Tìm vàng ở Trung Quốc
Xét ở một phương diện nào đó, Trung Quốc đang phục hồi lại vinh quang quá khứ trong lĩnh vực khai thác vàng
Người dân ở tỉnh Sơn Đông miền Đông Trung Quốc có một công thức làm giàu nhanh chóng kiểu cổ điển.
Đó là việc đi tìm cái gọi là “ngôi nhà của Thần Mặt trời”. Theo truyền thuyết, sau khi đã phát mệt vì bay cả ngày trên chiếc xe ngựa kéo của mình, Thần Mặt trời sẽ nghỉ ngơi trong một cái hang đầy vàng trên đỉnh núi Luo ở Sơn Đông.
Từ ngàn năm trước, người dân ở đây và từ nhiều nơi khác nữa đã cất công đi tìm cái hang có thể đem đến cho họ sự giàu có này. Và ngày nay, cuộc tìm kiếm đó vẫn tiếp diễn.
Nở rộ những mỏ vàng
Tại mỏ vàng Dayingezhuang cách đỉnh Luo khoảng 30 km, các công nhân đang dùng thang máy để đi xuống một mỏ vàng sâu. Để xuống tới đáy mỏ, quãng thời gian đi thang máy là 2 phút rưỡi. Đêm trước đó, người ta đã dùng khối thuốc nổ lớn để phá hủy 150 tấn đá trên đỉnh núi, tạo ra hố sâu này.
Từ dưới mỏ, các công nhân sẽ dùng máy xúc để chuyển từng gàu đất đá lên trên mặt đất. Ở đó, các công nhân khác sẽ nghiền và trộn những khối đất đá này với những hóa chất chuyên dụng để tìm ra vàng.
Cho tới nay, vẫn chưa có ai tìm được cái hang bí ẩn chứa đầy vàng của Thần Mặt trời. Nhưng cứ mỗi tấn đất đá được đào lên, người ta lại tìm được 2 gam vàng. Năm ngoái, mỏ vàng Dayingezhuang này đã sản xuất được 78.000 ounce (khoảng 2,2 tấn) vàng. Với mức giá vàng trên 900 USD/oz như hiện nay, khối vàng này trị giá khoảng 70 triệu USD. Năm nay, mỏ vàng này hy vọng sẽ sản xuất được 80.000 ounce vàng.
Tại tất cả các mỏ vàng trên đất nước Trung Quốc, giá vàng tăng cao đang thúc đẩy mạnh mẽ hoạt động khai thác. Cùng với đó, ngành công nghiệp tìm vàng của Trung Quốc đang làm biến đổi bộ mặt của ngành khai thác vàng của thế giới.
Trong vòng 5 năm trở lại đây, sản lượng vàng của Trung Quốc đã tăng khoảng 50%. Năm ngoái, sản lượng vàng của Trung Quốc vượt mức 276 tấn, đủ để đưa nước này lần đầu tiên vượt qua Nam Phi trong lĩnh vực sản xuất vàng. Nam Phi đã giữ vị trí là nước sản xuất vàng lớn nhất thể giới kể từ năm 1905.
Với trữ lượng vàng khổng lồ và nhu cầu tăng cao trên thị trường nội địa, Trung Quốc được dự báo là sẽ còn tiếp tục đi đầu trong ngành công nghiệp vàng thế giới với tư cách là một quốc gia sản xuất, tiêu thụ và thăm dò vàng.
Xét ở một phương diện nào đó, Trung Quốc đang phục hồi lại vinh quang quá khứ trong lĩnh vực khai thác vàng. Cách đây 1.000 năm, vào thời nhà Tống, người Trung Quốc đã bắt đầu đi đào vàng. Sau sự ra đời của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa năm 1949, hoạt động khai mỏ đóng băng trong nhiều thập kỷ. Việc cá nhân sở hữu vàng khi đó bị coi là một biểu hiện của lối sống tư sản, do đó sản lượng vàng của Trung Quốc vào thời đó hiếm khi vượt quá mức 20 tấn/năm.
Nhưng từ khi Trung Quốc bắt đầu cải cách kinh tế vào những năm 1990, mọi cái đã bắt đầu thay đổi. Các mỏ vàng nhỏ lẻ bắt đầu nở rộ và tới nay, cách khai thác ít tính chuyên nghiệp này vẫn chiếm ưu thế áp đảo trong lĩnh vực tìm vàng ở Trung Quốc.
