Trung - Nhật tăng cường đối thoại kinh tế
Trung Quốc, Nhật Bản tái khẳng định sự cần thiết hợp tác trong việc xây dựng các nhà máy điện nguyên tử
Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo thực hiện chuyến thăm ba ngày (11-13/4) tới Nhật Bản nhằm thảo luận với Thủ tướng nước chủ nhà Shinzo Abe về tiến trình xây dựng quan hệ đối tác chiến lược và cải thiện trong quan hệ song phương.
Trọng tâm chuyến thăm của Thủ tướng Ôn Gia Bảo là tăng cường đối thoại kinh tế, hợp tác bảo vệ môi trường và bảo tồn năng lượng.
Đây là chuyến thăm Nhật Bản đầu tiên của một Thủ tướng Trung Quốc trong gần 7 năm qua. Chuyến thăm này diễn ra trong bối cảnh quan hệ hai nước đang ấm dần; các doanh nghiệp Nhật Bản đang đầu tư mạnh vào Trung Quốc và Trung Quốc có khả năng vượt Mỹ, trở thành đối tác thương mại lớn nhất của Nhật Bản.
Trước chuyến thăm, Thủ tướng Ôn Gia Bảo bày tỏ quyết tâm làm "tan băng" trong quan hệ Nhật - Trung sau chuyến thăm "phá băng" của Thủ tướng Abe tới Trung Quốc hồi tháng 10 năm ngoái.
Nhật Bản giúp Trung Quốc phát triển năng lượng
Hôm 11/4, ngay sau khi tới Nhật Bản, Thủ tướng Ôn Gia Bảo đã có cuộc hội đàm với Thủ tướng Abe. Tại cuộc hội đàm này, hai bên thoả thuận, Nhật Bản sẽ hỗ trợ Trung Quốc phát triển các loại năng lượng thay thế nhằm đối phó với nạn ô nhiễm môi trường, đồng thời cung cấp công nghệ giúp Bắc Kinh tiết kiệm năng lượng. Hai bên tái khẳng định sự cần thiết hợp tác trong việc xây dựng các nhà máy điện nguyên tử.
Trung Quốc cũng sẽ nối lại hoạt động nhập khẩu gạo của Nhật Bản vốn bị gián đoạn từ năm 2003. Dự kiến, hoạt động xuất khẩu gạo của Nhật Bản sang Trung Quốc sẽ được nối lại vào tháng 7 tới. Bộ trưởng Nông - Lâm - Ngư nghiệp Nhật Bản T.Matsuoka và Tổng cục trưởng Tổng cục giám sát, kiểm tra và kiểm dịch chất lượng Trung Quốc Lý Trường Giang đã ký thỏa thuận nói trên tại Tokyo.
Với thoả thuận này, Nhật Bản hy vọng sẽ tăng lượng gạo xuất khẩu ra nước ngoài để góp phần phát triển ngành nông nghiệp của nước này. Năm 2003, Trung Quốc tiến hành thay đổi hệ thống kiểm dịch và cấm nhập khẩu gạo của Nhật Bản do nghi ngờ trong gạo của Nhật Bản có côn trùng.
Ngoài ra, hai bên còn thảo luận vấn đề Triều Tiên bắt cóc công dân Nhật Bản cũng như nỗ lực của Nhật Bản trở thành ủy viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc.
Sau hội đàm, hai bên ra hai Tuyên bố chung về tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực môi trường và năng lượng. Tuy nhiên, trong hiệp định năng lượng, hai bên đã không đề cập tới tranh chấp nóng bỏng của hai nước về việc khai thác các mỏ khí tự nhiên ở biển Đông Trung Quốc.
Trong thời gian ở thăm, Thủ tướng Ôn Gia Bảo cũng đã có bài phát biểu tại Quốc hội Nhật Bản vào ngày 12/4, trong đó nhấn mạnh quan điểm của Trung Quốc về cách thức xây dựng quan hệ đối tác chiến lược với Nhật Bản cũng như tương lai quan hệ song phương. Ông cũng đã yết kiến Nhật hoàng Akihito, chủ trì cuộc gặp đối thoại chiến lược kinh tế cấp cao song phương với sự tham dự của các quan chức cấp bộ trưởng hai nước.
Giới phân tích cho rằng, chuyến thăm của Thủ tướng Ôn Gia Bảo thể hiện sự ấm dần trong quan hệ Trung-Nhật từng rơi vào tình trạng lạnh nhạt dưới thời Thủ tướng Nhật Bản Koizumi do các chuyến viếng đền Yasukuni của nhà lãnh đạo này. Tiếp sau chuyến thăm này, lãnh đạo hai nước sẽ có nhiều chuyến thăm viếng lẫn nhau.
Tối 10/4, Thủ tướng Abe cho biết ông có kế hoạch đi thăm Trung Quốc vào mùa thu tới. Đây sẽ là chuyến thăm thứ hai của ông tới Trung Quốc, mở đường cho chuyến thăm Nhật Bản của Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào dự kiến vào đầu năm tới.
