Triển vọng kinh tế thế giới vẫn lạc quan
Triển vọng kinh tế toàn cầu 10 năm sau khi xảy ra cơn bão tài chính - tiền tệ châu Á là rất khả quan
Triển vọng kinh tế toàn cầu 10 năm sau khi xảy ra cơn bão tài chính - tiền tệ châu Á là rất khả quan.
Đây là nhận định của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), Ngân hàng thế giới (WB) và Nhóm nước công nghiệp phát triển (G7).
Báo cáo của IMF công bố trong dịp họp Hội nghị Mùa Xuân với WB từ ngày 14/4, dự báo kinh tế thế giới tăng trưởng 4,9% năm 2007 và 4,8% năm 2008, so với mức tăng trưởng 5,3% năm 2006. Kinh tế Mỹ sẽ tránh đựơc cuộc khủng hoảng và có thể thoát khỏi tình trạng thị trường nhà ế ẩm hiện nay; dự báo tăng trưởng 2,2% năm nay và tăng 2,8% năm tới.
Kinh tế Mỹ tăng trưởng chậm lại sẽ có tác động tiêu cực tới kinh tế các nước chủ yếu dựa vào xuất khẩu và sẽ nặng nề hơn khi tình trạng suy giảm mở rộng sang lĩnh vực chi tiêu tiêu dùng và đầu tư kinh doanh. Các nước phát triển và đang phát triển có quan hệ thương mại lớn với Mỹ sẽ bị ảnh hưởng.
IMF cho rằng tốc độ tăng trưởng kinh tế Mỹ cứ giảm một điểm phần trăm đã làm cho kinh tế các nước Mỹ Latinh giảm 0,2 điểm phần trăm. Riêng kinh tế Mexico và Canada giảm ít nhất 0,4 điểm phần trăm.
Về thương mại của Mỹ, nếu đồng USD giảm 10% giá trị thực, mức thâm hụt thương mại nước này có thể giảm được 1% GDP. Năm qua thâm hụt thương mại hàng hoá và dịch vụ của Mỹ tăng tới 6,8% so với năm trước đó, lên 765,27 tỷ USD, tương ứng với 5,8% GDP.
Tổng giám đốc điều hành IMF, ông Rodrigo Rato nói một trong những nguyên nhân chủ yếu làm giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế Mỹ là do lĩnh vực nhà ở Mỹ ế ẩm.
Tuy nhiên, ông khẳng định hệ thống tài chính Mỹ vẫn rất mạnh và vững chắc. Sự tăng trưởng chậm lại của kinh tế Mỹ đã được bù trừ bởi tốc độ tăng trưởng mạnh của các nền kinh tế lớn khác, như kinh tế Liên minh châu Âu (EU), Trung Quốc, Ấn Độ...
Báo cáo của IMF còn cho biết lực lượng lao động toàn cầu tăng 4 lần trong 2 thập kỷ qua, phản ánh việc tăng dân số và gia tăng hội nhập kinh tế Trung Quốc, Ấn Độ và các nước Đông Âu cũ.
Quá trình toàn cầu hoá đang từng bước làm giảm mức lương ở các nước phát triển... Thị phần lao động ở các nước phát triển đã giảm trung bình 7 điểm phần trăm kể từ đầu những năm 1980, trong đó mức giảm lớn nhất tại các nước châu Âu.
Trong khi kinh tế Mỹ phát triển chậm lại, các nền kinh tế lớn EU đã đưa ra những dự báo lạc quan về tăng trưởng. Theo Uỷ ban châu Âu (EC) năm nay kinh tế EU tăng trưởng 2,7%. Khu vực sử dụng đồng tiền chung Euro đã đạt mức tăng trưởng 2,6% năm 2006, mức tăng cao nhất trong 6 năm qua, so với mức tăng 1,4% trong năm 2005.
Kinh tế Pháp dự báo đạt mức tăng trưởng 2-2,5% trong năm nay và năm 2008; sẽ tạo thêm 230.000 việc làm mới năm 2007 và sức mua tăng 2,5% trong năm 2008. Thâm hụt ngân sách nhà nước sẽ giảm xuống 2,4% trong năm 2007 và 1,7% trong năm 2008, so với mức thâm hụt 2,6% năm 2006.
IMF đã nâng mức dự báo tăng trưởng kinh tế Anh từ mức 2,7% lên mức 2,9% năm nay , so với mức tăng 2,7% năm qua. IMF cho rằng kinh tế Anh đã duy trì đà tăng trưởng ấn tượng.
Tại Nga, Bộ Kinh tế vừa điều chỉnh mức tăng trưởng từ 6,2% lên 6,5% trong năm nay. Đầu tư vốn năm 2007 sẽ tăng 11,5%, cao hơn so với mức 9,8% đưa ra trước đó.
