Triều Tiên “bóc mẽ” đề xuất gặp Kim Jong Un của Trump
Triều Tiên nói đề xuất của Trump chỉ là “một dạng tuyên truyền hay quảng cáo” trong cuộc đua vào Nhà Trắng
Đề xuất của ứng cử viên Tổng thống Mỹ Donald Trump về gặp nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un đã bị Bình Nhưỡng gạt bỏ. Hãng tin Reuters dẫn lời một quan chức Triều Tiên nói đề xuất của Trump chỉ là “một dạng tuyên truyền hay quảng cáo” trong cuộc đua vào Nhà Trắng.
Trong một cuộc trả lời phỏng vấn hãng tin Reuters tại New York vào tuần trước, Trump - ứng cử viên duy nhất còn lại của Đảng Cộng hòa - tuyên bố sẵn sàng đàm phán với ông Kim Jong Un để tìm cách dừng chương trình hạt nhân của Bình Nhưỡng. Đề xuất này của Trump, nếu được thực hiện, sẽ là một sự chuyển hướng lớn trong chính sách của Mỹ đối với Triều Tiên.
“Việc gặp hay không sẽ tùy vào quyết định của nhà lãnh đạo tối cao của chúng tôi, nhưng tôi nghĩ rằng ý tưởng của Trump là vớ vẩn”, ông So Se Pyong, Đại sứ Triều Tiên tại Liên hiệp quốc ở Geneva, Thụy Sỹ, nói với Reuters. Ông So vừa trở lại Geneva sau khi về Bình Nhưỡng tham dự kỳ đại hội đầu tiên sau 36 năm của Đảng Lao động cầm quyền.
Đề xuất của Trump “là nhằm phục vụ cho cuộc bầu cử tổng thống. Tất cả chỉ có thế. Đó là một dạng tuyên truyền hoặc quảng cáo”, ông So nói. “Điều này chẳng có ý nghĩa gì và không hề chân thành, chỉ là một điệu bộ cho cuộc bầu cử”.
Đại sứ Triều Tiên cũng nhấn mạnh rằng khi tranh cử, Tổng thống Mỹ Barack Obama cũng hứa sẽ gặp nhà lãnh đạo của Triều Tiên, nhưng đến nay vẫn chưa thực hiện được lời hứa đó.
Tháng 1 năm nay, Triều Tiên tiến hành vụ thử hạt nhân thứ tư. Tiếp đó, vào tháng 2, nước này phóng thử một tên lửa tầm xa. Những động thái này đã khiến Liên hiệp quốc siết chặt trừng phạt đối với Bình Nhưỡng và Hàn Quốc đưa ra một lập trường cứng rắn hơn với Triều Tiên.
Ông So nói Triều Tiên đã sẵn sàng quay trở lại bàn đàm phán 6 bên về chương trình hạt nhân của Bình Nhưỡng. Theo ông So, Trung Quốc và Nga ủng hộ ý tưởng này, nhưng Mỹ và hai đồng minh là Hàn Quốc và Nhật Bản lại phản đối.
“Là một quốc gia hạt nhân có trách nhiệm, chúng tôi sẽ không bao giờ sử dụng vũ khí hạt nhân trước. Nếu Mỹ dùng vũ khí hạt nhân của họ trước, thì khi đó chúng tôi mới phải dùng hạt nhân của mình”, ông So phát biểu.
“Nếu Mỹ từ bỏ chính sách thù địch và thay đổi quan điểm của họ, thì chúng tôi có quan hệ bình thường với họ”, So nói. “Đối với Hàn Quốc, chúng tôi đã đề xuất đàm phán quân sự cấp cao, nhưng họ từ chối”.
Vào hôm thứ Hai tuần này, Hàn Quốc đã từ chối một đề xuất của Triều Tiên về đàm phán quân sự. Seoul nói đề xuất này là “giả dối” và thiếu kế hoạch về chấm dứt chương trình hạt nhân của Bình Nhưỡng.