Ở những quốc gia đi đầu trên thế giới về khai mỏ như Nam Phi, Australia, Mỹ và Canada, chỉ một số ít những mỏ vàng hoạt động hiệu quả đã chiếm phần lớn sản lượng vàng của cả nước. Nhưng ở Trung Quốc, có khoảng 2.000 mỏ vàng nhỏ lẻ phân tán, sử dụng công nghệ thấp, và cách quản lý cũng thiếu hiệu quả. Và đây chính là những điểm yếu lớn nhất của các nhà khai mỏ ở Trung Quốc.
Nhiều vàng, vẫn nghèo
Ai đến thị xã Zhaoyuan với 580.000 dân của tỉnh Sơn Đông cũng có thể nhận thấy rõ sự lạc hậu trong lĩnh vực đào vàng của Trung Quốc. Hiện có hơn 60 mỏ vàng hoạt động trên những quả đồi xung quanh thị xã này, hàng năm sản xuất hơn 15% sản lượng vàng của Trung Quốc.
Với sản lượng vàng như vậy, Zhaoyuan đủ tiêu chuẩn để được gọi là “thủ đô” của ngành công nghiệp tìm vàng ở Trung Quốc. Nhưng thậm chí cả khi giá vàng tăng cao như hiện nay, Zhaoyuan vẫn chưa phải là một thị xã sầm uất. Điều này được thể hiện rõ ở những dãy nhà thấp, tối màu chiếm ưu thế chủ đạo ở nơi này. Ban đêm, những đường phố ở đây tối om và cả thị xã chỉ có hai quán karaoke tồi tàn.
Người dân địa phương ở đây cho biết, phần lớn thu nhập từ các mỏ vàng chảy về túi của các nhà đầu tư đến từ những thành phố ven biển giàu có của Trung Quốc. Mà công nhân mỏ thì nghèo vẫn hoàn nghèo. Lương bình quân của một công nhân mỏ vàng ở đây là 420 USD, một mức lương không tồi nhưng công việc quá nặng nhọc và nguy hiểm.
Trung Quốc là quốc gia có ngành công nghiệp khai mỏ nhiều tai nạn nhất thế giới. Mặc dù phần lớn các vụ tai nạn xảy ra trong các mỏ than, nhưng thống kê của Chính phủ Trung Quốc cho thấy, năm ngoái có 2.188 người bị thiệt mạng trong các mỏ vàng và các mỏ kim loại khác.
Tuy nhiên, tương lai cho Zhaoyuan và ngành công nghiệp khai mỏ vàng ở Trung Quốc khá xán lạn. Trung Quốc đang khuyến khích các nhà khai mỏ nhỏ lẻ hợp nhất và cho phép các doanh nghiệp nước ngoài thành lập liên doanh với các công ty trong nước để các công ty Trung Quốc có thể học tập kinh nghiệm trong quản lý, điều hành tài chính và các tiêu chuẩn an toàn và môi trường.
Nhiều công ty đào vàng của Trung Quốc hiện đã niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán như Fujian Zijin Mining Industry Co., Lingbao Gold Co. và Zhaojin Mining Industry Co. Những vụ IPO của các công ty này đã thu hút được một lượng vốn lớn, như công ty Zhaojin Mining đã thu được 282 triệu USD từ IPO. Cũng do niêm yết, các công ty khai mỏ cũng chịu sự giám sát của các cổ đông, và đây là một nguyên nhân khiến sản lượng tăng vọt nhằm mục đích đảm bảo lợi nhuận cao.
Một lý do lớn khiến các công ty khai mỏ tin tưởng vào tương lai của mình ở Trung Quốc vì trữ lượng vàng còn chưa khai thác ở nước này được cho là rất lớn. Thống kê cho thấy, lượng tiền mà các nhà khai mỏ ở Trung Quốc chi cho hoạt động thăm dò vàng và các kim loại khác đã tăng vọt từ mức 20 triệu USD vào năm 2003 lên mức 300 triệu USD vào năm ngoái. Trong năm 2007, có 5 mỏ vàng mới với tổng trữ lượng khoảng 600 tấn được phát hiện.
Hiện công ty khai mỏ lớn nhất thế giới là công ty BHP Billiton của Australia. Với giá vàng tăng cao và trữ lượng vàng còn chưa khai thác ở mức khổng lồ của Trung Quốc, nhiều người dự báo không lâu nữa, nước này sẽ có một công ty khai mỏ còn lớn hơn cả BHP Billiton.
Những công ty khai mỏ đã được niêm yết của Trung Quốc còn có tham vọng vượt ra khỏi biên giới nước này. Công ty khai mỏ lớn nhất Trung Quốc là Zijin năm ngoái đã mua lại cổ phần trong các công ty khai mỏ ở Tajikistan, Philippines và Peru. Cứ đà này, Trung Quốc sẽ còn giữ vị trí nước sản xuất vàng lớn nhất thế giới trong vòng 20 năm nữa.
