Trump “tốn” chưa đến 5 USD cho mỗi phiếu bầu
Mức chi phí này chỉ bằng một nửa so với số tiền mà bà Clinton có thể đã phải chi cho mỗi lá phiếu
Chiến thắng của ứng cử viên Cộng hòa Donald Trump trước đối thủ đến từ Đảng Dân chủ Hillary Clinton được cho là một chiến thắng “ít tốn kém”. Theo hãng tin Reuters, Trump tiêu tốn dưới 5 USD cho mỗi lá phiếu bầu cho ông, thấp hơn nhiều so với chi phí của bà Clinton.
Với một chiến lược tranh cử “phi truyền thống” kết hợp giữa mạng xã hội, những phát ngôn bốc đồng không cần trau chuốt, và thời lượng lớn miễn phí trên truyền hình, vị tỷ phú địa ốc đến từ New York có thể chỉ phải chi không đầy 5 USD trong suốt tiến trình tranh cử cho mỗi lá phiếu mà ông nhận được ngày 8/11.
Mức chi phí này chỉ bằng một nửa so với số tiền mà cựu Ngoại trưởng Mỹ có thể đã phải chi cho mỗi lá phiếu mà cử tri bỏ cho bà.
Số liệu này được Reuters tính toán sau khi phân tích số liệu tài chính tranh cử và số phiếu mà mỗi ứng cử viên nhận được, với giả định hai ứng cử viên tiêu toàn bộ số ngân sách mà họ huy động được.
Chiến thắng “hiệu quả về mặt chi phí” của Trump đã đảo lộn quan niệm thường thấy về ảnh hưởng của tiền bạc trong nền chính trị Mỹ, đồng thời đặt ra câu hỏi liệu một chiến dịch tranh cử tinh gọn và khôn ngoan về mặt truyền thông có thể trở thành hình mẫu mới để thắng cử ở nước này.
Tuy nhiên, các chiến lược gia chính trị và học giả có xu hướng cho rằng chiến thắng của Trump là điều khó có thể lặp lại. Sở hữu một cái tên nổi tiếng gắn với những khu nghỉ dưỡng cao cấp, một ngôi sao truyền hình, và khả năng gây tranh cãi không ngừng nghỉ, Trump có được những lợi thế mà nhiều ứng cử viên chính trị không thể có.
“Tôi nghĩ rằng đây là một trường hợp mà Trump có những tính cách đặc biệt của một ứng cử viên, cho phép ông ấy theo đuổi một dạng chiến lược khác biệt”, giáo sư quản trị Tony Corrado thuộc trường Colby College ở Maine nói.
Theo số liệu mới nhất từ Ủy ban Bầu cử Liên bang, Trump đã huy động được tổng số 270 triệu USD kể từ khi bắt đầu chiến dịch tranh cử vào tháng 6/2015, nhỉnh hơn một chút so với 1/3 số tiền mà chiến dịch tái tranh cử của Tổng thống Barack Obama đã chi vào năm 2012.
Theo kết quả kiểm phiếu sơ bộ, Trump đã giành được khoảng 57 triệu phiếu bầu trên toàn quốc. Như vậy, nếu Trump chi hết 270 triệu USD ông huy động được, thì trung bình ông tốn 5 USD cho mỗi phiếu bầu.
Công ty phân tích dữ liệu mediaQuant ước tính rằng sự xuất hiện miễn phí của Trump trên các phương tiện truyền thông trong suốt chiến dịch tranh cử có giá trị khoảng 5 tỷ USD, nhiều hơn gấp đôi so với giá trị mà bà Clinton đạt được.
Không cần chi nhiều tiền cho quảng cáo, Trump vẫn ung dung xuất hiện tràn ngập trên các phương tiện truyền thông nhờ những tuyên bố hùng hồn phá vỡ những điều cấm kị, những phát ngôn gây tranh cãi về phụ nữ, hoặc những đề xuất chính xác “bất thường” như cấm người Hồi giáo nhập cảnh vào Mỹ và buộc Mexico phải xây một bức tường ngăn giữa biên giới hai nước.
Ngay từ đầu chiến dịch, Trump đã gây ấn tượng mạnh hơn so với 16 ứng cử viên khác của Đảng Cộng hòa bằng cách tuyên bố sẽ bỏ tiền túi để chạy đua. Ông nói, khả năng tài chính vững vàng sẽ giúp ông không chịu sự ràng buộc của các nhà tài trợ lớn.
Tuy nhiên, khi đã chắc suất trở thành ứng cử viên của Đảng, Trump bắt đầu huy động tài chính tranh cử. Rót tiền cho ông chủ yếu là những nhà tài trợ nhỏ lẻ, thay vì những nhà tài trợ “bự” đặt cược vào bà Clinton.
Số liệu của Ủy ban Bầu cử Liên bang Mỹ, bà Clinton huy động được ít nhất 521 triệu USD.
