Tổng thống mới đắc cử bị nghi dàn xếp cổ phiếu
Hàn Quốc bắt đầu điều tra lại việc Tổng thống mới đắc cử Lee Myung-bak có tham gia dàn xếp giá cổ phiếu công ty BBK hay không
Hàn Quốc bắt đầu điều tra lại việc Tổng thống mới đắc cử Lee Myung-bak có tham gia dàn xếp giá cổ phiếu công ty BBK hay không.
Trong khi đó, ông Lee Myung-bak đang tích cực chuẩn bị nhậm chức vào tháng 2 tới và sẽ thực hiện thay đổi một loạt chính sách kinh tế, đối ngoại...
Tổng thống Roh Moo-hyun hôm 7/1 đã bổ nhiệm cựu chánh án Tòa thượng thẩm Seoul, Chung Ho-young làm công tố viên độc lập để điều tra vụ BBK. Theo các nhà phân tích, vụ điều tra sẽ tác động xấu đến chính trường Hàn Quốc thời gian tới.
Vụ điều tra gây ảnh hưởng tiêu cực
Ông Chung sẽ có 40 ngày để điều tra vụ việc nói trên. Phạm vi điều tra cũng bao gồm những cáo buộc về việc ông Lee rửa tiền và khai báo sai sự thật về tài sản cá nhân.
Tháng trước, Viện kiểm sát đã kết luận Tổng thống đắc cử Lee Myung-bak vô can trong vụ BBK, nhưng sau đó người ta đã phát hiện ra 1 đoạn băng hình trong đó ông Lee đã đưa ra những phát biểu có thể được hiểu là ông đã thành lập công ty BBK. Tổng thống Roh đã yêu cầu điều tra lại vụ việc.
Theo hãng KBS, công tố viên đặc biệt đã được bổ nhiệm, nhưng quá trình điều tra sẽ không đơn giản do một số trở ngại.
Thứ nhất, đảng Đại dân tộc của Tổng thống đắc cử Lee Myung-bak khẳng định việc điều tra là trái với Hiến pháp và đã kiến nghị Tòa án hiến pháp vô hiệu hóa dự luật điều tra đặc biệt. Nếu tòa án cho rằng quyết định tiến hành điều tra đặc biệt là trái Hiến pháp, hoặc toà chấp nhận đơn kiến nghị của đảng Đại dân tộc, thì cuộc điều tra sẽ bị đình chỉ.
Thứ hai, công tố viên đặc biệt sẽ có 7 ngày để thành lập nhóm điều tra. Các hoạt động điều tra bắt đầu từ tuần này và kéo dài tối đa 40 ngày. Khoảng thời gian này là quá ít để có thể nghiên cứu toàn bộ hồ sơ vụ việc.
Các nhà phân tích cho rằng, quá trình điều tra đặc biệt sẽ dẫn đến 3 khả năng nhưng cho dù thế nào đi chăng nữa thì nó cũng ảnh hưởng rất tiêu cực tới tình hình chính trị Hàn Quốc.
Nếu kết quả điều tra lại một lần nữa chứng minh ông Lee Myung-bak vô can, các chính đảng đối lập sẽ không chấp nhận và tranh cãi về vấn đề này sẽ tiếp tục. Một kịch bản tương tự cũng sẽ xảy ra nếu dự luật điều tra đặc biệt bị tòa án coi là trái Hiến pháp.
Trong trường hợp Tổng thống đắc cử bị phát hiện có liên quan đến vụ BBK, chắc chắn sẽ nổ ra tranh cãi về khả năng khởi tố và xét xử ông Lee Myung-bak và ông sẽ khó có thể phát huy hết khả năng lãnh đạo trước sức ép đòi từ chức.
