nghiệp.
Theo quy định hiện hành, trường hợp thuê đất trả tiền hàng năm thì đơn giá thuê đất một năm được tính bằng 0,5% giá đất theo mục đích sử dụng do UBND cấp tỉnh ban hành. Đối với đất thuộc đô thị, trung tâm thương mại, dịch vụ, đầu mối giao thông, khu dân cư tập trung… thì căn cứ vào thực tế ở địa phương, UBND cấp tỉnh quyết định đơn giá thuê đất cao hơn 0,5% giá đất nhưng tối đa không quá 2% giá đất do UBND cấp tỉnh ban hành.
Tuy nhiên, theo quy định tại thông tư mới thì kể từ ngày 15/8/2011, đơn giá thuê đất một năm được tính bằng 1,5% giá đất theo mục đích sử dụng do UBND cấp tỉnh quy định. Đối với đất thuộc đô thị, trung tâm thương mại, dịch vụ, đầu mối giao thông, khu dân cư tập trung… căn cứ vào thực tế địa phương, UBND cấp tỉnh quyết định tỷ lệ để tính đơn giá thuê đất nhưng tối đa không quá 3% giá đất do UBND cấp tỉnh quy định.
Thông tư này được ban hành trong bối cảnh nhiều doanh nghiệp và hiệp hội doanh nghiệp vừa phải "đâm đơn" kêu cứu lên Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), theo đó nếu áp dụng chính sách mới thì số tiền thuê đất mà doanh nghiệp phải trả tăng 3-10 lần so với cách tính cũ.
VCCI sau đó đã phải tổ chức một hội nghị để các doanh nghiệp trình bày ý kiến với đại diện các bộ ngành về vấn đề này và tại hội nghị này, có doanh nghiệp cho biết mức tiền thuê đất thậm chí tăng tới 18 lần so với trước đây, khiến doanh nghiệp cảm thấy rất khó khăn để duy trì hoạt động.
Đáng nói là trong hội nghị này, một đại diện của Bộ Tài chính là Thứ trưởng Đỗ Hoàng Anh Tuấn cũng có mặt và trong phần phát biểu của mình, ông Tuấn cho biết sẽ tổng hợp ý kiến của các doanh nghiệp để trình lên Chính phủ xin tháo gỡ, một ý kiến đã từng đem lại hy vọng cho hàng trăm doanh nghiệp dự hội nghị này.
Tại Quốc hội, số liệu chính thức do Bộ Tài chính công bố cho hay năm 2011, Quốc hội giao cho ngành thuế thu tiền sử dụng đất là 30.000 tỷ đồng, trong đó thu từ thuê đất là 2.744 tỷ đồng. Nhưng trong 6 tháng đầu năm, ngân sách đã thu về từ hai khoản này 21.800 tỷ đồng và 1.550 tỷ đồng, tăng tương ứng 11% và 4,6% so với cùng kỳ năm 2010.
Với cách tính đơn giá tiền cho thuê đất mới, từ nay đến cuối năm, chắc chắn ngân sách sẽ tăng thu đáng kể từ đất đai và điều này sẽ là gánh nặng cho phía cộng đồng doanh nghiệp. Chuyện tăng thu thì đã nhìn thấy, nhưng khi đó, liệu “thiện chí” với cộng đồng doanh nghiệp mà Bộ trưởng Vũ Văn Ninh đã thể hiện tại Quốc hội ngày 21/7 liệu có nhạt nhòa?
Tỉnh tìm cách lách
Tiền thuê đất tăng đang là bài toán đau đầu của cộng đồng doanh nghiệp trên toàn quốc. Tuy nhiên, trong khi các doanh nghiệp tại các địa phương đang cố gắng tìm cách kiến nghị Chính phủ và Bộ Tài chính thay đổi cách tính giá thuê, thì tỉnh Nghệ An đã có “giải pháp riêng” cho vấn đề này.
Cụ thể, UBND tỉnh Nghệ An sẽ điều chỉnh hạ mức giá đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp xuống còn 50% đồng thời điều chỉnh lại hệ số đơn giá thuê đất với mức cao nhất là 2 lần xuống còn 1,56 lần.
Theo phản ánh của nhiều doanh nghiệp tại cuộc gặp với các lãnh đạo tỉnh Nghệ An cuối tuần qua, việc giá thuê đất và hệ số tính giá thuê đất của các doanh nghiệp tăng lên trong năm 2011 đã làm cho doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn trong sản xuất, kinh doanh.