Kinh tế châu Á duy trì đà tăng trưởng cao nhất. Theo WB khu vực Đông Á, sản lượng tăng gấp 2 lần so với một thập kỷ trước, thu nhập trên đầu người tăng 75%. Tốc độ tăng trưởng của các nền kinh tế Đông Á mới nổi lên đạt 8,1% năm 2006, mức cao nhất trong 10 năm qua. Dự báo tăng 7,3% năm 2007 và tăng 7% năm 2008.
Kinh tế Trung Quốc tăng mạnh trong nhiều năm qua, năm 2006 tăng 10,7% và sẽ tăng trưởng 9,6% năm nay; tăng 8,7% vào năm tới. WB quan ngại về những vấn đề môi trường và khoảng cách thu nhập giữa nông thôn và thành thị tại Trung Quốc.
Nền kinh tế Nhật Bản lớn thứ 2 thế giới và lớn nhất châu Á sẽ tăng 2,3% năm 2007, tăng 2,4% năm 2008 sau khi đã tăng 2,2% năm 2006.
Tại khu vực Đông Nam Á, kinh tế đã tăng trưởng 5,4% năm 2006, sẽ tăng 5,6% năm 2007 và tăng 5,7% năm 2008. Nhà kinh tế chủ chốt của WB, ông Milan Brahmbhatt nhận xét kinh tế châu Á đã vượt qua khủng hoảng và lấy lại đà tăng trưởng ổn định.
Là hai nền kinh tế lớn nhất châu Á, Nhật Bản và Trung Quốc đã quyết định khởi động cơ chế đối thoại kinh tế cấp cao, một bước đi quan trọng xây dựng các mối quan hệ kinh tế chiến lược giữa 2 nước. Hai bên đã xác định mục tiêu trong chương trình hợp tác kinh tế - thương mại, nhất là tăng cường hợp tác trong lĩnh vực năng lượng, bảo vệ môi trường, công nghệ cao, tài chính, doanh nghiệp vừa và nhỏ trên nguyên tắc công bằng và cùng có lợi.
Giá trị thương mại Trung-Nhật đã tăng gần 200 lần, từ mức 1,1 tỷ USD năm 1972 lên 207,4 tỷ USD năm 2006. Nhật Bản đã đầu tư vào hơn 30.000 dự án tại Trung Quốc với tổng số vốn đầu tư khoảng 58 tỷ USD.
Khai thác các cơ chế hợp tác đa phương giữa Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và giữa 3 nước này với khối ASEAN trong nỗ lực đối phó với những thách thức về năng lượng, sự thay đổi khí hậu trái đất sẽ góp phần thúc đẩy hệ thống thương mại đa phương vì sự thịnh vượng chung của khu vực.
Đây là nhận định của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), Ngân hàng thế giới (WB) và Nhóm nước công nghiệp phát triển (G7).
Báo cáo của IMF công bố trong dịp họp Hội nghị Mùa Xuân với WB từ ngày 14/4, dự báo kinh tế thế giới tăng trưởng 4,9% năm 2007 và 4,8% năm 2008, so với mức tăng trưởng 5,3% năm 2006. Kinh tế Mỹ sẽ tránh đựơc cuộc khủng hoảng và có thể thoát khỏi tình trạng thị trường nhà ế ẩm hiện nay; dự báo tăng trưởng 2,2% năm nay và tăng 2,8% năm tới.
Kinh tế Mỹ tăng trưởng chậm lại sẽ có tác động tiêu cực tới kinh tế các nước chủ yếu dựa vào xuất khẩu và sẽ nặng nề hơn khi tình trạng suy giảm mở rộng sang lĩnh vực chi tiêu tiêu dùng và đầu tư kinh doanh. Các nước phát triển và đang phát triển có quan hệ thương mại lớn với Mỹ sẽ bị ảnh hưởng.
IMF cho rằng tốc độ tăng trưởng kinh tế Mỹ cứ giảm một điểm phần trăm đã làm cho kinh tế các nước Mỹ Latinh giảm 0,2 điểm phần trăm. Riêng kinh tế Mexico và Canada giảm ít nhất 0,4 điểm phần trăm.
Về thương mại của Mỹ, nếu đồng USD giảm 10% giá trị thực, mức thâm hụt thương mại nước này có thể giảm được 1% GDP. Năm qua thâm hụt thương mại hàng hoá và dịch vụ của Mỹ tăng tới 6,8% so với năm trước đó, lên 765,27 tỷ USD, tương ứng với 5,8% GDP.
Tổng giám đốc điều hành IMF, ông Rodrigo Rato nói một trong những nguyên nhân chủ yếu làm giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế Mỹ là do lĩnh vực nhà ở Mỹ ế ẩm.
Tuy nhiên, ông khẳng định hệ thống tài chính Mỹ vẫn rất mạnh và vững chắc. Sự tăng trưởng chậm lại của kinh tế Mỹ đã được bù trừ bởi tốc độ tăng trưởng mạnh của các nền kinh tế lớn khác, như kinh tế Liên minh châu Âu (EU), Trung Quốc, Ấn Độ...
