"Triệt tiêu" mỡ không hẳn là có lợi
Trên thực tế, một cơ thể bị triệt tiêu mỡ hoàn toàn, chỉ còn toàn cơ bắp thì cũng không thể tồn tại. Và mỡ hoàn toàn không phải chỉ là "kho năng lượng dự trữ" của cơ thể như mọi người vẫn biết.
Bình thường, mô mỡ đóng vai trò như một thiết bị điều chỉnh quá trình trao đổi chất, quản lý công đoạn sản xuất - tiêu thụ đường và chất béo của cơ thể. Chúng tạo điều kiện để cơ thể duy trì mối liên lạc thường xuyên và liên tục với những bộ phận khác nhau của cơ thể như hệ tiêu hóa, vùng chân đồi não bộ, gan. Tất cả nhằm mục đích để cơ thể luôn duy trì trạng thái cân bằng năng lượng.Ở người khỏe mạnh bình thường, mỡ có mặt ở mọi nơi trên cơ thể. Mỡ bao quanh các tuyến trong cơ thể, các mao mạch và hệ thống dây thần kinh, các khớp xương và thậm chí là còn bao quanh mắt với một lớp mỏng. Mỡ dưới da là lớp cách nhiệt tự thân tuyệt vời. Nằm bên trong vòm bụng, những mô mỡ là lá chắn bảo vệ các cơ quan nội tạng trước nguy cơ bị chấn thương. Nếu không được trang bị hệ thống "giảm xóc" tự nhiên ấy, mỗi cú va chạm, vấp ngã dù nhẹ nhất cũng có thể gây nên những tổn thương cho vùng ruột, gan, thận của chúng ta. Mỡ còn là lớp bảo vệ cho đầu mút ngón tay, ngón chân của chúng ta khi vận động.
Bình thường, mô mỡ đóng vai trò như một thiết bị điều chỉnh quá trình trao đổi chất, quản lý công đoạn sản xuất - tiêu thụ đường và chất béo của cơ thể. Chúng tạo điều kiện để cơ thể duy trì mối liên lạc thường xuyên và liên tục với những bộ phận khác nhau của cơ thể như hệ tiêu hóa, vùng chân đồi não bộ, gan. Tất cả nhằm mục đích để cơ thể luôn duy trì trạng thái cân bằng năng lượng.Ở người khỏe mạnh bình thường, mỡ có mặt ở mọi nơi trên cơ thể. Mỡ bao quanh các tuyến trong cơ thể, các mao mạch và hệ thống dây thần kinh, các khớp xương và thậm chí là còn bao quanh mắt với một lớp mỏng. Mỡ dưới da là lớp cách nhiệt tự thân tuyệt vời. Nằm bên trong vòm bụng, những mô mỡ là lá chắn bảo vệ các cơ quan nội tạng trước nguy cơ bị chấn thương. Nếu không được trang bị hệ thống "giảm xóc" tự nhiên ấy, mỗi cú va chạm, vấp ngã dù nhẹ nhất cũng có thể gây nên những tổn thương cho vùng ruột, gan, thận của chúng ta. Mỡ còn là lớp bảo vệ cho đầu mút ngón tay, ngón chân của chúng ta khi vận động.
Theo nhiều quan điểm nghiên cứu khoa học thì cơ thể chúng ta nhìn chung có 3 dạng mỡ khác nhau với màu sắc và chức năng khác nhau: trắng, nâu và màu be. Mỡ trắng là đơn vị lưu trữ calo bổ sung của cơ thể. Loại mỡ này chiếm đến hơn 90% lượng mỡ trong cơ thể. Chúng là sản phẩm trực tiếp của quá trình chuyển hoá dinh dưỡng từ thực phẩm bạn ăn uống hàng ngày. Nếu loại mỡ này trong cơ thể dư thừa càng nhiều thì chúng sẽ gây nên mức độ béo phì và tiểu đường càng cao.
Loại mỡ thứ hai là mỡ màu nâu có khả năng giúp đốt cháy calo chứ không tích trữ chúng, và giúp điều chỉnh thân nhiệt để giữ ấm cơ thể vào mùa đông (ở cơ thể người, lượng mỡ này rất thấp nên chúng không đủ để giúp con người tự giữ ấm vào mùa đông). Nhìn chung loại mỡ màu nâu này là sản phẩm đặc biệt của cơ thể, tuy chiếm tỉ lệ ít song chúng lại có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự tồn tại của con người. Loại mỡ này có sự hình thành tự nhiên dựa trên đặc điểm di truyền riêng của từng người và chúng ta gần như không thể tác động tới việc tăng hoặc giảm tỉ lệ của chúng.
Và loại thứ 3 là màu be, nằm giữa loại mỡ màu trắng và màu nâu về khả năng đốt cháy calo. Loại mỡ này có mức độ chuyển hoá năng lượng cao hơn loại màu trắng nên sẽ giúp cơ thể đốt cháy calo nhiều hơn. Điều thú vị ở chỗ là chúng ta có thể giúp làm tăng hoặc giảm lượng mỡ này trong cơ thể thông qua việc điều chỉnh chế độ ăn uống, tập luyện thể dục hoặc các chất bổ sung. Nhờ đó mà chúng ta sẽ có được một cơ thể cân đối và khoẻ mạnh hơn.