Chính phủ mới ưu tiên khôi phục kinh tế
Bất luận kết quả điều tra như thế nào, tân Tổng thống Lee Myung-bak cũng sẽ ngồi vào ghế Tổng thống trong tháng tới, dự kiến diễn ra vào ngày 25/2/2008. Tổng thống mới sẽ thực thi cam kết "747" từ khi vận động tranh cử. Đó là, đạt tăng trưởng kinh tế 7%, tăng thu nhập bình quân trên đầu người lên 40.000 USD và đưa Hàn Quốc thành nền kinh tế lớn thứ 7 thế giới.
Theo dự kiến, sau khi chính phủ mới lên nắm quyền, các chính sách kinh tế, chính trị và ngoại giao của Hàn Quốc sẽ có nhiều thay đổi. Những thay đổi này có thể gói gọn trong 3 từ “tổng tuyển cử” trong lĩnh vực chính trị, “nguyên tắc có đi có lại” trong chính sách với CHDCND Triều Tiên và “ngoại giao thực dụng”.
Chính sách khôi phục kinh tế của chính phủ mới sẽ dựa trên “cơ cấu tuần hoàn”, có nghĩa là nếu các công ty tư nhân tiến hành đầu tư, nền kinh tế sẽ khởi sắc và sẽ tạo ra nhiều việc làm và thúc đẩy tiêu thụ. Do vậy, điểm mấu chốt của chính sách kinh tế Hàn Quốc năm 2008 chính là “đầu tư”.Chính phủ sẽ làm hết sức mình để tạo ra một môi trường trong đó các nhà đầu tư có thể tự do và được khuyến khích hoạt động.
Một cam kết nữa của Lee Myung-bak là xây dựng con kênh xuyên bán đảo Hàn Quốc, nối sông Nakdong ở phía Đông Nam của Hàn Quốc với sông Hàn ở miền Trung, nhằm tạo ra một cuộc cách mạng đối với hệ thống vận tải và phát triển du lịch.
Những cam kết kinh tế của tân Tổng thống đã bị công kích rất gay gắt. Nhiều người cho rằng, tỷ lệ tăng trưởng kinh tế 7% là mục tiêu quá cao và sẽ làm quá tải nền kinh tế Hàn Quốc, trong khi việc xây dựng con kênh xuyên quốc gia, không hề thích hợp với thời đại công nghệ thông tin và có thể gây ra những thảm họa về môi trường.
Trong khi đó, ông Lee Myung-bak đang tích cực chuẩn bị nhậm chức vào tháng 2 tới và sẽ thực hiện thay đổi một loạt chính sách kinh tế, đối ngoại...
Tổng thống Roh Moo-hyun hôm 7/1 đã bổ nhiệm cựu chánh án Tòa thượng thẩm Seoul, Chung Ho-young làm công tố viên độc lập để điều tra vụ BBK. Theo các nhà phân tích, vụ điều tra sẽ tác động xấu đến chính trường Hàn Quốc thời gian tới.
Vụ điều tra gây ảnh hưởng tiêu cực
Ông Chung sẽ có 40 ngày để điều tra vụ việc nói trên. Phạm vi điều tra cũng bao gồm những cáo buộc về việc ông Lee rửa tiền và khai báo sai sự thật về tài sản cá nhân.
Tháng trước, Viện kiểm sát đã kết luận Tổng thống đắc cử Lee Myung-bak vô can trong vụ BBK, nhưng sau đó người ta đã phát hiện ra 1 đoạn băng hình trong đó ông Lee đã đưa ra những phát biểu có thể được hiểu là ông đã thành lập công ty BBK. Tổng thống Roh đã yêu cầu điều tra lại vụ việc.
Theo hãng KBS, công tố viên đặc biệt đã được bổ nhiệm, nhưng quá trình điều tra sẽ không đơn giản do một số trở ngại.
Thứ nhất, đảng Đại dân tộc của Tổng thống đắc cử Lee Myung-bak khẳng định việc điều tra là trái với Hiến pháp và đã kiến nghị Tòa án hiến pháp vô hiệu hóa dự luật điều tra đặc biệt. Nếu tòa án cho rằng quyết định tiến hành điều tra đặc biệt là trái Hiến pháp, hoặc toà chấp nhận đơn kiến nghị của đảng Đại dân tộc, thì cuộc điều tra sẽ bị đình chỉ.