(Theo Time)
Đó là việc đi tìm cái gọi là “ngôi nhà của Thần Mặt trời”. Theo truyền thuyết, sau khi đã phát mệt vì bay cả ngày trên chiếc xe ngựa kéo của mình, Thần Mặt trời sẽ nghỉ ngơi trong một cái hang đầy vàng trên đỉnh núi Luo ở Sơn Đông.
Từ ngàn năm trước, người dân ở đây và từ nhiều nơi khác nữa đã cất công đi tìm cái hang có thể đem đến cho họ sự giàu có này. Và ngày nay, cuộc tìm kiếm đó vẫn tiếp diễn.
Nở rộ những mỏ vàng
Tại mỏ vàng Dayingezhuang cách đỉnh Luo khoảng 30 km, các công nhân đang dùng thang máy để đi xuống một mỏ vàng sâu. Để xuống tới đáy mỏ, quãng thời gian đi thang máy là 2 phút rưỡi. Đêm trước đó, người ta đã dùng khối thuốc nổ lớn để phá hủy 150 tấn đá trên đỉnh núi, tạo ra hố sâu này.
Từ dưới mỏ, các công nhân sẽ dùng máy xúc để chuyển từng gàu đất đá lên trên mặt đất. Ở đó, các công nhân khác sẽ nghiền và trộn những khối đất đá này với những hóa chất chuyên dụng để tìm ra vàng.
Cho tới nay, vẫn chưa có ai tìm được cái hang bí ẩn chứa đầy vàng của Thần Mặt trời. Nhưng cứ mỗi tấn đất đá được đào lên, người ta lại tìm được 2 gam vàng. Năm ngoái, mỏ vàng Dayingezhuang này đã sản xuất được 78.000 ounce (khoảng 2,2 tấn) vàng. Với mức giá vàng trên 900 USD/oz như hiện nay, khối vàng này trị giá khoảng 70 triệu USD. Năm nay, mỏ vàng này hy vọng sẽ sản xuất được 80.000 ounce vàng.
Tại tất cả các mỏ vàng trên đất nước Trung Quốc, giá vàng tăng cao đang thúc đẩy mạnh mẽ hoạt động khai thác. Cùng với đó, ngành công nghiệp tìm vàng của Trung Quốc đang làm biến đổi bộ mặt của ngành khai thác vàng của thế giới.
Trong vòng 5 năm trở lại đây, sản lượng vàng của Trung Quốc đã tăng khoảng 50%. Năm ngoái, sản lượng vàng của Trung Quốc vượt mức 276 tấn, đủ để đưa nước này lần đầu tiên vượt qua Nam Phi trong lĩnh vực sản xuất vàng. Nam Phi đã giữ vị trí là nước sản xuất vàng lớn nhất thể giới kể từ năm 1905.
Với trữ lượng vàng khổng lồ và nhu cầu tăng cao trên thị trường nội địa, Trung Quốc được dự báo là sẽ còn tiếp tục đi đầu trong ngành công nghiệp vàng thế giới với tư cách là một quốc gia sản xuất, tiêu thụ và thăm dò vàng.
Xét ở một phương diện nào đó, Trung Quốc đang phục hồi lại vinh quang quá khứ trong lĩnh vực khai thác vàng. Cách đây 1.000 năm, vào thời nhà Tống, người Trung Quốc đã bắt đầu đi đào vàng. Sau sự ra đời của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa năm 1949, hoạt động khai mỏ đóng băng trong nhiều thập kỷ. Việc cá nhân sở hữu vàng khi đó bị coi là một biểu hiện của lối sống tư sản, do đó sản lượng vàng của Trung Quốc vào thời đó hiếm khi vượt quá mức 20 tấn/năm.
Nhưng từ khi Trung Quốc bắt đầu cải cách kinh tế vào những năm 1990, mọi cái đã bắt đầu thay đổi. Các mỏ vàng nhỏ lẻ bắt đầu nở rộ và tới nay, cách khai thác ít tính chuyên nghiệp này vẫn chiếm ưu thế áp đảo trong lĩnh vực tìm vàng ở Trung Quốc.
Ở những quốc gia đi đầu trên thế giới về khai mỏ như Nam Phi, Australia, Mỹ và Canada, chỉ một số ít những mỏ vàng hoạt động hiệu quả đã chiếm phần lớn sản lượng vàng của cả nước. Nhưng ở Trung Quốc, có khoảng 2.000 mỏ vàng nhỏ lẻ phân tán, sử dụng công nghệ thấp, và cách quản lý cũng thiếu hiệu quả. Và đây chính là những điểm yếu lớn nhất của các nhà khai mỏ ở Trung Quốc.
