Triển vọng mới trong tái tạo khối cơ thương tổn
Khối cơ đóng vai trò quan trọng trong việc giữ cân bằng cơ thể, giảm khả năng té ngã và đồng thời ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của mỗi người. Tuy nhiên, khá nhiều người lớn tuổi tại Việt Nam lại chưa hiểu và quan tâm đến tình trạng mất cơ để có những biện pháp phòng ngừa.
Rất nhiều người lớn tuổi cảm thấy khó khăn trong từng việc nhỏ như mở nắp hộp, lên xuống cầu thang, ẵm cháu, mang vác đồ vật…. nhưng họ chỉ xem đó là dấu hiệu của tuổi già. Song trên thực tế, đây chính là hậu quả của chứng mất cơ. Ngoài ra, những chấn thương nghiêm trọng như tai nạn hoặc phẫu thuật loại bỏ khối u cũng dễ dẫn đến hiện tượng mất khối lượng cơ.Khi bị mất cơ, cơ thể yếu đi, người lớn tuổi mất dần sự độc lập cũng như khả năng làm những công việc bình thường trong cuộc sống hằng ngày. Đặc biệt, nghiên cứu đã chỉ ra rằng mất 10% khối cơ có thể dẫn đến suy giảm khả năng miễn dịch và tăng nguy cơ nhiễm trùng. Mất 20% khối cơ có thể gây suy yếu, làm mỏng da và giảm khả năng làm lành vết thương. Mất từ 30% khối cơ trở đi, cơ thể sẽ yếu đi và không thể tự mình ngồi được, vết thương cũng không lành được...Cách điều trị VML hiện nay bao gồm phẫu thuật ghép mô cơ tự thân của bệnh nhân kèm vật lý trị liệu. Tuy nhiên, phương pháp này thường dẫn đến giảm chức năng cơ và trong một số trường hợp, phần ghép bị hỏng hoàn toàn.
Rất nhiều người lớn tuổi cảm thấy khó khăn trong từng việc nhỏ như mở nắp hộp, lên xuống cầu thang, ẵm cháu, mang vác đồ vật…. nhưng họ chỉ xem đó là dấu hiệu của tuổi già. Song trên thực tế, đây chính là hậu quả của chứng mất cơ. Ngoài ra, những chấn thương nghiêm trọng như tai nạn hoặc phẫu thuật loại bỏ khối u cũng dễ dẫn đến hiện tượng mất khối lượng cơ.Khi bị mất cơ, cơ thể yếu đi, người lớn tuổi mất dần sự độc lập cũng như khả năng làm những công việc bình thường trong cuộc sống hằng ngày. Đặc biệt, nghiên cứu đã chỉ ra rằng mất 10% khối cơ có thể dẫn đến suy giảm khả năng miễn dịch và tăng nguy cơ nhiễm trùng. Mất 20% khối cơ có thể gây suy yếu, làm mỏng da và giảm khả năng làm lành vết thương. Mất từ 30% khối cơ trở đi, cơ thể sẽ yếu đi và không thể tự mình ngồi được, vết thương cũng không lành được...Cách điều trị VML hiện nay bao gồm phẫu thuật ghép mô cơ tự thân của bệnh nhân kèm vật lý trị liệu. Tuy nhiên, phương pháp này thường dẫn đến giảm chức năng cơ và trong một số trường hợp, phần ghép bị hỏng hoàn toàn.
Ngoài ra, còn có liệu pháp điều trị hormone thay thế (HRT). HRT có thể giúp tăng cân, cơ hiệu quả ở những người gầy. Ngoài ra chúng còn giúp giảm lượng mỡ bụng và ngăn ngừa thoái hóa xương ở phụ nữ giai đoạn mãn kinh. Tuy nhiên HRT có thể gây ra một số tác động tiêu cực như làm tăng nguy cơ mắc ung thư, các bệnh về tim mạch và đột quỵ.
Trong nghiên cứu mới, nhóm chuyên gia Hàn Quốc và Mỹ đã giải quyết nguy cơ nói trên với sự giúp sức của kỹ thuật "trực tiếp tái lập trình tế bào", phương pháp giúp chuyển đổi một loại tế bào thành loại tế bào khác.Theo đó, họ sử dụng các tế bào cấu trúc quan trọng trong mô liên kết được gọi là nguyên bào sợi, chuyển đổi thành các tế bào cơ tiền thân cảm ứng (iMPC) với sự trợ giúp của một số yếu tố bản sao.Kế đến, họ tạo ra kết cấu nâng đỡ để các tế bào được cấy ghép sẽ phát triển mạnh. Cách này đã tạo ra loại polyester tương hợp sinh học gọi là polycaprolactone (PCL), vật liệu sau đó được tạo hình thành một khung xốp và trộn với một loại hydrogel chứa vật liệu sinh học thường được dùng để điều trị mất khối lượng cơ. Nhờ sử dụng bộ khung pha trộn nguyên liệu tổng hợp và tự nhiên này với các tế bào được lập trình lại, nhóm nghiên cứu đã tạo ra các sợi cơ trong ống nghiệm có các đặc tính tương tự như cơ thật.
Khung cơ sinh học mới khi được cấy cho chuột bị chứng mất khối lượng cơ đã thúc đẩy cơ phát triển, nuôi dưỡng và phục hồi cơ bị tổn thương, điều trị hiệu quả chứng bệnh này.