Thứ hai, công tố viên đặc biệt sẽ có 7 ngày để thành lập nhóm điều tra. Các hoạt động điều tra bắt đầu từ tuần này và kéo dài tối đa 40 ngày. Khoảng thời gian này là quá ít để có thể nghiên cứu toàn bộ hồ sơ vụ việc.
Các nhà phân tích cho rằng, quá trình điều tra đặc biệt sẽ dẫn đến 3 khả năng nhưng cho dù thế nào đi chăng nữa thì nó cũng ảnh hưởng rất tiêu cực tới tình hình chính trị Hàn Quốc.
Nếu kết quả điều tra lại một lần nữa chứng minh ông Lee Myung-bak vô can, các chính đảng đối lập sẽ không chấp nhận và tranh cãi về vấn đề này sẽ tiếp tục. Một kịch bản tương tự cũng sẽ xảy ra nếu dự luật điều tra đặc biệt bị tòa án coi là trái Hiến pháp.
Trong trường hợp Tổng thống đắc cử bị phát hiện có liên quan đến vụ BBK, chắc chắn sẽ nổ ra tranh cãi về khả năng khởi tố và xét xử ông Lee Myung-bak và ông sẽ khó có thể phát huy hết khả năng lãnh đạo trước sức ép đòi từ chức.
Chính phủ mới ưu tiên khôi phục kinh tế
Bất luận kết quả điều tra như thế nào, tân Tổng thống Lee Myung-bak cũng sẽ ngồi vào ghế Tổng thống trong tháng tới, dự kiến diễn ra vào ngày 25/2/2008. Tổng thống mới sẽ thực thi cam kết "747" từ khi vận động tranh cử. Đó là, đạt tăng trưởng kinh tế 7%, tăng thu nhập bình quân trên đầu người lên 40.000 USD và đưa Hàn Quốc thành nền kinh tế lớn thứ 7 thế giới.
Theo dự kiến, sau khi chính phủ mới lên nắm quyền, các chính sách kinh tế, chính trị và ngoại giao của Hàn Quốc sẽ có nhiều thay đổi. Những thay đổi này có thể gói gọn trong 3 từ “tổng tuyển cử” trong lĩnh vực chính trị, “nguyên tắc có đi có lại” trong chính sách với CHDCND Triều Tiên và “ngoại giao thực dụng”.
Chính sách khôi phục kinh tế của chính phủ mới sẽ dựa trên “cơ cấu tuần hoàn”, có nghĩa là nếu các công ty tư nhân tiến hành đầu tư, nền kinh tế sẽ khởi sắc và sẽ tạo ra nhiều việc làm và thúc đẩy tiêu thụ. Do vậy, điểm mấu chốt của chính sách kinh tế Hàn Quốc năm 2008 chính là “đầu tư”.Chính phủ sẽ làm hết sức mình để tạo ra một môi trường trong đó các nhà đầu tư có thể tự do và được khuyến khích hoạt động.
Một cam kết nữa của Lee Myung-bak là xây dựng con kênh xuyên bán đảo Hàn Quốc, nối sông Nakdong ở phía Đông Nam của Hàn Quốc với sông Hàn ở miền Trung, nhằm tạo ra một cuộc cách mạng đối với hệ thống vận tải và phát triển du lịch.
Những cam kết kinh tế của tân Tổng thống đã bị công kích rất gay gắt. Nhiều người cho rằng, tỷ lệ tăng trưởng kinh tế 7% là mục tiêu quá cao và sẽ làm quá tải nền kinh tế Hàn Quốc, trong khi việc xây dựng con kênh xuyên quốc gia, không hề thích hợp với thời đại công nghệ thông tin và có thể gây ra những thảm họa về môi trường.