Nhiều vàng, vẫn nghèo
Ai đến thị xã Zhaoyuan với 580.000 dân của tỉnh Sơn Đông cũng có thể nhận thấy rõ sự lạc hậu trong lĩnh vực đào vàng của Trung Quốc. Hiện có hơn 60 mỏ vàng hoạt động trên những quả đồi xung quanh thị xã này, hàng năm sản xuất hơn 15% sản lượng vàng của Trung Quốc.
Với sản lượng vàng như vậy, Zhaoyuan đủ tiêu chuẩn để được gọi là “thủ đô” của ngành công nghiệp tìm vàng ở Trung Quốc. Nhưng thậm chí cả khi giá vàng tăng cao như hiện nay, Zhaoyuan vẫn chưa phải là một thị xã sầm uất. Điều này được thể hiện rõ ở những dãy nhà thấp, tối màu chiếm ưu thế chủ đạo ở nơi này. Ban đêm, những đường phố ở đây tối om và cả thị xã chỉ có hai quán karaoke tồi tàn.
Người dân địa phương ở đây cho biết, phần lớn thu nhập từ các mỏ vàng chảy về túi của các nhà đầu tư đến từ những thành phố ven biển giàu có của Trung Quốc. Mà công nhân mỏ thì nghèo vẫn hoàn nghèo. Lương bình quân của một công nhân mỏ vàng ở đây là 420 USD, một mức lương không tồi nhưng công việc quá nặng nhọc và nguy hiểm.
Trung Quốc là quốc gia có ngành công nghiệp khai mỏ nhiều tai nạn nhất thế giới. Mặc dù phần lớn các vụ tai nạn xảy ra trong các mỏ than, nhưng thống kê của Chính phủ Trung Quốc cho thấy, năm ngoái có 2.188 người bị thiệt mạng trong các mỏ vàng và các mỏ kim loại khác.
Tuy nhiên, tương lai cho Zhaoyuan và ngành công nghiệp khai mỏ vàng ở Trung Quốc khá xán lạn. Trung Quốc đang khuyến khích các nhà khai mỏ nhỏ lẻ hợp nhất và cho phép các doanh nghiệp nước ngoài thành lập liên doanh với các công ty trong nước để các công ty Trung Quốc có thể học tập kinh nghiệm trong quản lý, điều hành tài chính và các tiêu chuẩn an toàn và môi trường.
Nhiều công ty đào vàng của Trung Quốc hiện đã niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán như Fujian Zijin Mining Industry Co., Lingbao Gold Co. và Zhaojin Mining Industry Co. Những vụ IPO của các công ty này đã thu hút được một lượng vốn lớn, như công ty Zhaojin Mining đã thu được 282 triệu USD từ IPO. Cũng do niêm yết, các công ty khai mỏ cũng chịu sự giám sát của các cổ đông, và đây là một nguyên nhân khiến sản lượng tăng vọt nhằm mục đích đảm bảo lợi nhuận cao.
Một lý do lớn khiến các công ty khai mỏ tin tưởng vào tương lai của mình ở Trung Quốc vì trữ lượng vàng còn chưa khai thác ở nước này được cho là rất lớn. Thống kê cho thấy, lượng tiền mà các nhà khai mỏ ở Trung Quốc chi cho hoạt động thăm dò vàng và các kim loại khác đã tăng vọt từ mức 20 triệu USD vào năm 2003 lên mức 300 triệu USD vào năm ngoái. Trong năm 2007, có 5 mỏ vàng mới với tổng trữ lượng khoảng 600 tấn được phát hiện.
Hiện công ty khai mỏ lớn nhất thế giới là công ty BHP Billiton của Australia. Với giá vàng tăng cao và trữ lượng vàng còn chưa khai thác ở mức khổng lồ của Trung Quốc, nhiều người dự báo không lâu nữa, nước này sẽ có một công ty khai mỏ còn lớn hơn cả BHP Billiton.
Những công ty khai mỏ đã được niêm yết của Trung Quốc còn có tham vọng vượt ra khỏi biên giới nước này. Công ty khai mỏ lớn nhất Trung Quốc là Zijin năm ngoái đã mua lại cổ phần trong các công ty khai mỏ ở Tajikistan, Philippines và Peru. Cứ đà này, Trung Quốc sẽ còn giữ vị trí nước sản xuất vàng lớn nhất thế giới trong vòng 20 năm nữa.
(Theo Time)