Báo cáo của IMF còn cho biết lực lượng lao động toàn cầu tăng 4 lần trong 2 thập kỷ qua, phản ánh việc tăng dân số và gia tăng hội nhập kinh tế Trung Quốc, Ấn Độ và các nước Đông Âu cũ.
Quá trình toàn cầu hoá đang từng bước làm giảm mức lương ở các nước phát triển... Thị phần lao động ở các nước phát triển đã giảm trung bình 7 điểm phần trăm kể từ đầu những năm 1980, trong đó mức giảm lớn nhất tại các nước châu Âu.
Trong khi kinh tế Mỹ phát triển chậm lại, các nền kinh tế lớn EU đã đưa ra những dự báo lạc quan về tăng trưởng. Theo Uỷ ban châu Âu (EC) năm nay kinh tế EU tăng trưởng 2,7%. Khu vực sử dụng đồng tiền chung Euro đã đạt mức tăng trưởng 2,6% năm 2006, mức tăng cao nhất trong 6 năm qua, so với mức tăng 1,4% trong năm 2005.
Kinh tế Pháp dự báo đạt mức tăng trưởng 2-2,5% trong năm nay và năm 2008; sẽ tạo thêm 230.000 việc làm mới năm 2007 và sức mua tăng 2,5% trong năm 2008. Thâm hụt ngân sách nhà nước sẽ giảm xuống 2,4% trong năm 2007 và 1,7% trong năm 2008, so với mức thâm hụt 2,6% năm 2006.
IMF đã nâng mức dự báo tăng trưởng kinh tế Anh từ mức 2,7% lên mức 2,9% năm nay , so với mức tăng 2,7% năm qua. IMF cho rằng kinh tế Anh đã duy trì đà tăng trưởng ấn tượng.
Tại Nga, Bộ Kinh tế vừa điều chỉnh mức tăng trưởng từ 6,2% lên 6,5% trong năm nay. Đầu tư vốn năm 2007 sẽ tăng 11,5%, cao hơn so với mức 9,8% đưa ra trước đó.
Kinh tế châu Á duy trì đà tăng trưởng cao nhất. Theo WB khu vực Đông Á, sản lượng tăng gấp 2 lần so với một thập kỷ trước, thu nhập trên đầu người tăng 75%. Tốc độ tăng trưởng của các nền kinh tế Đông Á mới nổi lên đạt 8,1% năm 2006, mức cao nhất trong 10 năm qua. Dự báo tăng 7,3% năm 2007 và tăng 7% năm 2008.
Kinh tế Trung Quốc tăng mạnh trong nhiều năm qua, năm 2006 tăng 10,7% và sẽ tăng trưởng 9,6% năm nay; tăng 8,7% vào năm tới. WB quan ngại về những vấn đề môi trường và khoảng cách thu nhập giữa nông thôn và thành thị tại Trung Quốc.
Nền kinh tế Nhật Bản lớn thứ 2 thế giới và lớn nhất châu Á sẽ tăng 2,3% năm 2007, tăng 2,4% năm 2008 sau khi đã tăng 2,2% năm 2006.
Tại khu vực Đông Nam Á, kinh tế đã tăng trưởng 5,4% năm 2006, sẽ tăng 5,6% năm 2007 và tăng 5,7% năm 2008. Nhà kinh tế chủ chốt của WB, ông Milan Brahmbhatt nhận xét kinh tế châu Á đã vượt qua khủng hoảng và lấy lại đà tăng trưởng ổn định.
Là hai nền kinh tế lớn nhất châu Á, Nhật Bản và Trung Quốc đã quyết định khởi động cơ chế đối thoại kinh tế cấp cao, một bước đi quan trọng xây dựng các mối quan hệ kinh tế chiến lược giữa 2 nước. Hai bên đã xác định mục tiêu trong chương trình hợp tác kinh tế - thương mại, nhất là tăng cường hợp tác trong lĩnh vực năng lượng, bảo vệ môi trường, công nghệ cao, tài chính, doanh nghiệp vừa và nhỏ trên nguyên tắc công bằng và cùng có lợi.
Giá trị thương mại Trung-Nhật đã tăng gần 200 lần, từ mức 1,1 tỷ USD năm 1972 lên 207,4 tỷ USD năm 2006. Nhật Bản đã đầu tư vào hơn 30.000 dự án tại Trung Quốc với tổng số vốn đầu tư khoảng 58 tỷ USD.
Khai thác các cơ chế hợp tác đa phương giữa Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và giữa 3 nước này với khối ASEAN trong nỗ lực đối phó với những thách thức về năng lượng, sự thay đổi khí hậu trái đất sẽ góp phần thúc đẩy hệ thống thương mại đa phương vì sự thịnh vượng chung của khu vực.