Trung Quốc đã khống chế ngành dầu lửa Ecuador như thế nào?
Ecuador đang phụ thuộc nặng nề vào nguồn vốn từ Trung Quốc
Theo nhận định của hãng tin Reuters, công cuộc “săn tìm” các mỏ dầu ở nước ngoài của Trung Quốc đã đạt tới một cột mốc mới, khi Bắc Kinh gần như độc quyền kiểm soát nguồn dầu thô xuất khẩu của Ecuador, một nước thuộc Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu lửa (OPEC).
Bài bình luận sâu của hãng tin này cho biết, vào tháng 11 năm ngoái, ông Marco Calvopina, Tổng giám đốc của công ty dầu lửa quốc doanh PetroEcuador, được cử tới Trung Quốc để vận động vay 2 tỷ USD cho chính phủ quốc gia Nam Mỹ này. Các cuộc đàm phán, trong đó có nội dung cam kết bán hàng triệu thùng dầu của Ecuador cho các công ty quốc doanh của Trung Quốc cho tới năm 2020, kéo dài nhiều ngày. Ông Calvopina đã tỏ ra sốt ruột và dọa bỏ về.
“Nếu văn kiện giao dịch giai đoạn 3 không được ký kết trong những ngày tới, thì tôi không thể ở lại Bắc Kinh được nữa”, ông Calvopina viết trong một bức thư bí mật gửi tới Ngân hàng Phát triển Trung Quốc (CDB). Reuters đã có được nội dung của bức thư này.
Nói vậy nhưng trên thực tế, Calvopina hầu như không có lựa chọn nào khác ngoài việc chờ đợi.
Năm 2008, Chính phủ Ecuador đã bị vỡ nợ số tiền vay 3,2 tỷ USD, nên hầu hết các nhà cho vay trên thế giới đều ngại cho Ecuador vay tiền. Bởi thế, nước này đang phụ thuộc nặng nề vào nguồn vốn từ Trung Quốc. Theo dự kiến, tiền từ Trung Quốc sẽ đáp ứng tới 61% nhu cầu tài chính 6,2 tỷ USD của Chính phủ Ecuador trong năm 2013. Đổi lại, Trung Quốc có thể được cung cấp tới 90% lượng dầu lửa xuất khẩu của Ecuador trong những năm tới. Đây là một tỷ lệ thực sự “khủng” trên thị trường dầu lửa với mang tính đa dạng cao về khách hàng như hiện nay.
“Đây là một thay đổi lớn và mạnh mẽ. Trước đây, chưa bao giờ Ecuador cam kết bán dầu cho một chủ nợ nào”, ông Rene Ortiz, cựu Bộ trưởng Bộ Năng lượng Ecuador và hiện là Tổng thư ký OPEC, nhận định.
Là một nước xuất khẩu dầu thuộc hàng nhỏ trong OPEC, Ecuador có sản lượng 520.000 thùng dầu/ngày, tương đương 5% sản lượng của nước xuất khẩu dầu lớn nhất trong tổ chức này là Saudi Arabia. Tuy nhiên, vai trò của Trung Quốc ở Ecuador là một bằng chứng rõ nét cho thấy, các công ty dầu lửa của Trung Quốc đang trở thành những “tay chơi” hùng mạnh tại các thị trường năng lượng ở rất xa “sân nhà”.
Tổng thống Rafael Correa của Ecuador, một người có quan điểm chỉ trích các “đại gia” dầu lửa phương Tây và các công ty giao dịch năng lượng tư nhân từng một thời phát triển mạnh ở Ecuador, xem các thỏa thuận với Trung Quốc như một chiến thắng về thương mại giữa hai quốc gia đồng minh thân cận.
Ông Ortiz và các nhà phê bình khác thì nói rằng, sự phụ thuộc của Chính phủ Ecuador trong tình trạng kẹt tiền vào các khoản vay với điều kiện ngày càng ngặt nghèo có thể ảnh hưởng xấu tới sức cạnh tranh của hãng dầu lửa quốc doanh PetroEcuador, phá hỏng sự minh bạch của ngành dầu lửa Ecuador - lĩnh vực đóng góp một nửa kim ngạch xuất khẩu của nước này, và khiến khoảng cách giữa Ecuador với các nhà cho vay khác ngày càng lớn.
Các hợp đồng, tài liệu công ty và lịch vận chuyển dầu cho thấy Trung Quốc đã dần thống trị hoạt động giao dịch đối với 360.000 thùng dầu xuất khẩu mỗi ngày của Ecuador kể từ khi hãng dầu lửa niêm yết lớn nhất của Trung Quốc là PetroChina lần đầu cho PetroEcuador vay 1 tỷ USD vào giữa năm 2009. Đến tháng 4/2010, các công ty Trung Quốc tiếp nhận khoảng 1/3 lượng dầu xuất khẩu của Ecuador. Một năm sau, khối lượng này tăng gần gấp đôi. Đến giữa năm 2013, các công ty quốc doanh của Trung Quốc chiếm lĩnh 83% tổng lượng dầu lửa xuất khẩu của Ecuador.
