Triển vọng thị trường Trung Đông
Việt Nam đã chọn năm 2008 là năm trọng điểm trong quan hệ hợp tác với khu vực Trung Đông
Khu vực Trung Đông còn chưa được các doanh nghiệp Việt Nam quan tâm đúng mức trong hoạt động thương mại.
Trung Đông là vùng đất giao thoa giữa 3 châu lục Á-Âu-Phi, gồm 15 quốc gia: Saudi Arabia, Bahrain, Iran, Iraq, Israel, Jordany, Kuwait, Lebanon, Oman, Palestine, Qatar, Syria, Thổ Nhĩ Kỳ, Các tiểu vương quốc Arập Thống nhất (UAE) và Yemen; với dân số 250 triệu người.
Tiềm năng phát triển kinh tế rất lớn
Mặc dù là nơi tiềm ẩn nhiều bất ổn chính trị, nhưng trong những năm gần đây, kinh tế Trung Đông đã có sự bùng nổ rõ rệt, nhất là từ năm 2007, .
Giá dầu lửa tăng cao đã là nhân tố tích cực tác động tới tăng trưởng kinh tế của các nước trong khu vực. Tăng trưởng GDP toàn khu vực đạt 5,9%; xuất khẩu đạt 696,3 tỷ USD, tăng 9,3% so với năm 2006; nhập khẩu đạt 383,4 tỷ USD, tăng 16,4%.
Dự báo trong năm 2008, do giá dầu tăng đã chạm ngưỡng nên tăng trưởng GDP sẽ chỉ giữ ở mức 5,9%, với xuất khẩu tăng 11,3% và nhập khẩu 13,3%.
Các nước thuộc Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh (GCC) bao gồm Saudi Arabia, UAE, Kuwait, Oman, Bahrain, Qatar hiện đang tích cực cơ cấu lại nền kinh tế của mình. Theo đó, xu hướng mở cửa kinh tế của GCC ngày càng được thể hiện rõ nét ở các hoạt động: tăng cường hoạt động ngoại thương, tự do hóa thương mại, tạo ra làn sóng đàm phán về hiệp định tự do thương mại (FTA) trong nội khối và với các nước khác trên thế giới để đẩy nhanh tiến trình khu vực hóa và toàn cầu hóa về thương mại.
GCC cũng đã và đang đàm phán FTA với các quốc gia EU, Australia, New Zealand, Nhật Bản, Iran... để tạo thuận lợi tự do hóa thương mại.
Kể từ tháng 1/2008, các nước GCC đã bắt đầu thực hiện Khu vực thị trường chung trong toàn khối: tự do di chuyển về người và hàng hóa trong nội bộ GCC. Ngoài ra, GCC cũng lên chương trình từ nay đến 2010 biến khối này thành một liên minh tiền tệ cùng sử dụng chung một đồng tiền..
Quan hệ kinh tế - thương mại Việt Nam - Trung Đông
Việt Nam hiện có quan hệ ngoại giao với tất cả các quốc gia Trung Đông. Nhiều hiệp định, nghị định song phương đã được ký kết với các nước trong khu vực này, nhằm tạo khuôn khổ pháp lý cho các hoạt động hợp tác 2 bên.
Năm 2007 vừa qua, kim ngạch thương mại hai chiều Việt Nam - Trung Đông đạt 1,19 tỷ USD; trong đó, Việt Nam xuất khẩu 700 triệu USD, tăng 17,2% so với năm 2006, và nhập khẩu 490 triệu USD. Các thị trường Trung Đông mà Việt Nam có mức tăng trưởng xuất khẩu mạnh bao gồm: UAE (233 triệu USD), Thổ Nhĩ Kỳ 202 triệu USD, Israel 57 triệu USD và Saudi Arabia 51 triệu USD.
Các mặt hàng chính Việt Nam xuất khẩu sang Trung Đông gồm: gạo, cà phê, sản phẩm dệt may, máy tính và linh kiện điện tử, giày dép, chất dẻo nguyên liệu, hải sản, sợi, cao su, than đá, chè, gỗ và sản phẩm gỗ.
