Trái phiếu Mỹ hút hàng nhờ... khủng hoảng nợ châu Âu
Trung Quốc, Nhật Bản và nhiều nhà đầu tư khác đã đẩy mạnh gom mua trái phiếu kho bạc Mỹ trong tháng 3
Washington cho biết, Bắc Kinh đã tăng lượng trái phiếu kho bạc Mỹ nắm giữ sau 6 tháng liền bán ra tài sản này.
Thông báo này đã làm dịu bớt những lo ngại rằng nhu cầu thấp đối với nợ Mỹ, sẽ khiến nền kinh tế đầu tàu phải trả mức lãi suất cao hơn để thu hút khách mua trái phiếu.
Hãng tin AP dẫn thông tin từ Bộ Tài chính Mỹ ngày 17/5 cho hay, lượng trái phiếu Chính phủ Mỹ mà Trung Quốc đang nắm giữ đã tăng 2% trong tháng 3, lên mức 895 tỷ USD. Đây là tháng đầu tiên Trung Quốc mua ròng trái phiếu của Mỹ kể từ tháng 9/2009 tới nay. Hoạt động mua ròng này tiếp tục giúp Trung Quốc củng cố vị trí chủ nợ số 1 của Mỹ.
Là chủ nợ lớn thứ hai của Mỹ, Nhật Bản cũng mua ròng trái phiếu do Washington phát hành trong tháng 3. Khối lượng trái phiếu kho bạc Mỹ mà Nhật nắm giữ đã tăng 2,1%, đạt mức 784 tỷ USD.
Tổng lượng trái phiếu Chính phủ Mỹ do các chủ nợ nước ngoài nắm giữ đã tăng 3,5% trong tháng 3, lên 3.900 tỷ USD.
Cũng theo Bộ Tài chính Mỹ, khối lượng nắm giữ các loại trái phiếu dài hạn do Chính phủ và các doanh nghiệp Mỹ phát hành đã tăng thêm 140 tỷ USD trong tháng 3, một mức tăng lớn chưa từng có, vượt kỷ lục cũ là 135,8 tỷ USD vào tháng 5/2007. Trước đó, lượng mua ròng các loại nợ dài hạn của Mỹ trong tháng 2 cũng tăng 47 tỷ USD, sau khi đã tăng 15 tỷ USD trong tháng 1.
Hãng tin AP lý giải, việc Trung Quốc, Nhật Bản và các nhà đầu tư trái phiếu khác trên thế giới tăng cường mua nợ Mỹ, bao gồm cả nợ chính phủ và doanh nghiệp, trong tháng 3 xuất phát từ hai yếu tố: Thứ nhất, giới đầu tư ồ ạt chuyển vốn sang nợ Mỹ do lo ngại nguy cơ lan rộng của cuộc khủng hoảng nợ ở châu Âu, và thứ hai, sự phục hồi kinh tế Mỹ đã giúp trái phiếu doanh nghiệp Mỹ có sức hút lớn hơn với giới đầu tư.
Nỗi lo Hy Lạp và các quốc gia nặng nợ khác ở châu Âu mất khả năng trả nợ đang gia tăng, bất chấp những nỗ lực trấn an của các nhà chức trách ở châu lục này. Đồng Euro đang trong xu thế mất giá mạnh vì tác động tiêu cực từ cuộc khủng hoảng nợ của khu vực.
Nhà kinh tế học Gregory Daco thuộc hãng nghiên cứu IHS Global Insight cho rằng, khi cuộc khủng hoảng nợ Hy Lạp bắt đầu leo thang trong tháng 3, giới đầu tư đã đẩy mạnh mua vào các loại nợ Mỹ để tìm kiếm một “vịnh tránh bão”. GDP của Mỹ trong quý 1 năm nay đã tăng 3,2% so với cùng kỳ năm trước, một phần nhờ chi tiêu dùng của người dân tăng mạnh.
“Tốc độ tăng trưởng mạnh trong quý 1 của kinh tế Mỹ, đà gia tăng của năng suất lao động tại nước này, và sự tăng giá mạnh gần đây sẽ tiếp tục tạo sức hút đối với đầu tư vào nợ Mỹ”, ông Daco dự báo.
Ông Win Thin, chiến lược gia cao cấp thị trường tiền tệ của công ty Brown Brothers Harriman ở New York, cho biết, ông kỳ vọng giới đầu tư sẽ tiếp tục tăng nắm giữ các tài sản bằng USD thay cho đồng tiền chung châu Âu.