Trung Quốc sẽ thành đối tác thương mại lớn nhất của Nhật Bản
Năm 2007 đánh dấu năm kỷ niệm lần thứ 35 Trung Quốc-Nhật Bản bình thường hóa quan hệ ngoại giao và ký kết Hiệp định Trao đổi văn hóa và thể thao Trung-Nhật.
Trong năm 2007 này, người dân hai nước đều kỳ vọng quan hệ song phương sẽ được nâng lên một bước cao hơn. Các nhà phân tích cho rằng, trình độ công nghệ và phát triển kinh tế của Nhật Bản cùng lợi thế của Trung Quốc về nguồn lực và thị trường đang thúc đẩy hai nước tăng cường hợp tác tích cực hơn, đặc biệt sau khi Trung Quốc tiến hành cải cách và thực hiện chính sách mở cửa.
Nhật Bản hiện là đối tác thương mại lớn thứ ba của Trung Quốc, còn Trung Quốc là đối tác thương mại lớn thứ hai của Nhật Bản. Kim ngạch thương mại giữa hai nước đã đạt 207,36 tỷ USD năm 2006, gấp 200 lần so với mức 1,1 tỷ USD năm 1972.
Đáng lưu ý là kim ngạch xuất khẩu của Nhật Bản sang Trung Quốc đã tăng mạnh sau chuyến thăm “phá băng” tới Trung Quốc của Thủ tướng Shinzo Abe cuối năm 2006. Theo thống kê của Cục Hải quan Trung Quốc, kim ngạch thương mại 2 chiều trong hai tháng đầu năm 2007 đã tăng 22,4% lên 33,49 tỷ USD.
Theo Bộ Thương mại Trung Quốc, các công ty Nhật Bản đang hoạt động tại Trung Quốc năm 2006 đã thuê khoảng 1,4 triệu người lao động, tăng 18% so với năm 2005. Dự kiến, trong năm 2007, Trung Quốc (kể cả Hồng Kông) sẽ vượt Mỹ, trở thành đối tác thương mại lớn nhất của Nhật Bản.
Các công ty Nhật Bản đã đầu tư hơn 6 tỷ USD tại Trung Quốc trong 2005, tăng 20% so với 2004, trong khi con số này năm 2006 cho thấy đầu tư có xu hướng vẫn nhích lên.
Tờ Thời báo Tài chính (Anh) nhận xét, ảnh hưởng ngày càng tăng của người Nhật Bản vào đời sống của người dân Trung Quốc khiến không ít người ngạc nhiên, khi mà họ vẫn chưa quên các cuộc biểu tình chống Nhật lan tràn ở Trung Quốc hồi tháng 4/2005.
Trọng tâm chuyến thăm của Thủ tướng Ôn Gia Bảo là tăng cường đối thoại kinh tế, hợp tác bảo vệ môi trường và bảo tồn năng lượng.
Đây là chuyến thăm Nhật Bản đầu tiên của một Thủ tướng Trung Quốc trong gần 7 năm qua. Chuyến thăm này diễn ra trong bối cảnh quan hệ hai nước đang ấm dần; các doanh nghiệp Nhật Bản đang đầu tư mạnh vào Trung Quốc và Trung Quốc có khả năng vượt Mỹ, trở thành đối tác thương mại lớn nhất của Nhật Bản.
Trước chuyến thăm, Thủ tướng Ôn Gia Bảo bày tỏ quyết tâm làm "tan băng" trong quan hệ Nhật - Trung sau chuyến thăm "phá băng" của Thủ tướng Abe tới Trung Quốc hồi tháng 10 năm ngoái.
Nhật Bản giúp Trung Quốc phát triển năng lượng
Hôm 11/4, ngay sau khi tới Nhật Bản, Thủ tướng Ôn Gia Bảo đã có cuộc hội đàm với Thủ tướng Abe. Tại cuộc hội đàm này, hai bên thoả thuận, Nhật Bản sẽ hỗ trợ Trung Quốc phát triển các loại năng lượng thay thế nhằm đối phó với nạn ô nhiễm môi trường, đồng thời cung cấp công nghệ giúp Bắc Kinh tiết kiệm năng lượng. Hai bên tái khẳng định sự cần thiết hợp tác trong việc xây dựng các nhà máy điện nguyên tử.
Trung Quốc cũng sẽ nối lại hoạt động nhập khẩu gạo của Nhật Bản vốn bị gián đoạn từ năm 2003. Dự kiến, hoạt động xuất khẩu gạo của Nhật Bản sang Trung Quốc sẽ được nối lại vào tháng 7 tới. Bộ trưởng Nông - Lâm - Ngư nghiệp Nhật Bản T.Matsuoka và Tổng cục trưởng Tổng cục giám sát, kiểm tra và kiểm dịch chất lượng Trung Quốc Lý Trường Giang đã ký thỏa thuận nói trên tại Tokyo.