Việt Nam nhập khẩu từ Trung Đông chủ yếu là xăng dầu, sản phẩm hóa dầu, phân bón, hóa chất, sắt thép, chất dẻo..., những thế mạnh của thị trường này.
Điều đáng lưu ý trong quan hệ thương mại Việt Nam - Trung Đông năm 2007 vừa qua là sự chuyển dịch cơ cấu thị trường xuất khẩu. Nếu các năm trước, xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Đông chủ yếu phụ thuộc vào hoạt động xuất khẩu sang Iraq và UAE, thì năm 2007, hoạt động xuất khẩu của Việt Nam đã chuyển sang các thị trường khác như Thổ Nhĩ Kỳ, Israel và Saudi Arabia.
Cán cân xuất nhập khẩu đã có sự thay đổi lớn, Việt Nam chuyển từ nhập siêu sang xuất siêu đối với khu vực này. Giá dầu tăng cao đã thúc đẩy nhu cầu nhập khẩu của các quốc gia Trung Đông tăng mạnh; đồng thời, các doanh nghiệp Việt Nam cũng có nhiều nỗ lực tìm kiếm và đa dạng hóa bạn hàng cũng như hình thức bán hàng, như tổ chức nhiều hội chợ triển lãm, các hoạt động xúc tiến thương mại...
Các doanh nghiệp Trung Đông cũng bắt đầu quan tâm nhiều hơn tới thị trường và đối tác Việt Nam. Nhà máy thép Zamil Steel (Đồng Nai), Khu du lịch giải trí cao cấp Raffles Resort (Đà Nẵng) là những dự án đầu tư thành công của Saudi Arabia tại Việt Nam.
Ngoài ra, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đã ký các thỏa thuận về hợp tác dầu khí với Oman, Qatar, Bahrain. Đặc biệt, Việt Nam đã chọn năm 2008 là năm trọng điểm trong quan hệ hợp tác với Trung Đông.
Theo nhận định của các nhà quan sát, các yếu tố và động thái trên sẽ góp phần tích cực vào đẩy mạnh kim ngạch trao đổi thương mại Việt Nam - Trung Đông. Và theo dự báo, xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Đông năm 2008 có thể đạt 1,2 tỷ USD, tăng khoảng 70% so với năm 2007.
Trung Đông là vùng đất giao thoa giữa 3 châu lục Á-Âu-Phi, gồm 15 quốc gia: Saudi Arabia, Bahrain, Iran, Iraq, Israel, Jordany, Kuwait, Lebanon, Oman, Palestine, Qatar, Syria, Thổ Nhĩ Kỳ, Các tiểu vương quốc Arập Thống nhất (UAE) và Yemen; với dân số 250 triệu người.
Tiềm năng phát triển kinh tế rất lớn
Mặc dù là nơi tiềm ẩn nhiều bất ổn chính trị, nhưng trong những năm gần đây, kinh tế Trung Đông đã có sự bùng nổ rõ rệt, nhất là từ năm 2007, .
Giá dầu lửa tăng cao đã là nhân tố tích cực tác động tới tăng trưởng kinh tế của các nước trong khu vực. Tăng trưởng GDP toàn khu vực đạt 5,9%; xuất khẩu đạt 696,3 tỷ USD, tăng 9,3% so với năm 2006; nhập khẩu đạt 383,4 tỷ USD, tăng 16,4%.
Dự báo trong năm 2008, do giá dầu tăng đã chạm ngưỡng nên tăng trưởng GDP sẽ chỉ giữ ở mức 5,9%, với xuất khẩu tăng 11,3% và nhập khẩu 13,3%.
Các nước thuộc Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh (GCC) bao gồm Saudi Arabia, UAE, Kuwait, Oman, Bahrain, Qatar hiện đang tích cực cơ cấu lại nền kinh tế của mình. Theo đó, xu hướng mở cửa kinh tế của GCC ngày càng được thể hiện rõ nét ở các hoạt động: tăng cường hoạt động ngoại thương, tự do hóa thương mại, tạo ra làn sóng đàm phán về hiệp định tự do thương mại (FTA) trong nội khối và với các nước khác trên thế giới để đẩy nhanh tiến trình khu vực hóa và toàn cầu hóa về thương mại.