“Với cuộc khủng hoảng nợ mà châu Âu đang đương đầu, hoạt động tìm kiếm sự an toàn ở các tài sản Mỹ sẽ còn tăng mạnh trong quý 2 năm nay. Trong vòng mấy tháng qua, chẳng ai dám mạnh tay mua Euro cả”, ông Thin nhận định.
Thông báo này đã làm dịu bớt những lo ngại rằng nhu cầu thấp đối với nợ Mỹ, sẽ khiến nền kinh tế đầu tàu phải trả mức lãi suất cao hơn để thu hút khách mua trái phiếu.
Hãng tin AP dẫn thông tin từ Bộ Tài chính Mỹ ngày 17/5 cho hay, lượng trái phiếu Chính phủ Mỹ mà Trung Quốc đang nắm giữ đã tăng 2% trong tháng 3, lên mức 895 tỷ USD. Đây là tháng đầu tiên Trung Quốc mua ròng trái phiếu của Mỹ kể từ tháng 9/2009 tới nay. Hoạt động mua ròng này tiếp tục giúp Trung Quốc củng cố vị trí chủ nợ số 1 của Mỹ.
Là chủ nợ lớn thứ hai của Mỹ, Nhật Bản cũng mua ròng trái phiếu do Washington phát hành trong tháng 3. Khối lượng trái phiếu kho bạc Mỹ mà Nhật nắm giữ đã tăng 2,1%, đạt mức 784 tỷ USD.
Tổng lượng trái phiếu Chính phủ Mỹ do các chủ nợ nước ngoài nắm giữ đã tăng 3,5% trong tháng 3, lên 3.900 tỷ USD.
Cũng theo Bộ Tài chính Mỹ, khối lượng nắm giữ các loại trái phiếu dài hạn do Chính phủ và các doanh nghiệp Mỹ phát hành đã tăng thêm 140 tỷ USD trong tháng 3, một mức tăng lớn chưa từng có, vượt kỷ lục cũ là 135,8 tỷ USD vào tháng 5/2007. Trước đó, lượng mua ròng các loại nợ dài hạn của Mỹ trong tháng 2 cũng tăng 47 tỷ USD, sau khi đã tăng 15 tỷ USD trong tháng 1.
Hãng tin AP lý giải, việc Trung Quốc, Nhật Bản và các nhà đầu tư trái phiếu khác trên thế giới tăng cường mua nợ Mỹ, bao gồm cả nợ chính phủ và doanh nghiệp, trong tháng 3 xuất phát từ hai yếu tố: Thứ nhất, giới đầu tư ồ ạt chuyển vốn sang nợ Mỹ do lo ngại nguy cơ lan rộng của cuộc khủng hoảng nợ ở châu Âu, và thứ hai, sự phục hồi kinh tế Mỹ đã giúp trái phiếu doanh nghiệp Mỹ có sức hút lớn hơn với giới đầu tư.
Nỗi lo Hy Lạp và các quốc gia nặng nợ khác ở châu Âu mất khả năng trả nợ đang gia tăng, bất chấp những nỗ lực trấn an của các nhà chức trách ở châu lục này. Đồng Euro đang trong xu thế mất giá mạnh vì tác động tiêu cực từ cuộc khủng hoảng nợ của khu vực.
Nhà kinh tế học Gregory Daco thuộc hãng nghiên cứu IHS Global Insight cho rằng, khi cuộc khủng hoảng nợ Hy Lạp bắt đầu leo thang trong tháng 3, giới đầu tư đã đẩy mạnh mua vào các loại nợ Mỹ để tìm kiếm một “vịnh tránh bão”. GDP của Mỹ trong quý 1 năm nay đã tăng 3,2% so với cùng kỳ năm trước, một phần nhờ chi tiêu dùng của người dân tăng mạnh.
“Tốc độ tăng trưởng mạnh trong quý 1 của kinh tế Mỹ, đà gia tăng của năng suất lao động tại nước này, và sự tăng giá mạnh gần đây sẽ tiếp tục tạo sức hút đối với đầu tư vào nợ Mỹ”, ông Daco dự báo.
Ông Win Thin, chiến lược gia cao cấp thị trường tiền tệ của công ty Brown Brothers Harriman ở New York, cho biết, ông kỳ vọng giới đầu tư sẽ tiếp tục tăng nắm giữ các tài sản bằng USD thay cho đồng tiền chung châu Âu.
“Với cuộc khủng hoảng nợ mà châu Âu đang đương đầu, hoạt động tìm kiếm sự an toàn ở các tài sản Mỹ sẽ còn tăng mạnh trong quý 2 năm nay. Trong vòng mấy tháng qua, chẳng ai dám mạnh tay mua Euro cả”, ông Thin nhận định.