Tổng bí thư gặp gỡ cử tri
Dù chưa hết ưu tư, nhưng các cử tri đều tỏ rõ sự nhiệt tình khi nói về những vấn đề trọng đại của đất nước
Chiều 16/10/2012, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng có buổi tiếp xúc với các cử tri tại quận Ba Đình. Dù chưa hết ưu tư, nhưng các cử tri đều tỏ rõ sự nhiệt tình khi nói về những vấn đề trọng đại của đất nước.
Cử tri Phan Đức Thắng (phường Quán Thánh) phản ánh về mối quan tâm của người dân trong việc triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 với mong mỏi thực hiện tốt Nghị quyết Trung ương 4 cũng chính là bảo vệ cho sự tồn vong của chế độ.
“Kết quả hội nghị Trung ương 6 cũng đã bước đầu công khai một số vấn đề. Tuy nhiên, đối với nhiều vấn đề chưa được giải quyết, người dân rất mong được làm rõ trong thời gian tới”, ông Thắng nói.
Vị cử tri này còn thể hiện nhiều băn khoăn trong chất vấn trả lời chất vấn của các bộ trưởng ở mỗi kỳ họp Quốc hội “cử tri theo dõi chặt, nhưng sau đó kết quả thực hiện, sửa chữa thế nào chưa rõ”. Ông Thắng còn đề nghị bỏ phiếu tín nhiệm với các thành viên Chính phủ cần lấy định kỳ 1 năm 2 lần, khi cần, có thể lấy phiếu tín nhiệm bất thường.
Chê “điều hành kinh tế - xã hội của ta kém” như chuyện giá xăng, giá dịch vụ y tế, giáo dục cứ đồng loạt leo thang khiến đời sống người dân chật vật, ông Thắng gửi mong muốn tới Quốc hội quan tâm tháo gỡ khó khăn, nâng cao đời sống nhân dân.
Còn đại biểu Phan Đức Tuyên (phường Kim Mã) trải lòng: “Tôi thấy buồn vì một bộ phận không nhỏ cán bộ đảng viên từ Trung ương đến địa phương đã suy thoái về đạo đức, lối sống xa rời lý tưởng cách mạng. Bằng các thủ đoạn tinh vi, “bộ phận không nhỏ” này đã tham nhũng tiền của Nhà nước, của nhân dân, gây thất thoát nghiêm trọng, từ đó làm xói mòn lòng tin của nhân dân đối với Đảng, cản trở tới sự nghiệp cách mạng của Đảng của dân tộc, đe dọa sự tồn vong của chế độ.
“Tại sao bao năm qua Trung ương đã có nghị quyết về đấu tranh phòng chống tham nhũng nhưng tham nhũng vẫn chưa được ngăn chặn đẩy lùi? Bởi chúng ta chưa có quyết tâm chính trị cao. Chưa xử lý kịp thời, kiên quyết những kẻ vi phạm đó hoặc có xử lý với hình thức giơ cao đánh khẽ, không công khai nên không đủ sức răn đe và ít tác dụng. Mặt khác, chưa có cơ chế đầy đủ, cụ thể để phát huy quyền làm chủ của nhân dân, của các tổ chức chính trị, xã hội để tạo thành sức mạnh tổng hợp đấu tranh với tội phạm tham nhũng. Muốn sự nghiệp đổi mới của Đảng giành thắng lợi to lớn hơn trước tiên Đảng, Nhà nước cần đẩy mạnh phát huy mạnh mẽ quyền làm chủ của nhân dân”, ông Tuyên nói.
Lắng nghe tâm tư của cử tri, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng cho rằng phải làm sao đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng, phát huy được vai trò của nhân dân, của Nhà nước và phải để những vai trò này không mâu thuẫn nhau mà hoàn toàn hỗ trợ cho nhau. Ông cũng cho hay tinh thần dân chủ trong Đảng ngày càng được phát huy cao.
“Trước kia Trung ương họp quyết định hết chỉ tiêu rồi đưa ra họp Quốc hội. Khi họp Quốc hội nhiều đại biểu băn khoăn “mình đi quyết cái người ta đã quyết rồi. Nhưng nay, tại phiên họp Trung ương 6 vừa rồi chỉ bàn định hướng chứ không cần chỉ tiêu cụ thể mà để chỉ tiêu này Chính phủ bàn rồi ra Quốc hội quyết. Trong điều kiện kinh tế phập phù thế này mà quyết chỉ tiêu luôn cứng nhắc rất khó thực hiện”, Tổng bí thư nói.
Đề cập đến chuyện lấy phiếu tín nhiệm, theo Tổng bí thư, “đây cũng là một hình thức giám sát. Tuy nhiên giám sát thông qua lấy phiếu tín nhiệm cũng có tác dụng phụ. Những người trong diện lấy phiếu tín nhiệm có thể “tròn vo” mình để được tín nhiệm cao, hoặc đi vận động, tranh thủ người khác. Vậy phải làm thế nào cho kín kẽ để lấy phiếu tín nhiệm khách quan. Chúng ta phải vừa làm vừa rút kinh nghiệm”.