Theo đó, kể từ ngày 15/08/2011, đơn giá đối với trường hợp thuê đất trả tiền thuê đất hàng năm thì tỷ lệ để tính đơn giá thuê đất một năm được tính bằng 1,5% giá đất theo mục đích sử dụng đất thuê do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định hoặc quyết định theo quy định.
Cách làm của Nghệ An sẽ giúp doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn trước mắt vì tổng số tiền thuê đất sẽ không tăng hoặc tăng không đáng kể. Đây là một hình thức “lách luật” rất đơn giản vì việc quyết định giá đất cũng như hệ số là do UBND cấp tỉnh thành quyết định.
Tuy nhiên, động thái này của Nghệ An lại đang đặt ra những câu hỏi về mặt chính sách: Nếu các tỉnh thành khác cũng làm theo cách của Nghệ An thì liệu mục tiêu của việc tăng thu tiền thuê đất như đã được cụ thể hóa trong nghị định 121 và thông tư 94 liệu có thành hiện thực?
Và nếu việc tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp có thể thực hiện “đơn giản” như thế thì liệu các tỉnh thành có cần thiết phải đại diện cho doanh nghiệp trên địa bàn mình mang kiến nghị đi khắp các bộ ngành chức năng?
Vừa giảm, vừa tăng?
Trong vòng một tháng, Bộ Tài chính đã thể hiện những ứng xử khác biệt với cộng đồng doanh nghiệp trong bối cảnh khó khăn.
Cụ thể, ngày 21/7, đăng đàn tại Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Tài chính Vũ Văn Ninh đã chính thức đề xuất việc áp dụng một số chính sách thuế để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, theo đó sẽ giảm 30% thuế thu nhập cho doanh nghiệp vừa và nhỏ; giảm 50% mức thuế khoán VAT, thu nhập doanh nghiệp và thu nhập cá nhân cho các hộ kinh doanh nhà trọ, cung cấp suất ăn cho công nhân và dịch vụ giữ trẻ.
Theo ông Ninh, việc miễn giảm thuế sẽ góp phần hỗ trợ doanh nghiệp giảm bớt khó khăn, tạo điều kiện cho doanh nghiệp ổn định và phát triển sản xuất kinh doanh và tổng số thuế dự kiến miễn giảm và giãn được tính toán là vào khoảng 13.300 tỷ đồng.
Tại Quốc hội, Bộ trưởng Ninh phát biểu với tư cách là đại diện cho Chính phủ, song phương án miễn giảm thuế đã được chính Bộ Tài chính soạn thảo và tính toán, và ít nhiều việc này đã đem lại cảm nhận rằng lãnh đạo Bộ Tài chính đang thật sự quan tâm đến những khó khăn của cộng đồng doanh nghiệp.
Tuy nhiên, chỉ trước đó ít tuần, Bộ Tài chính cũng đã ký ban hành thông tư hướng dẫn cách tính đơn giá thu tiền thuê đất, thuê mặt nước theo quy định mới, một văn bản mà theo đánh giá của nhiều doanh nghiệp là đang mang lại gánh nặng thực sự cho cộng đồng doanh nghiệp.
Theo quy định hiện hành, trường hợp thuê đất trả tiền hàng năm thì đơn giá thuê đất một năm được tính bằng 0,5% giá đất theo mục đích sử dụng do UBND cấp tỉnh ban hành. Đối với đất thuộc đô thị, trung tâm thương mại, dịch vụ, đầu mối giao thông, khu dân cư tập trung… thì căn cứ vào thực tế ở địa phương, UBND cấp tỉnh quyết định đơn giá thuê đất cao hơn 0,5% giá đất nhưng tối đa không quá 2% giá đất do UBND cấp tỉnh ban hành.
Tuy nhiên, theo quy định tại thông tư mới thì kể từ ngày 15/8/2011, đơn giá thuê đất một năm được tính bằng 1,5% giá đất theo mục đích sử dụng do UBND cấp tỉnh quy định. Đối với đất thuộc đô thị, trung tâm thương mại, dịch vụ, đầu mối giao thông, khu dân cư tập trung… căn cứ vào thực tế địa phương, UBND cấp tỉnh quyết định tỷ lệ để tính đơn giá thuê đất nhưng tối đa không quá 3% giá đất do UBND cấp tỉnh quy định.
