Tổng bí thư: Bộ Chính trị rất quan tâm Ban Kinh tế Trung ương
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng làm việc với Ban Kinh tế Trung ương, ngày 11/1
Ngày 11/1, làm việc với Ban Kinh tế Trung ương, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định, việc tái lập ban này là chủ trương đúng đắn và cần thiết.
Theo Tổng bí thư, thực tế cho thấy, rất cần có một cơ quan giúp Ban chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư trong việc đề ra các chủ trương, đường lối đúng đắn về kinh tế, xã hội. Đồng thời, kiểm tra giám sát việc thể chế hóa, cụ thể hóa các chủ trương của Đảng trong thực tế cuộc sống.
“Ban Kinh tế Trung ương được tái lập nhằm thực hiện chức năng tham mưu, nghiên cứu đề xuất, thẩm định, kiểm tra giám sát những vấn đề lớn, mang tầm chiến lược về kinh tế, xã hội”, Tổng bí thư nói.
Phát biểu chỉ đạo, Tổng bí thư nói, Bộ Chính trị và Ban Bí thư rất quan tâm lắng nghe và đánh giá cao các ý kiến đề xuất và thẩm định của Ban Kinh tế Trung ương về nhiều vấn đề kinh tế - xã hội rất quan trọng, đó là những vấn đề gai góc, phức tạp và nhạy cảm mà toàn dân, toàn Đảng đang rất quan tâm. Trong các báo cáo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ban Kinh tế Trung ương đã có những đánh giá khách quan, chân thực và có nhiều đề xuất mới rất thiết thực và sáng tạo; lãnh đạo của Đảng, Quốc hội và Chính phủ đánh giá tốt về những đóng góp của Ban Kinh tế Trung ương trong một năm qua.
Ông Vương Đình Huệ, Ủy viên Trung ương Đảng, Trưởng ban Kinh tế Trung ương báo cáo với Tổng bí thư, 2013 là năm đầu tiên Ban Kinh tế Trung ương đi vào hoạt động theo Quyết định số 160-QĐ/TW ngày 28/12/2012 của Bộ Chính trị, với nhiều khó khăn và thử thách trong điều kiện mới tái lập.
Về kế hoạch năm 2014, ông Huệ báo cáo, sẽ phân công nhiệm vụ cho từng tập thể, cá nhân theo các đề án cụ thể với các nhiệm vụ trọng tâm. Về nghiên cứu, đề xuất tập trung chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ trọng tâm năm 2014 của Ban là tham gia tổng kết một số vấn đề lý luận - thực tiễn qua 30 năm đổi mới về lĩnh vực kinh tế (theo 2 nhóm vấn đề mà Ban Bí thư giao), đồng thời tham gia tích vực, có hiệu quả vào công việc tổng kết chung của Nhóm kinh tế và của Ban Chỉ đạo Trung ương.
Về thẩm định, sẽ bám sát nhiệm vụ thẩm định các đề án trình Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương 9 và 10 trong năm 2014, các đề án trình Bộ Chính trị, Ban Bí thư trong năm thuộc chức năng, nhiệm vụ của Ban.
Về hướng dẫn, kiểm tra, giám sát, tiếp tục thực hiện công tác hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các nghị quyết, kết luận của Trung ương; các nghị quyết, kết luận, chỉ thị của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về kinh tế - xã hội theo chức năng, nhiệm vụ được giao. Chú trọng công tác giám sát và báo cáo kết quả giám sát tổng thể 5 năm (2011 - 2013) thực hiện tái cơ cấu nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng theo nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương, kết luận của Bộ Chính trị.
Theo Tổng bí thư, thực tế cho thấy, rất cần có một cơ quan giúp Ban chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư trong việc đề ra các chủ trương, đường lối đúng đắn về kinh tế, xã hội. Đồng thời, kiểm tra giám sát việc thể chế hóa, cụ thể hóa các chủ trương của Đảng trong thực tế cuộc sống.
“Ban Kinh tế Trung ương được tái lập nhằm thực hiện chức năng tham mưu, nghiên cứu đề xuất, thẩm định, kiểm tra giám sát những vấn đề lớn, mang tầm chiến lược về kinh tế, xã hội”, Tổng bí thư nói.
Phát biểu chỉ đạo, Tổng bí thư nói, Bộ Chính trị và Ban Bí thư rất quan tâm lắng nghe và đánh giá cao các ý kiến đề xuất và thẩm định của Ban Kinh tế Trung ương về nhiều vấn đề kinh tế - xã hội rất quan trọng, đó là những vấn đề gai góc, phức tạp và nhạy cảm mà toàn dân, toàn Đảng đang rất quan tâm. Trong các báo cáo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ban Kinh tế Trung ương đã có những đánh giá khách quan, chân thực và có nhiều đề xuất mới rất thiết thực và sáng tạo; lãnh đạo của Đảng, Quốc hội và Chính phủ đánh giá tốt về những đóng góp của Ban Kinh tế Trung ương trong một năm qua.
Ông Vương Đình Huệ, Ủy viên Trung ương Đảng, Trưởng ban Kinh tế Trung ương báo cáo với Tổng bí thư, 2013 là năm đầu tiên Ban Kinh tế Trung ương đi vào hoạt động theo Quyết định số 160-QĐ/TW ngày 28/12/2012 của Bộ Chính trị, với nhiều khó khăn và thử thách trong điều kiện mới tái lập.
Về kế hoạch năm 2014, ông Huệ báo cáo, sẽ phân công nhiệm vụ cho từng tập thể, cá nhân theo các đề án cụ thể với các nhiệm vụ trọng tâm. Về nghiên cứu, đề xuất tập trung chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ trọng tâm năm 2014 của Ban là tham gia tổng kết một số vấn đề lý luận - thực tiễn qua 30 năm đổi mới về lĩnh vực kinh tế (theo 2 nhóm vấn đề mà Ban Bí thư giao), đồng thời tham gia tích vực, có hiệu quả vào công việc tổng kết chung của Nhóm kinh tế và của Ban Chỉ đạo Trung ương.
Về thẩm định, sẽ bám sát nhiệm vụ thẩm định các đề án trình Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương 9 và 10 trong năm 2014, các đề án trình Bộ Chính trị, Ban Bí thư trong năm thuộc chức năng, nhiệm vụ của Ban.
Về hướng dẫn, kiểm tra, giám sát, tiếp tục thực hiện công tác hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các nghị quyết, kết luận của Trung ương; các nghị quyết, kết luận, chỉ thị của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về kinh tế - xã hội theo chức năng, nhiệm vụ được giao. Chú trọng công tác giám sát và báo cáo kết quả giám sát tổng thể 5 năm (2011 - 2013) thực hiện tái cơ cấu nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng theo nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương, kết luận của Bộ Chính trị.