Nhắc lại những chuyện xảy ra đối với một số doanh nghiệp nhà nước trong thời gian qua, Tổng bí thư nhận định đó là “bài học đau xót” và cho hay “phải thành lập lại Ban kinh tế Trung ương để tăng cường giám sát”.
(Nguồn: Thời báo Kinh tế Việt Nam)
Cử tri Phan Đức Thắng (phường Quán Thánh) phản ánh về mối quan tâm của người dân trong việc triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 với mong mỏi thực hiện tốt Nghị quyết Trung ương 4 cũng chính là bảo vệ cho sự tồn vong của chế độ.
“Kết quả hội nghị Trung ương 6 cũng đã bước đầu công khai một số vấn đề. Tuy nhiên, đối với nhiều vấn đề chưa được giải quyết, người dân rất mong được làm rõ trong thời gian tới”, ông Thắng nói.
Vị cử tri này còn thể hiện nhiều băn khoăn trong chất vấn trả lời chất vấn của các bộ trưởng ở mỗi kỳ họp Quốc hội “cử tri theo dõi chặt, nhưng sau đó kết quả thực hiện, sửa chữa thế nào chưa rõ”. Ông Thắng còn đề nghị bỏ phiếu tín nhiệm với các thành viên Chính phủ cần lấy định kỳ 1 năm 2 lần, khi cần, có thể lấy phiếu tín nhiệm bất thường.
Chê “điều hành kinh tế - xã hội của ta kém” như chuyện giá xăng, giá dịch vụ y tế, giáo dục cứ đồng loạt leo thang khiến đời sống người dân chật vật, ông Thắng gửi mong muốn tới Quốc hội quan tâm tháo gỡ khó khăn, nâng cao đời sống nhân dân.
Còn đại biểu Phan Đức Tuyên (phường Kim Mã) trải lòng: “Tôi thấy buồn vì một bộ phận không nhỏ cán bộ đảng viên từ Trung ương đến địa phương đã suy thoái về đạo đức, lối sống xa rời lý tưởng cách mạng. Bằng các thủ đoạn tinh vi, “bộ phận không nhỏ” này đã tham nhũng tiền của Nhà nước, của nhân dân, gây thất thoát nghiêm trọng, từ đó làm xói mòn lòng tin của nhân dân đối với Đảng, cản trở tới sự nghiệp cách mạng của Đảng của dân tộc, đe dọa sự tồn vong của chế độ.
“Tại sao bao năm qua Trung ương đã có nghị quyết về đấu tranh phòng chống tham nhũng nhưng tham nhũng vẫn chưa được ngăn chặn đẩy lùi? Bởi chúng ta chưa có quyết tâm chính trị cao. Chưa xử lý kịp thời, kiên quyết những kẻ vi phạm đó hoặc có xử lý với hình thức giơ cao đánh khẽ, không công khai nên không đủ sức răn đe và ít tác dụng. Mặt khác, chưa có cơ chế đầy đủ, cụ thể để phát huy quyền làm chủ của nhân dân, của các tổ chức chính trị, xã hội để tạo thành sức mạnh tổng hợp đấu tranh với tội phạm tham nhũng. Muốn sự nghiệp đổi mới của Đảng giành thắng lợi to lớn hơn trước tiên Đảng, Nhà nước cần đẩy mạnh phát huy mạnh mẽ quyền làm chủ của nhân dân”, ông Tuyên nói.
Lắng nghe tâm tư của cử tri, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng cho rằng phải làm sao đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng, phát huy được vai trò của nhân dân, của Nhà nước và phải để những vai trò này không mâu thuẫn nhau mà hoàn toàn hỗ trợ cho nhau. Ông cũng cho hay tinh thần dân chủ trong Đảng ngày càng được phát huy cao.
“Trước kia Trung ương họp quyết định hết chỉ tiêu rồi đưa ra họp Quốc hội. Khi họp Quốc hội nhiều đại biểu băn khoăn “mình đi quyết cái người ta đã quyết rồi. Nhưng nay, tại phiên họp Trung ương 6 vừa rồi chỉ bàn định hướng chứ không cần chỉ tiêu cụ thể mà để chỉ tiêu này Chính phủ bàn rồi ra Quốc hội quyết. Trong điều kiện kinh tế phập phù thế này mà quyết chỉ tiêu luôn cứng nhắc rất khó thực hiện”, Tổng bí thư nói.
Đề cập đến chuyện lấy phiếu tín nhiệm, theo Tổng bí thư, “đây cũng là một hình thức giám sát. Tuy nhiên giám sát thông qua lấy phiếu tín nhiệm cũng có tác dụng phụ. Những người trong diện lấy phiếu tín nhiệm có thể “tròn vo” mình để được tín nhiệm cao, hoặc đi vận động, tranh thủ người khác. Vậy phải làm thế nào cho kín kẽ để lấy phiếu tín nhiệm khách quan. Chúng ta phải vừa làm vừa rút kinh nghiệm”.
Nhắc lại những chuyện xảy ra đối với một số doanh nghiệp nhà nước trong thời gian qua, Tổng bí thư nhận định đó là “bài học đau xót” và cho hay “phải thành lập lại Ban kinh tế Trung ương để tăng cường giám sát”.
(Nguồn: Thời báo Kinh tế Việt Nam)