Triều Tiên tìm mọi cách ngăn dân vào Internet
Vì sao Bình Nhưỡng bất ngờ cấm các đại sứ quán và tổ chức nước ngoài ở Triều Tiên dùng Wi-Fi?
Theo tờ The Diplomat, Chính phủ Triều Tiên vừa ban hành một sắc lệnh cấm các đại sứ quán nước ngoài và tổ chức quốc tế ở nước này được sử dụng Wi-Fi.
Hôm 13/8, Vụ Điều tiết radio Nhà nước Triều Tiên phát đi một sắc lệnh tới tất cả “các cơ quan ngoại giao và tổ chức quốc tế” ở nước này báo tin rằng, quyền được sử dụng Wi-Fi và các mạng không dây khu vực của họ đã “bị hủy bỏ”.
Trong sắc lệnh trên được đăng tải trên tờ NK News, Vụ Điều tiết radio Nhà nước Triều Tiên “hân hạnh thông báo rằng, tín hiệu các mạng không dây… gây một số ảnh hưởng tới các khu vực xung quanh của chúng tôi. Bởi thế, chúng tôi xin thông báo rằng, các mạng không dây khu vực bị hủy bỏ”.
Theo tờ North Korea Tech, bất kỳ ai bị phát hiện vi phạm sắc lệnh này đều sẽ bị phạt tới 1,5 triệu Won Triều Tiên, tương đương khoảng 11.500 USD nếu tính theo tỷ giá hối đoái chính thức. Sắc lệnh cũng yêu cầu các cơ quan và tổ chức nước ngoài gỡ bỏ các thiết bị Wi-Fi ngay lập tức.
Tuy vậy, sắc lệnh cũng để ngỏ khả năng trong đó các cơ quan, tổ chức nước ngoài muốn dùng Wi-Fi trong tương lai có thể sẽ được cấp phép sau khi “tham vấn” Vụ Điều tiết radio Nhà nước Triều Tiên. Sắc lệnh không nêu rõ điều kiện để được cấp phép sử dụng Wi-Fi.
Sắc lệnh này được The Diplomat đánh giá là không gây nhiều ngạc nhiên, bởi các mạng Wi-Fi đe dọa trực tiếp đến các nỗ lực của Bình Nhưỡng nhằm duy trì độc quyền thông tin. Tờ NK News nhấn mạnh rằng, truy cập Internet qua vệ tinh “cho phép người nước ngoài gửi thông tin và dữ liệu mà gần như không lo bị nhà chức trách Triều Tiên chặn”.
Không chỉ có người nước ngoài hưởng lợi từ việc truy cập Internet bằng Wi-Fi ở Triều Tiên. Tháng trước, The Diplomat có bài viết nói rằng, nhiều người dân Triều Tiên đã xài sóng Wi-Fi “chùa” từ các đại sứ quán nước ngoài để truy cập Internet trên điện thoại và các thiết bị di động khác. Giá nhà quanh các đại sứ quán nước ngoài ở Bình Nhưỡng tăng vọt trong thời gian gần đây do nhiều người Triều Tiên khá giả muốn sống gần các trụ sở này để bắt sóng Wi-Fi một cách thoải mái ngay trong nhà mình.
Nhiều khả năng, Chính phủ Triều Tiên sẽ cấp phép cho đại sứ quán và tổ chức nước ngoài dùng Wi-Fi một khi tin tưởng rằng, người dân không thể sử dụng tín hiệu Wi-Fi của đại sứ quán hay tổ chức đó.
Thông tin về việc Triều Tiên cấm Wi-Fi cho người nước ngoài được đưa ra chỉ vài ngày sau khi hãng tin Reuters đưa tin nói rằng, Chính phủ Triều Tiên bắt đầu “tấn công” các thẻ SIM điện thoại di động cấp cho người nước ngoài tới nước này. Cụ thể, người nước ngoài ở Triều Tiên được cấp thẻ SIM đặc biệt cho phép truy cập các trang web quốc tế, bao gồm Facebook và Twitter thông qua mạng nội địa Koryolink.
Nhưng theo Reuters, Chính phủ Triều Tiên giờ đã hủy SIM của người nước ngoài ngay khi họ rời khỏi Triều Tiên. Động thái này có vẻ như để nhằm ngăn không cho người nước ngoài để lại điện thoại di động của họ cho người Triều Tiên khi ra khỏi nước này, tránh để người Triều Tiên truy cập được vào World Wide Web.
Việc siết chặt khả năng tiếp cận mạng Internet toàn cầu của người nước ngoài ở Triều Tiên cho thấy thế cân bằng mong manh mà Bình Nhưỡng đang cố gắng duy trì. Một mặt, Chính phủ Triều Tiên muốn giữ kiểm soát chặt chẽ thông tin mà người dân được tiếp cận. Mặt khác, Triều Tiên cũng muốn tăng đầu tư nước ngoài và du lịch để cải thiện nền kinh tế.
