Dân Triều Tiên đã bắt đầu thích cà phê
Ước tính người Triều Tiên hiện uống bình quân 7 cốc cà phê mỗi năm
Đối với đại bộ phận người dân Triều Tiên, cà phê là một thức uống xa lạ. Tuy nhiên, đã bắt đầu có một số tiệm cà phê xuất hiện ở nước này.
Theo tờ The Diplomat, trên website của Choson Exchange, một tổ chức phi chính phủ có trụ sở ở Singapore chuyên về đào tạo kinh tế và kinh doanh ở Triều Tiên, gần đây đăng tin về một tiệm cà phê ở Bình Nhưỡng. Choson Exchange giải thích rằng, tiệm cà phê mang tên “Gold Cup Coffeeshop” (tạm dịch: “Hiệu cà phê Cốc Vàng”) này là nhằm mục đích thu hút du khách.
Tuy nhiên, báo cáo của Choson Exchange cũng lưu ý rằng, Bình Nhưỡng chưa thực sự có một cửa hiệu cà phê độc lập, và nhu cầu cà phê ở thành phố này cũng chưa thể đủ để duy trì một tiệm cà phê như thế. Báo cáo cho biết, tiệm Gold Cup Coffeeshop gắn liền với một nhà hàng, giống như hầu hết các tiệm cà phê khác ở Bình Nhưỡng. Bản thân nhà hàng Gold Cup cũng là một phần của một công ty lớn hơn.
Theo một báo cáo hồi tháng 3 của Tổ chức Cà phê Quốc tế (ICO), từ năm 2000 đến nay, Triều Tiên nhập khẩu mỗi năm khoảng 3.000-30.000 bao cà phê. Báo cáo này lưu ý rằng, lượng cà phê Triều Tiên nhập rất khác nhau tùy theo từng năm, nhưng bình quân ở mức 19.000 bao mỗi năm trong khoảng thời gian trên. Mỗi bao cà phê nặng 60 kg.
Với mức nhập khẩu cà phê như trên, ICO ước tính người Triều Tiên tiêu thụ bình quân 50 gram cà phê/người/năm, tương đương mỗi người uống 7 cốc cà phê mỗi năm.
Mức tiêu thụ này đã cao hơn đang kể so với mức tiêu thụ cà phê ở Triều Tiên vào thập niêm 1990, nhưng vẫn là mức rất thấp so với thế giới.
Cũng theo báo cáo của ICO, một vài tiệm cà phê kiểu phương Tây đã được mở ở Bình Nhưỡng, nhưng cà phê vẫn là một mặt hàng xa xỉ đối với nhiều người Triều Tiên. Bởi thế, thị trường cà phê ở nước này vẫn rất hạn chế.
Mỗi cốc cà phê espresso ở quán Gold Cup có giá 3,5 USD và được xem là rẻ hơn so với giá ở một số tiệm cà phê khác tại Bình Nhưỡng.
Theo một bản tin do đài RFA thực hiện vào tháng 4 năm ngoái, chuỗi cửa hiệu cà phê Starbucks nói không có kế hoạch mở cửa hiệu ở Bình Nhưỡng. Trong khi đó, tại Hàn Quốc, Starbucks có khoảng 284 cửa hiệu riêng ở Seoul, biến thành phố này thành địa chỉ có nhiều cửa hiệu Starbucks hơn bất kỳ thành phố nào khác trên thế giới.
Theo tờ The Diplomat, trên website của Choson Exchange, một tổ chức phi chính phủ có trụ sở ở Singapore chuyên về đào tạo kinh tế và kinh doanh ở Triều Tiên, gần đây đăng tin về một tiệm cà phê ở Bình Nhưỡng. Choson Exchange giải thích rằng, tiệm cà phê mang tên “Gold Cup Coffeeshop” (tạm dịch: “Hiệu cà phê Cốc Vàng”) này là nhằm mục đích thu hút du khách.
Tuy nhiên, báo cáo của Choson Exchange cũng lưu ý rằng, Bình Nhưỡng chưa thực sự có một cửa hiệu cà phê độc lập, và nhu cầu cà phê ở thành phố này cũng chưa thể đủ để duy trì một tiệm cà phê như thế. Báo cáo cho biết, tiệm Gold Cup Coffeeshop gắn liền với một nhà hàng, giống như hầu hết các tiệm cà phê khác ở Bình Nhưỡng. Bản thân nhà hàng Gold Cup cũng là một phần của một công ty lớn hơn.
Theo một báo cáo hồi tháng 3 của Tổ chức Cà phê Quốc tế (ICO), từ năm 2000 đến nay, Triều Tiên nhập khẩu mỗi năm khoảng 3.000-30.000 bao cà phê. Báo cáo này lưu ý rằng, lượng cà phê Triều Tiên nhập rất khác nhau tùy theo từng năm, nhưng bình quân ở mức 19.000 bao mỗi năm trong khoảng thời gian trên. Mỗi bao cà phê nặng 60 kg.
Với mức nhập khẩu cà phê như trên, ICO ước tính người Triều Tiên tiêu thụ bình quân 50 gram cà phê/người/năm, tương đương mỗi người uống 7 cốc cà phê mỗi năm.
Mức tiêu thụ này đã cao hơn đang kể so với mức tiêu thụ cà phê ở Triều Tiên vào thập niêm 1990, nhưng vẫn là mức rất thấp so với thế giới.
Cũng theo báo cáo của ICO, một vài tiệm cà phê kiểu phương Tây đã được mở ở Bình Nhưỡng, nhưng cà phê vẫn là một mặt hàng xa xỉ đối với nhiều người Triều Tiên. Bởi thế, thị trường cà phê ở nước này vẫn rất hạn chế.
Mỗi cốc cà phê espresso ở quán Gold Cup có giá 3,5 USD và được xem là rẻ hơn so với giá ở một số tiệm cà phê khác tại Bình Nhưỡng.
Theo một bản tin do đài RFA thực hiện vào tháng 4 năm ngoái, chuỗi cửa hiệu cà phê Starbucks nói không có kế hoạch mở cửa hiệu ở Bình Nhưỡng. Trong khi đó, tại Hàn Quốc, Starbucks có khoảng 284 cửa hiệu riêng ở Seoul, biến thành phố này thành địa chỉ có nhiều cửa hiệu Starbucks hơn bất kỳ thành phố nào khác trên thế giới.