GCC cũng đã và đang đàm phán FTA với các quốc gia EU, Australia, New Zealand, Nhật Bản, Iran... để tạo thuận lợi tự do hóa thương mại.
Kể từ tháng 1/2008, các nước GCC đã bắt đầu thực hiện Khu vực thị trường chung trong toàn khối: tự do di chuyển về người và hàng hóa trong nội bộ GCC. Ngoài ra, GCC cũng lên chương trình từ nay đến 2010 biến khối này thành một liên minh tiền tệ cùng sử dụng chung một đồng tiền..
Quan hệ kinh tế - thương mại Việt Nam - Trung Đông
Việt Nam hiện có quan hệ ngoại giao với tất cả các quốc gia Trung Đông. Nhiều hiệp định, nghị định song phương đã được ký kết với các nước trong khu vực này, nhằm tạo khuôn khổ pháp lý cho các hoạt động hợp tác 2 bên.
Năm 2007 vừa qua, kim ngạch thương mại hai chiều Việt Nam - Trung Đông đạt 1,19 tỷ USD; trong đó, Việt Nam xuất khẩu 700 triệu USD, tăng 17,2% so với năm 2006, và nhập khẩu 490 triệu USD. Các thị trường Trung Đông mà Việt Nam có mức tăng trưởng xuất khẩu mạnh bao gồm: UAE (233 triệu USD), Thổ Nhĩ Kỳ 202 triệu USD, Israel 57 triệu USD và Saudi Arabia 51 triệu USD.
Các mặt hàng chính Việt Nam xuất khẩu sang Trung Đông gồm: gạo, cà phê, sản phẩm dệt may, máy tính và linh kiện điện tử, giày dép, chất dẻo nguyên liệu, hải sản, sợi, cao su, than đá, chè, gỗ và sản phẩm gỗ.
Việt Nam nhập khẩu từ Trung Đông chủ yếu là xăng dầu, sản phẩm hóa dầu, phân bón, hóa chất, sắt thép, chất dẻo..., những thế mạnh của thị trường này.
Điều đáng lưu ý trong quan hệ thương mại Việt Nam - Trung Đông năm 2007 vừa qua là sự chuyển dịch cơ cấu thị trường xuất khẩu. Nếu các năm trước, xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Đông chủ yếu phụ thuộc vào hoạt động xuất khẩu sang Iraq và UAE, thì năm 2007, hoạt động xuất khẩu của Việt Nam đã chuyển sang các thị trường khác như Thổ Nhĩ Kỳ, Israel và Saudi Arabia.
Cán cân xuất nhập khẩu đã có sự thay đổi lớn, Việt Nam chuyển từ nhập siêu sang xuất siêu đối với khu vực này. Giá dầu tăng cao đã thúc đẩy nhu cầu nhập khẩu của các quốc gia Trung Đông tăng mạnh; đồng thời, các doanh nghiệp Việt Nam cũng có nhiều nỗ lực tìm kiếm và đa dạng hóa bạn hàng cũng như hình thức bán hàng, như tổ chức nhiều hội chợ triển lãm, các hoạt động xúc tiến thương mại...
Các doanh nghiệp Trung Đông cũng bắt đầu quan tâm nhiều hơn tới thị trường và đối tác Việt Nam. Nhà máy thép Zamil Steel (Đồng Nai), Khu du lịch giải trí cao cấp Raffles Resort (Đà Nẵng) là những dự án đầu tư thành công của Saudi Arabia tại Việt Nam.
Ngoài ra, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đã ký các thỏa thuận về hợp tác dầu khí với Oman, Qatar, Bahrain. Đặc biệt, Việt Nam đã chọn năm 2008 là năm trọng điểm trong quan hệ hợp tác với Trung Đông.
Theo nhận định của các nhà quan sát, các yếu tố và động thái trên sẽ góp phần tích cực vào đẩy mạnh kim ngạch trao đổi thương mại Việt Nam - Trung Đông. Và theo dự báo, xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Đông năm 2008 có thể đạt 1,2 tỷ USD, tăng khoảng 70% so với năm 2007.