TNH phải vay lãi lãnh đạo để trả nợ trái phiếu đến hạn
Hội đồng quản trị TNH thông qua việc vay vốn của 4 thành viên với số tiền là hơn 92 tỷ đồng để trả nợ trái phiếu đã phát hành năm 2020...
Công ty Cổ phần Bệnh viện Quốc tế Thái Nguyên (mã TNH-HOSE) thông báo Nghị quyết HĐQT thông qua việc vay vốn thành viên HĐQT để trả nợ trái phiếu đã phát hành năm 2020.
Theo đó, HĐQT TNH thông qua việc vay vốn của 4 thành viên với số tiền là hơn 92 tỷ đồng để trả nợ trái phiếu đã phát hành năm 2020.
Theo TNH lý do được công ty nêu ra là do hồ sơ phát hành cổ phiếu theo phương án phát hành cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu để tăng vốn điều lệ tại tờ trình của HĐQT công ty ngày 18/5/2022 đã được thông qua theo Nghị quyết 551 ngày 20/5/2022 của ĐHĐCĐ công ty đến nay chưa được Uỷ ban chứng khoán nhà nước phê duyệt, trong khi ngày 01/09/2022 là ngày đáo hạn trái phiếu đã phát hành năm 2022. Do đó, công ty cần huy động nguồn vốn hợp pháp khác để trả nợ cho các trái chủ khi đến hạn.
Cụ thể: tổng số tiền vay là hơn 92 tỷ đồng - trong đó, Chủ tịch HĐQT Hoàng Tuyên cho vay 35,62 tỷ đồng, Uỷ viên HĐQT kiêm Phó giám đốc Nguyễn Văn Thuỷ cho vay 35 tỷ đồng, Tổng giám đốc, Phó chủ tịch HĐQT Lê Xuân Tân cho vay 11,4 tỷ đồng và Uỷ viên HĐQT Nguyễn Xuân Đôn cho vay 10 tỷ đồng.
Thời hạn vay là 12 tháng với mức lãi suất bằng lãi suất gửi tiết kiệm 12 tháng của Ngân hàng BIDV.
Về kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm 2022, TNH ghi nhận doanh thu thuần tăng hơn 12% so với cùng kỳ đạt hơn 207,5 tỷ đồng; lợi nhuận sau thuế tăng hơn 9% đạt 54,3 tỷ đồng. Theo TNH doanh thu tăng là do công ty đã hoàn thành việc đầu tư mở rộng bệnh viện tại tỉnh Thái Nguyên nên phục vụ được thêm nhiều nhu cầu khám chữa bệnh của người dân trên địa bàn...
Cũng tính đến ngày 30/6/2022, thu nhập của HĐQT, Ban Tổng giám đốc, Ban kiểm soát là 2,166 tỷ đồng, tăng hơn 80 triệu so với cùng kỳ
Trong báo mới mới đây của Công ty Cổ phần Chứng khoán Bản Việt (VCSC), thì TNH là chuỗi bệnh viện tư nhân lớn nhất khu vực Đông Bắc với 2 bệnh viện tại tỉnh Thái Nguyên.
Hai bệnh viện của TNH đang hoạt động hết công suất - trong đó, khám chữa bệnh là dịch vụ cốt lõi của TNH (chiếm 99% doanh thu năm 2021), tiếp theo là dịch vụ khám sức khỏe (0,9%) và các dịch vụ khác (0,1%).
Được biết, TNH đặt kế hoạch lợi nhuận sau thuế năm 2022 đạt 150 tỷ đồng, tăng 5% so với cùng kỳ và VCSC tin rằng công ty có thể hoàn thành mục tiêu này nhờ triển vọng tích cực của chúng tôi đối với ngành chăm sóc sức khỏe vào năm 2022. Vào tháng 8/2022, TNH đã tăng viện phí thêm 30%, điều này sẽ tiếp tục hỗ trợ biên lợi nhuận của công ty trong năm 2022, theo quan điểm của chúng tôi.
Bên cạnh đó, TNH dự kiến sẽ đưa 3 bệnh viện mới đi vào hoạt động trong năm 2023: Bệnh viện Phụ sản TNH Thái Nguyên, Bệnh viện Mắt TNH Thái Nguyên và bệnh viện THN Việt Yên tại Huyện Việt Yên, Tỉnh Bắc Giang.
Hiện, cổ phiếu TNH đang giao dịch với P/E trượt là 15,3 lần - chiết khấu 19% so với mức trung vị của một số công ty cùng ngành là 18,9 lần và TNH thông báo sẽ trả cổ tức bằng tiền mặt hoặc cổ phiếu cho năm 2022 với DPS tối đa là 3.500 đồng. VCSC cho biết rủi ro chính đối với TNH là rủi ro chính sách và rủi ro pha loãng.