Ứng cử viên của Đảng Dân chủ, người từng là đệ nhất phu nhân, thượng nghị sỹ, và Ngoại trưởng, đi theo một chiến lược tranh cử truyền thống. Bà chi mạnh cho quảng cáo truyền hình và thuê hàng trăm nhân viên. Bà đã chi hơn 237 triệu USD cho quảng cáo truyền hình và hơn 42 triệu USD để trả lương nhân viên, để rồi cuối cùng lại là người thua cuộc.
Với một chiến lược tranh cử “phi truyền thống” kết hợp giữa mạng xã hội, những phát ngôn bốc đồng không cần trau chuốt, và thời lượng lớn miễn phí trên truyền hình, vị tỷ phú địa ốc đến từ New York có thể chỉ phải chi không đầy 5 USD trong suốt tiến trình tranh cử cho mỗi lá phiếu mà ông nhận được ngày 8/11.
Mức chi phí này chỉ bằng một nửa so với số tiền mà cựu Ngoại trưởng Mỹ có thể đã phải chi cho mỗi lá phiếu mà cử tri bỏ cho bà.
Số liệu này được Reuters tính toán sau khi phân tích số liệu tài chính tranh cử và số phiếu mà mỗi ứng cử viên nhận được, với giả định hai ứng cử viên tiêu toàn bộ số ngân sách mà họ huy động được.
Chiến thắng “hiệu quả về mặt chi phí” của Trump đã đảo lộn quan niệm thường thấy về ảnh hưởng của tiền bạc trong nền chính trị Mỹ, đồng thời đặt ra câu hỏi liệu một chiến dịch tranh cử tinh gọn và khôn ngoan về mặt truyền thông có thể trở thành hình mẫu mới để thắng cử ở nước này.
Tuy nhiên, các chiến lược gia chính trị và học giả có xu hướng cho rằng chiến thắng của Trump là điều khó có thể lặp lại. Sở hữu một cái tên nổi tiếng gắn với những khu nghỉ dưỡng cao cấp, một ngôi sao truyền hình, và khả năng gây tranh cãi không ngừng nghỉ, Trump có được những lợi thế mà nhiều ứng cử viên chính trị không thể có.
“Tôi nghĩ rằng đây là một trường hợp mà Trump có những tính cách đặc biệt của một ứng cử viên, cho phép ông ấy theo đuổi một dạng chiến lược khác biệt”, giáo sư quản trị Tony Corrado thuộc trường Colby College ở Maine nói.
Theo số liệu mới nhất từ Ủy ban Bầu cử Liên bang, Trump đã huy động được tổng số 270 triệu USD kể từ khi bắt đầu chiến dịch tranh cử vào tháng 6/2015, nhỉnh hơn một chút so với 1/3 số tiền mà chiến dịch tái tranh cử của Tổng thống Barack Obama đã chi vào năm 2012.
Theo kết quả kiểm phiếu sơ bộ, Trump đã giành được khoảng 57 triệu phiếu bầu trên toàn quốc. Như vậy, nếu Trump chi hết 270 triệu USD ông huy động được, thì trung bình ông tốn 5 USD cho mỗi phiếu bầu.
Công ty phân tích dữ liệu mediaQuant ước tính rằng sự xuất hiện miễn phí của Trump trên các phương tiện truyền thông trong suốt chiến dịch tranh cử có giá trị khoảng 5 tỷ USD, nhiều hơn gấp đôi so với giá trị mà bà Clinton đạt được.
Không cần chi nhiều tiền cho quảng cáo, Trump vẫn ung dung xuất hiện tràn ngập trên các phương tiện truyền thông nhờ những tuyên bố hùng hồn phá vỡ những điều cấm kị, những phát ngôn gây tranh cãi về phụ nữ, hoặc những đề xuất chính xác “bất thường” như cấm người Hồi giáo nhập cảnh vào Mỹ và buộc Mexico phải xây một bức tường ngăn giữa biên giới hai nước.
Ngay từ đầu chiến dịch, Trump đã gây ấn tượng mạnh hơn so với 16 ứng cử viên khác của Đảng Cộng hòa bằng cách tuyên bố sẽ bỏ tiền túi để chạy đua. Ông nói, khả năng tài chính vững vàng sẽ giúp ông không chịu sự ràng buộc của các nhà tài trợ lớn.
Tuy nhiên, khi đã chắc suất trở thành ứng cử viên của Đảng, Trump bắt đầu huy động tài chính tranh cử. Rót tiền cho ông chủ yếu là những nhà tài trợ nhỏ lẻ, thay vì những nhà tài trợ “bự” đặt cược vào bà Clinton.
Số liệu của Ủy ban Bầu cử Liên bang Mỹ, bà Clinton huy động được ít nhất 521 triệu USD.
Ứng cử viên của Đảng Dân chủ, người từng là đệ nhất phu nhân, thượng nghị sỹ, và Ngoại trưởng, đi theo một chiến lược tranh cử truyền thống. Bà chi mạnh cho quảng cáo truyền hình và thuê hàng trăm nhân viên. Bà đã chi hơn 237 triệu USD cho quảng cáo truyền hình và hơn 42 triệu USD để trả lương nhân viên, để rồi cuối cùng lại là người thua cuộc.