Với thoả thuận này, Nhật Bản hy vọng sẽ tăng lượng gạo xuất khẩu ra nước ngoài để góp phần phát triển ngành nông nghiệp của nước này. Năm 2003, Trung Quốc tiến hành thay đổi hệ thống kiểm dịch và cấm nhập khẩu gạo của Nhật Bản do nghi ngờ trong gạo của Nhật Bản có côn trùng.
Ngoài ra, hai bên còn thảo luận vấn đề Triều Tiên bắt cóc công dân Nhật Bản cũng như nỗ lực của Nhật Bản trở thành ủy viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc.
Sau hội đàm, hai bên ra hai Tuyên bố chung về tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực môi trường và năng lượng. Tuy nhiên, trong hiệp định năng lượng, hai bên đã không đề cập tới tranh chấp nóng bỏng của hai nước về việc khai thác các mỏ khí tự nhiên ở biển Đông Trung Quốc.
Trong thời gian ở thăm, Thủ tướng Ôn Gia Bảo cũng đã có bài phát biểu tại Quốc hội Nhật Bản vào ngày 12/4, trong đó nhấn mạnh quan điểm của Trung Quốc về cách thức xây dựng quan hệ đối tác chiến lược với Nhật Bản cũng như tương lai quan hệ song phương. Ông cũng đã yết kiến Nhật hoàng Akihito, chủ trì cuộc gặp đối thoại chiến lược kinh tế cấp cao song phương với sự tham dự của các quan chức cấp bộ trưởng hai nước.
Giới phân tích cho rằng, chuyến thăm của Thủ tướng Ôn Gia Bảo thể hiện sự ấm dần trong quan hệ Trung-Nhật từng rơi vào tình trạng lạnh nhạt dưới thời Thủ tướng Nhật Bản Koizumi do các chuyến viếng đền Yasukuni của nhà lãnh đạo này. Tiếp sau chuyến thăm này, lãnh đạo hai nước sẽ có nhiều chuyến thăm viếng lẫn nhau.
Tối 10/4, Thủ tướng Abe cho biết ông có kế hoạch đi thăm Trung Quốc vào mùa thu tới. Đây sẽ là chuyến thăm thứ hai của ông tới Trung Quốc, mở đường cho chuyến thăm Nhật Bản của Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào dự kiến vào đầu năm tới.
Trung Quốc sẽ thành đối tác thương mại lớn nhất của Nhật Bản
Năm 2007 đánh dấu năm kỷ niệm lần thứ 35 Trung Quốc-Nhật Bản bình thường hóa quan hệ ngoại giao và ký kết Hiệp định Trao đổi văn hóa và thể thao Trung-Nhật.
Trong năm 2007 này, người dân hai nước đều kỳ vọng quan hệ song phương sẽ được nâng lên một bước cao hơn. Các nhà phân tích cho rằng, trình độ công nghệ và phát triển kinh tế của Nhật Bản cùng lợi thế của Trung Quốc về nguồn lực và thị trường đang thúc đẩy hai nước tăng cường hợp tác tích cực hơn, đặc biệt sau khi Trung Quốc tiến hành cải cách và thực hiện chính sách mở cửa.
Nhật Bản hiện là đối tác thương mại lớn thứ ba của Trung Quốc, còn Trung Quốc là đối tác thương mại lớn thứ hai của Nhật Bản. Kim ngạch thương mại giữa hai nước đã đạt 207,36 tỷ USD năm 2006, gấp 200 lần so với mức 1,1 tỷ USD năm 1972.
Đáng lưu ý là kim ngạch xuất khẩu của Nhật Bản sang Trung Quốc đã tăng mạnh sau chuyến thăm “phá băng” tới Trung Quốc của Thủ tướng Shinzo Abe cuối năm 2006. Theo thống kê của Cục Hải quan Trung Quốc, kim ngạch thương mại 2 chiều trong hai tháng đầu năm 2007 đã tăng 22,4% lên 33,49 tỷ USD.
Theo Bộ Thương mại Trung Quốc, các công ty Nhật Bản đang hoạt động tại Trung Quốc năm 2006 đã thuê khoảng 1,4 triệu người lao động, tăng 18% so với năm 2005. Dự kiến, trong năm 2007, Trung Quốc (kể cả Hồng Kông) sẽ vượt Mỹ, trở thành đối tác thương mại lớn nhất của Nhật Bản.
Các công ty Nhật Bản đã đầu tư hơn 6 tỷ USD tại Trung Quốc trong 2005, tăng 20% so với 2004, trong khi con số này năm 2006 cho thấy đầu tư có xu hướng vẫn nhích lên.
Tờ Thời báo Tài chính (Anh) nhận xét, ảnh hưởng ngày càng tăng của người Nhật Bản vào đời sống của người dân Trung Quốc khiến không ít người ngạc nhiên, khi mà họ vẫn chưa quên các cuộc biểu tình chống Nhật lan tràn ở Trung Quốc hồi tháng 4/2005.