Nhưng có vẻ, hai mục tiêu này của Bình Nhưỡng đang “đánh nhau chan chát”.
Hôm 13/8, Vụ Điều tiết radio Nhà nước Triều Tiên phát đi một sắc lệnh tới tất cả “các cơ quan ngoại giao và tổ chức quốc tế” ở nước này báo tin rằng, quyền được sử dụng Wi-Fi và các mạng không dây khu vực của họ đã “bị hủy bỏ”.
Trong sắc lệnh trên được đăng tải trên tờ NK News, Vụ Điều tiết radio Nhà nước Triều Tiên “hân hạnh thông báo rằng, tín hiệu các mạng không dây… gây một số ảnh hưởng tới các khu vực xung quanh của chúng tôi. Bởi thế, chúng tôi xin thông báo rằng, các mạng không dây khu vực bị hủy bỏ”.
Theo tờ North Korea Tech, bất kỳ ai bị phát hiện vi phạm sắc lệnh này đều sẽ bị phạt tới 1,5 triệu Won Triều Tiên, tương đương khoảng 11.500 USD nếu tính theo tỷ giá hối đoái chính thức. Sắc lệnh cũng yêu cầu các cơ quan và tổ chức nước ngoài gỡ bỏ các thiết bị Wi-Fi ngay lập tức.
Tuy vậy, sắc lệnh cũng để ngỏ khả năng trong đó các cơ quan, tổ chức nước ngoài muốn dùng Wi-Fi trong tương lai có thể sẽ được cấp phép sau khi “tham vấn” Vụ Điều tiết radio Nhà nước Triều Tiên. Sắc lệnh không nêu rõ điều kiện để được cấp phép sử dụng Wi-Fi.
Sắc lệnh này được The Diplomat đánh giá là không gây nhiều ngạc nhiên, bởi các mạng Wi-Fi đe dọa trực tiếp đến các nỗ lực của Bình Nhưỡng nhằm duy trì độc quyền thông tin. Tờ NK News nhấn mạnh rằng, truy cập Internet qua vệ tinh “cho phép người nước ngoài gửi thông tin và dữ liệu mà gần như không lo bị nhà chức trách Triều Tiên chặn”.
Không chỉ có người nước ngoài hưởng lợi từ việc truy cập Internet bằng Wi-Fi ở Triều Tiên. Tháng trước, The Diplomat có bài viết nói rằng, nhiều người dân Triều Tiên đã xài sóng Wi-Fi “chùa” từ các đại sứ quán nước ngoài để truy cập Internet trên điện thoại và các thiết bị di động khác. Giá nhà quanh các đại sứ quán nước ngoài ở Bình Nhưỡng tăng vọt trong thời gian gần đây do nhiều người Triều Tiên khá giả muốn sống gần các trụ sở này để bắt sóng Wi-Fi một cách thoải mái ngay trong nhà mình.
Nhiều khả năng, Chính phủ Triều Tiên sẽ cấp phép cho đại sứ quán và tổ chức nước ngoài dùng Wi-Fi một khi tin tưởng rằng, người dân không thể sử dụng tín hiệu Wi-Fi của đại sứ quán hay tổ chức đó.
Thông tin về việc Triều Tiên cấm Wi-Fi cho người nước ngoài được đưa ra chỉ vài ngày sau khi hãng tin Reuters đưa tin nói rằng, Chính phủ Triều Tiên bắt đầu “tấn công” các thẻ SIM điện thoại di động cấp cho người nước ngoài tới nước này. Cụ thể, người nước ngoài ở Triều Tiên được cấp thẻ SIM đặc biệt cho phép truy cập các trang web quốc tế, bao gồm Facebook và Twitter thông qua mạng nội địa Koryolink.
Nhưng theo Reuters, Chính phủ Triều Tiên giờ đã hủy SIM của người nước ngoài ngay khi họ rời khỏi Triều Tiên. Động thái này có vẻ như để nhằm ngăn không cho người nước ngoài để lại điện thoại di động của họ cho người Triều Tiên khi ra khỏi nước này, tránh để người Triều Tiên truy cập được vào World Wide Web.
Việc siết chặt khả năng tiếp cận mạng Internet toàn cầu của người nước ngoài ở Triều Tiên cho thấy thế cân bằng mong manh mà Bình Nhưỡng đang cố gắng duy trì. Một mặt, Chính phủ Triều Tiên muốn giữ kiểm soát chặt chẽ thông tin mà người dân được tiếp cận. Mặt khác, Triều Tiên cũng muốn tăng đầu tư nước ngoài và du lịch để cải thiện nền kinh tế.
Nhưng có vẻ, hai mục tiêu này của Bình Nhưỡng đang “đánh nhau chan chát”.