Thông tư này được ban hành trong bối cảnh nhiều doanh nghiệp và hiệp hội doanh nghiệp vừa phải "đâm đơn" kêu cứu lên Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), theo đó nếu áp dụng chính sách mới thì số tiền thuê đất mà doanh nghiệp phải trả tăng 3-10 lần so với cách tính cũ.
VCCI sau đó đã phải tổ chức một hội nghị để các doanh nghiệp trình bày ý kiến với đại diện các bộ ngành về vấn đề này và tại hội nghị này, có doanh nghiệp cho biết mức tiền thuê đất thậm chí tăng tới 18 lần so với trước đây, khiến doanh nghiệp cảm thấy rất khó khăn để duy trì hoạt động.
Đáng nói là trong hội nghị này, một đại diện của Bộ Tài chính là Thứ trưởng Đỗ Hoàng Anh Tuấn cũng có mặt và trong phần phát biểu của mình, ông Tuấn cho biết sẽ tổng hợp ý kiến của các doanh nghiệp để trình lên Chính phủ xin tháo gỡ, một ý kiến đã từng đem lại hy vọng cho hàng trăm doanh nghiệp dự hội nghị này.
Tại Quốc hội, số liệu chính thức do Bộ Tài chính công bố cho hay năm 2011, Quốc hội giao cho ngành thuế thu tiền sử dụng đất là 30.000 tỷ đồng, trong đó thu từ thuê đất là 2.744 tỷ đồng. Nhưng trong 6 tháng đầu năm, ngân sách đã thu về từ hai khoản này 21.800 tỷ đồng và 1.550 tỷ đồng, tăng tương ứng 11% và 4,6% so với cùng kỳ năm 2010.
Với cách tính đơn giá tiền cho thuê đất mới, từ nay đến cuối năm, chắc chắn ngân sách sẽ tăng thu đáng kể từ đất đai và điều này sẽ là gánh nặng cho phía cộng đồng doanh nghiệp. Chuyện tăng thu thì đã nhìn thấy, nhưng khi đó, liệu “thiện chí” với cộng đồng doanh nghiệp mà Bộ trưởng Vũ Văn Ninh đã thể hiện tại Quốc hội ngày 21/7 liệu có nhạt nhòa?
Tỉnh tìm cách lách
Tiền thuê đất tăng đang là bài toán đau đầu của cộng đồng doanh nghiệp trên toàn quốc. Tuy nhiên, trong khi các doanh nghiệp tại các địa phương đang cố gắng tìm cách kiến nghị Chính phủ và Bộ Tài chính thay đổi cách tính giá thuê, thì tỉnh Nghệ An đã có “giải pháp riêng” cho vấn đề này.
Cụ thể, UBND tỉnh Nghệ An sẽ điều chỉnh hạ mức giá đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp xuống còn 50% đồng thời điều chỉnh lại hệ số đơn giá thuê đất với mức cao nhất là 2 lần xuống còn 1,56 lần.
Theo phản ánh của nhiều doanh nghiệp tại cuộc gặp với các lãnh đạo tỉnh Nghệ An cuối tuần qua, việc giá thuê đất và hệ số tính giá thuê đất của các doanh nghiệp tăng lên trong năm 2011 đã làm cho doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn trong sản xuất, kinh doanh.
Theo đó, kể từ ngày 15/08/2011, đơn giá đối với trường hợp thuê đất trả tiền thuê đất hàng năm thì tỷ lệ để tính đơn giá thuê đất một năm được tính bằng 1,5% giá đất theo mục đích sử dụng đất thuê do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định hoặc quyết định theo quy định.
Cách làm của Nghệ An sẽ giúp doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn trước mắt vì tổng số tiền thuê đất sẽ không tăng hoặc tăng không đáng kể. Đây là một hình thức “lách luật” rất đơn giản vì việc quyết định giá đất cũng như hệ số là do UBND cấp tỉnh thành quyết định.
Tuy nhiên, động thái này của Nghệ An lại đang đặt ra những câu hỏi về mặt chính sách: Nếu các tỉnh thành khác cũng làm theo cách của Nghệ An thì liệu mục tiêu của việc tăng thu tiền thuê đất như đã được cụ thể hóa trong nghị định 121 và thông tư 94 liệu có thành hiện thực?
Và nếu việc tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp có thể thực hiện “đơn giản” như thế thì liệu các tỉnh thành có cần thiết phải đại diện cho doanh nghiệp trên địa bàn mình mang kiến nghị đi khắp các bộ ngành chức năng?