Ông So nói Triều Tiên sẽ không chia sẻ công nghệ hạt nhân với các quốc gia khác. “Là một quốc gia hạt nhân có trách nhiệm, chúng tôi sẽ giữ và tuân thủ các nghĩa vụ về không phổ biến công nghệ hạt nhân”, vị đại sứ phát biểu.
Trong một cuộc trả lời phỏng vấn hãng tin Reuters tại New York vào tuần trước, Trump - ứng cử viên duy nhất còn lại của Đảng Cộng hòa - tuyên bố sẵn sàng đàm phán với ông Kim Jong Un để tìm cách dừng chương trình hạt nhân của Bình Nhưỡng. Đề xuất này của Trump, nếu được thực hiện, sẽ là một sự chuyển hướng lớn trong chính sách của Mỹ đối với Triều Tiên.
“Việc gặp hay không sẽ tùy vào quyết định của nhà lãnh đạo tối cao của chúng tôi, nhưng tôi nghĩ rằng ý tưởng của Trump là vớ vẩn”, ông So Se Pyong, Đại sứ Triều Tiên tại Liên hiệp quốc ở Geneva, Thụy Sỹ, nói với Reuters. Ông So vừa trở lại Geneva sau khi về Bình Nhưỡng tham dự kỳ đại hội đầu tiên sau 36 năm của Đảng Lao động cầm quyền.
Đề xuất của Trump “là nhằm phục vụ cho cuộc bầu cử tổng thống. Tất cả chỉ có thế. Đó là một dạng tuyên truyền hoặc quảng cáo”, ông So nói. “Điều này chẳng có ý nghĩa gì và không hề chân thành, chỉ là một điệu bộ cho cuộc bầu cử”.
Đại sứ Triều Tiên cũng nhấn mạnh rằng khi tranh cử, Tổng thống Mỹ Barack Obama cũng hứa sẽ gặp nhà lãnh đạo của Triều Tiên, nhưng đến nay vẫn chưa thực hiện được lời hứa đó.
Tháng 1 năm nay, Triều Tiên tiến hành vụ thử hạt nhân thứ tư. Tiếp đó, vào tháng 2, nước này phóng thử một tên lửa tầm xa. Những động thái này đã khiến Liên hiệp quốc siết chặt trừng phạt đối với Bình Nhưỡng và Hàn Quốc đưa ra một lập trường cứng rắn hơn với Triều Tiên.
Ông So nói Triều Tiên đã sẵn sàng quay trở lại bàn đàm phán 6 bên về chương trình hạt nhân của Bình Nhưỡng. Theo ông So, Trung Quốc và Nga ủng hộ ý tưởng này, nhưng Mỹ và hai đồng minh là Hàn Quốc và Nhật Bản lại phản đối.
“Là một quốc gia hạt nhân có trách nhiệm, chúng tôi sẽ không bao giờ sử dụng vũ khí hạt nhân trước. Nếu Mỹ dùng vũ khí hạt nhân của họ trước, thì khi đó chúng tôi mới phải dùng hạt nhân của mình”, ông So phát biểu.
“Nếu Mỹ từ bỏ chính sách thù địch và thay đổi quan điểm của họ, thì chúng tôi có quan hệ bình thường với họ”, So nói. “Đối với Hàn Quốc, chúng tôi đã đề xuất đàm phán quân sự cấp cao, nhưng họ từ chối”.
Vào hôm thứ Hai tuần này, Hàn Quốc đã từ chối một đề xuất của Triều Tiên về đàm phán quân sự. Seoul nói đề xuất này là “giả dối” và thiếu kế hoạch về chấm dứt chương trình hạt nhân của Bình Nhưỡng.
Ông So nói Triều Tiên sẽ không chia sẻ công nghệ hạt nhân với các quốc gia khác. “Là một quốc gia hạt nhân có trách nhiệm, chúng tôi sẽ giữ và tuân thủ các nghĩa vụ về không phổ biến công nghệ hạt nhân”, vị đại sứ phát biểu.