Tiếp tục tổ chức chất vấn giữa hai kỳ họp Quốc hội
Sẽ có ba vị bộ trưởng trả lời chất vấn tại phiên họp thứ 18 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội
Chiều 25/2, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về việc tiến hành chất vấn tại phiên họp thứ 18, diễn ra vào tháng 3/2009.
Tại kỳ họp thứ tư, Quốc hội khóa 12, đã có 326 chất vấn của 133 vị đại biểu Quốc hội gửi tới Chính phủ và 21 vị bộ trưởng, trưởng ngành. Thủ tướng Chính phủ và 7 vị bộ trưởng, trưởng ngành đã trả lời chất vấn trực tiếp tại hội trường.
Quốc hội đã có nghị quyết, giao Ủy ban Thường vụ Quốc hội trong thời gian giữa hai kỳ họp thứ tư và thứ năm của Quốc hội, lựa chọn, tổ chức việc chất vấn và trả lời chất vấn về một số nội dung được đại biểu Quốc hội gửi chất vấn tại kỳ họp nhưng vì lý do thời gian, chưa có điều kiện trả lời trực tiếp tại kỳ họp thứ tư.
Theo báo cáo của ban công tác đại biểu, 14 vị bộ trưởng, trưởng ngành chưa trả lời trực tiếp chất vấn tại kỳ họp thứ tư đến nay vẫn chưa trả lời đầy đủ các chất vấn của các đại biểu đã gửi đến.
Ban công tác đại biểu đã đề nghị tại kỳ họp Ủy ban Thường vụ Quốc hội thứ 18 sẽ chọn ba bộ trưởng trả lời chất vấn theo nhóm vấn đề, trong đó có việc tổ chức thực hiện phân bổ vốn đầu tư cho các địa phương; giải pháp kích cầu nền kinh tế; tình trạng cán bộ công chức Nhà nước bỏ việc ra làm cho các thành phần kinh tế khác…
Phần thảo luận, một số ý kiến cho rằng nên “ưu tiên” các vị bộ trưởng ít đăng đàn trực tiếp trước Quốc hội trả lời chất vấn lần này.
Theo Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng, hiện vẫn là thời gian tiếp nhận các chất vấn của đại biểu Quốc hội nên chưa “chốt” nội dung chất vấn. Song về hình thức thì sẽ tiếp tục chất vấn theo nhóm vấn đề, tập trung vào các vấn đề bức xúc mà dư luận quan tâm.
Cụ thể là vị bộ trưởng nào sẽ trả lời thì sát ngày họp sẽ quyết định. Dự kiến sẽ chọn 3 bộ trưởng trả lời chất vấn trong thời gian 1 ngày.
Trong phiên họp thứ 7 (từ 25/3 đến 2/4/2008), lần đầu tiên Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã tổ chức chất vấn bộ trưởng các bộ Tài chính, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Chánh án Toà án Nhân dân Tối cao.
Việc tổ chức chất vấn và trả lời chất vấn tại phiên họp của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội nhằm tăng cường hoạt động giám sát tối cao của Quốc hội, từng bước đưa hoạt động này trở thành một sinh hoạt thường xuyên của Quốc hội và các cơ quan Quốc hội, không chỉ tại các kỳ họp mà cả giữa hai kỳ họp Quốc hội.
Tại kỳ họp thứ tư, Quốc hội khóa 12, đã có 326 chất vấn của 133 vị đại biểu Quốc hội gửi tới Chính phủ và 21 vị bộ trưởng, trưởng ngành. Thủ tướng Chính phủ và 7 vị bộ trưởng, trưởng ngành đã trả lời chất vấn trực tiếp tại hội trường.
Quốc hội đã có nghị quyết, giao Ủy ban Thường vụ Quốc hội trong thời gian giữa hai kỳ họp thứ tư và thứ năm của Quốc hội, lựa chọn, tổ chức việc chất vấn và trả lời chất vấn về một số nội dung được đại biểu Quốc hội gửi chất vấn tại kỳ họp nhưng vì lý do thời gian, chưa có điều kiện trả lời trực tiếp tại kỳ họp thứ tư.
Theo báo cáo của ban công tác đại biểu, 14 vị bộ trưởng, trưởng ngành chưa trả lời trực tiếp chất vấn tại kỳ họp thứ tư đến nay vẫn chưa trả lời đầy đủ các chất vấn của các đại biểu đã gửi đến.
Ban công tác đại biểu đã đề nghị tại kỳ họp Ủy ban Thường vụ Quốc hội thứ 18 sẽ chọn ba bộ trưởng trả lời chất vấn theo nhóm vấn đề, trong đó có việc tổ chức thực hiện phân bổ vốn đầu tư cho các địa phương; giải pháp kích cầu nền kinh tế; tình trạng cán bộ công chức Nhà nước bỏ việc ra làm cho các thành phần kinh tế khác…
Phần thảo luận, một số ý kiến cho rằng nên “ưu tiên” các vị bộ trưởng ít đăng đàn trực tiếp trước Quốc hội trả lời chất vấn lần này.
Theo Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng, hiện vẫn là thời gian tiếp nhận các chất vấn của đại biểu Quốc hội nên chưa “chốt” nội dung chất vấn. Song về hình thức thì sẽ tiếp tục chất vấn theo nhóm vấn đề, tập trung vào các vấn đề bức xúc mà dư luận quan tâm.
Cụ thể là vị bộ trưởng nào sẽ trả lời thì sát ngày họp sẽ quyết định. Dự kiến sẽ chọn 3 bộ trưởng trả lời chất vấn trong thời gian 1 ngày.
Trong phiên họp thứ 7 (từ 25/3 đến 2/4/2008), lần đầu tiên Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã tổ chức chất vấn bộ trưởng các bộ Tài chính, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Chánh án Toà án Nhân dân Tối cao.
Việc tổ chức chất vấn và trả lời chất vấn tại phiên họp của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội nhằm tăng cường hoạt động giám sát tối cao của Quốc hội, từng bước đưa hoạt động này trở thành một sinh hoạt thường xuyên của Quốc hội và các cơ quan Quốc hội, không chỉ tại các kỳ họp mà cả giữa hai kỳ họp Quốc hội.