Tiếp tục xin giãn tiến độ đường Hồ Chí Minh
Thời gian hoàn chỉnh toàn tuyến con đường bộ dài nhất Việt Nam chưa được xác định
Không chỉ tiếp tục xin giãn tiến độ giai đoạn hai mà tại báo cáo về tình hình xây dựng đường Hồ Chí Minh vừa được gửi đến đại biểu, Chính phủ đã đề nghị Quốc hội cho phép giãn cả tiến độ hoàn thành giai đoạn 3.
Là công trình quan trọng quốc gia đã được Quốc hội khóa 11 thông qua chủ trương xây dựng tại kỳ họp tháng 12/2004, đường Hồ Chí Minh - tuyến đường bộ dài nhất Việt Nam - được đầu tư xây dựng với 3 giai đoạn. Giai đoạn 1 đầu tư hoàn chỉnh với quy mô hai làn xe, kiên cố hóa và chống sạt lở đoạn từ Hòa Lạc (Hà Nội) đến Tân Cảnh (Kon Tum). Giai đoạn 2 (2007 - 2010) nối thông toàn tuyến từ Pác Bó (Cao Bằng) đến Đất Mũi (Cà Mau) và giai đoạn 3 (2010-2020) hoàn chỉnh toàn tuyến và từng bước xây dựng các đoạn tuyến theo tiêu chuẩn đường cao tốc.
Báo cáo Quốc hội định kỳ hàng năm về công trình này, ở kỳ họp cuối năm ngoái, Chính phủ đã đề nghị cho phép giãn tiến độ hoàn thành giai đoạn 2 đầu tư nối thông toàn tuyến với quy mô 2 làn xe đến năm 2015 (chậm 5 năm so với quy định của Quốc hội) do những lý do khách quan.
Ở báo cáo tại kỳ họp này, Chính phủ cho biết tổng nhu cầu đầu tư giai đoạn 2 là 1.207 km/tổng mức đầu tư 97.795 tỷ đồng. Đến nay đã cơ bản hoàn thành khoảng 119km/tổng mức đầu tư 4.541 tỷ đồng. 44.187 tỷ đồng là nhu cầu vốn còn thiếu để có thể hoàn thành giai đoạn 2 và nâng cấp mở rộng đoạn qua Tây Nguyên (Quốc lộ 14 cũ).
Báo cáo cho biết, việc thiếu vốn phải giãn tiến độ ở giai đoạn hai đã khiến nhiều dư án thi công dở dang đang xuống cấp trầm trọng, ảnh hưởng về mặt kỹ thuật của dự án cũng như ảnh hưởng đến đời sống của người dân vùng dự án.
Chính phủ đề nghị Quốc hội xem xét, quyết định giãn tiến độ hoàn thành giai đoạn hai đầu tư nối thông toàn tuyến với quy mô hai làn xe cơ bản hoàn thành vào năm 2015 những đoạn có nhu cầu cấp thiết, các đoạn tuyến còn lại và một số cầu lớn hoàn thành trong giai đoạn đến năm 2020. Đồng thời cũng đề nghị Quốc hội cho phép phát hành bổ sung trái phiếu Chính phủ giai đoạn 2012 -2015 để đầu tư cho một số đoạn cấp thiết.
Với giai đoạn ba, “để phù hợp với điều kiện kinh tế đất nước”, Chính phủ cũng đề nghị được giãn tiến độ, 2012 – 2020 chỉ đầu tư một số đoạn có nhu cầu vận tải lớn, các đoạn còn lại đầu tư sau năm 2020.
Phân kỳ đầu tư giai đoạn 3 cụ thể là, từ 2012 – 2020 xây dựng tổng số 445km với quy mô cao tốc các đoạn Đoan Hùng (Phú Thọ) – Chợ Bến (Hòa Bình) dài 131 km, Cam Lộ (Quảng Trị - Túy Loan (Đà Nẵng) dài 181km và dự án kết nối với hệ thống giao thông trung tâm đồng bằng sông Mê Kông (đoạn từ Mỹ An (Đồng Tháp) đến Rạch Sỏi (Kiên Giang) dài 133km. Sau 2020 từng bước xây dựng các đoạn tuyến cao tốc còn lại và hoàn chỉnh toàn tuyến theo quy hoạch được duyệt. Tổng mức đầu tư giai đoạn 3 là 273.167 tỷ đồng.
Như vậy, không chỉ chậm về đích giai đoạn hai mà thời gian hoàn chỉnh toàn tuyến con đường bộ dài nhất Việt Nam cũng chưa được xác định.
Là công trình quan trọng quốc gia đã được Quốc hội khóa 11 thông qua chủ trương xây dựng tại kỳ họp tháng 12/2004, đường Hồ Chí Minh - tuyến đường bộ dài nhất Việt Nam - được đầu tư xây dựng với 3 giai đoạn. Giai đoạn 1 đầu tư hoàn chỉnh với quy mô hai làn xe, kiên cố hóa và chống sạt lở đoạn từ Hòa Lạc (Hà Nội) đến Tân Cảnh (Kon Tum). Giai đoạn 2 (2007 - 2010) nối thông toàn tuyến từ Pác Bó (Cao Bằng) đến Đất Mũi (Cà Mau) và giai đoạn 3 (2010-2020) hoàn chỉnh toàn tuyến và từng bước xây dựng các đoạn tuyến theo tiêu chuẩn đường cao tốc.
Báo cáo Quốc hội định kỳ hàng năm về công trình này, ở kỳ họp cuối năm ngoái, Chính phủ đã đề nghị cho phép giãn tiến độ hoàn thành giai đoạn 2 đầu tư nối thông toàn tuyến với quy mô 2 làn xe đến năm 2015 (chậm 5 năm so với quy định của Quốc hội) do những lý do khách quan.
Ở báo cáo tại kỳ họp này, Chính phủ cho biết tổng nhu cầu đầu tư giai đoạn 2 là 1.207 km/tổng mức đầu tư 97.795 tỷ đồng. Đến nay đã cơ bản hoàn thành khoảng 119km/tổng mức đầu tư 4.541 tỷ đồng. 44.187 tỷ đồng là nhu cầu vốn còn thiếu để có thể hoàn thành giai đoạn 2 và nâng cấp mở rộng đoạn qua Tây Nguyên (Quốc lộ 14 cũ).
Báo cáo cho biết, việc thiếu vốn phải giãn tiến độ ở giai đoạn hai đã khiến nhiều dư án thi công dở dang đang xuống cấp trầm trọng, ảnh hưởng về mặt kỹ thuật của dự án cũng như ảnh hưởng đến đời sống của người dân vùng dự án.
Chính phủ đề nghị Quốc hội xem xét, quyết định giãn tiến độ hoàn thành giai đoạn hai đầu tư nối thông toàn tuyến với quy mô hai làn xe cơ bản hoàn thành vào năm 2015 những đoạn có nhu cầu cấp thiết, các đoạn tuyến còn lại và một số cầu lớn hoàn thành trong giai đoạn đến năm 2020. Đồng thời cũng đề nghị Quốc hội cho phép phát hành bổ sung trái phiếu Chính phủ giai đoạn 2012 -2015 để đầu tư cho một số đoạn cấp thiết.
Với giai đoạn ba, “để phù hợp với điều kiện kinh tế đất nước”, Chính phủ cũng đề nghị được giãn tiến độ, 2012 – 2020 chỉ đầu tư một số đoạn có nhu cầu vận tải lớn, các đoạn còn lại đầu tư sau năm 2020.
Phân kỳ đầu tư giai đoạn 3 cụ thể là, từ 2012 – 2020 xây dựng tổng số 445km với quy mô cao tốc các đoạn Đoan Hùng (Phú Thọ) – Chợ Bến (Hòa Bình) dài 131 km, Cam Lộ (Quảng Trị - Túy Loan (Đà Nẵng) dài 181km và dự án kết nối với hệ thống giao thông trung tâm đồng bằng sông Mê Kông (đoạn từ Mỹ An (Đồng Tháp) đến Rạch Sỏi (Kiên Giang) dài 133km. Sau 2020 từng bước xây dựng các đoạn tuyến cao tốc còn lại và hoàn chỉnh toàn tuyến theo quy hoạch được duyệt. Tổng mức đầu tư giai đoạn 3 là 273.167 tỷ đồng.
Như vậy, không chỉ chậm về đích giai đoạn hai mà thời gian hoàn chỉnh toàn tuyến con đường bộ dài nhất Việt Nam cũng chưa được xác định.