Với khoản vay mới nhất được công bố vào tháng 8 năm nay, tổng số vốn và Trung Quốc cam kết cho Ecuador vay dưới thời của Tổng thống Correa đã lên tới gần 9 tỷ USD, tương đương 11% GDP của quốc gia Nam Mỹ này.
Cơn khát tài nguyên thiên nhiên của Bắc Kinh đã khiến các công ty dầu lửa Trung Quốc đưa ra cam kết cho vay ít nhất 100 tỷ USD trong các khoản vay liên quan tới loại nhiên liệu này trên khắp thế giới. Các công ty dầu lửa của Trung Quốc đã nắm quyền kiểm soát khối lượng dầu ngày càng lớn từ Venezuela, nơi Trung Quốc đã đàm phán cho vay ít nhất 43 tỷ USD; từ Nga, nơi tổng giá trị các khoản vay được đàm phán có thể vượt 55 tỷ USD; và từ Brazil, quốc gia được Trung Quốc cam kết cho vay ít nhất 10 tỷ USD. Quốc gia châu Phi Angola thì đã đàm phán các thỏa thuận vay vốn trị giá 13 tỷ USD từ Trung Quốc.
Tại Ecuador, các công ty Trung Quốc cũng tham gia vào các mỏ dầu và một dự án lọc dầu. Tuy nhiên, phần lớn các giao dịch vay vốn không trao cho Trung Quốc quyền trực tiếp kiểm soát các giếng dầu, bể chứa hay đường ống dẫn. Thay vào đó, các khoản vay được thanh toán bằng tiền thu được từ việc PetroEcuador bán dầu cho các công ty Trung Quốc.
Trung Quốc “cung cấp vốn cho đất nước chúng tôi và đổi lại, chúng tôi đảm bảo bán dầu cho họ với giá quốc tế”, cựu Bộ trưởng Bộ Tài chính Ecuador, ông Patricio Rivera, phát biểu trên truyền hình hồi đầu năm nay khi còn đương nhiệm.
Tiền mặt mà Trung Quốc chuyển trước cho Ecuador chỉ tương đương một phần trong số gần 13 tỷ USD mỗi năm mà Ecuador có thể thu được từ việc bán dầu. Theo phân tích của Reuters, từ năm 2009, PetroEcuador đã nhất trí bán cho các công ty Trung Quốc hàng trăm triệu thùng dầu mỗi năm với trị giá lớn hơn rất nhiều so với các khoản vay được cam kết. Khi những nguồn cung đó đã rơi vào trạng thái “khóa”, các khách mua khác giờ chẳng còn cơ hội mua dầu thô từ PetroEcuador thông qua các cuộc đấu thầu mang tính cạnh tranh.
Các công ty dầu lửa của Trung Quốc từ lâu đã cạnh tranh với những tập đoàn dầu lửa đa quốc gia khổng lồ như Exxon. Từ năm 2009, các “đại gia” dầu lửa của Trung quốc đã chi khoảng 100 tỷ USD để mua các mỏ dầu và khí đốt ở Mỹ Latin và nhiều nơi khác. Đầu tháng này, PetroChina và công ty mẹ CNPC nhất trí mua cổ phần trong 3 mỏ dầu khí ở Peru với giá 2,6 tỷ USD.
Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng, chiến lược của các công ty dầu lửa Trung Quốc đang có sự phát triển: bằng cách giành quyền kiểm soát các dòng dầu thô khỏi tay các công ty đa quốc gia, các công ty dầu lửa Trung Quốc bắt đầu lấn sân sang lĩnh vực giao dịch dầu, “sân chơi” mà họ cạnh tranh với các công ty giao dịch hàng hóa cơ bản khổng lồ như Trafigura và Glencore.
“Đây là một phần trong sự phát triển ngày càng tinh vi của các công ty Trung Quốc”, giáo sư tài chính Chen Ziwhu thuộc Đại học Yale nhận định. Theo ông Chen, với các khoản vay được đảm bảo bằng dầu lửa, “các công ty Trung Quốc đang dịch chuyển khỏi việc đơn thuần mua dầu từ các mỏ dầu và giếng dầu”.
Những dòng dầu mới cho phép Trung Quốc tự vệ được trước sự biến động giá dầu hay gián đoạn nguồn cung từ những nhà cung cấp “gần nhà” hơn, như các nước sản xuất dầu lớn nhất OPEC chẳng hạn Saudi Arabia, Iran và Iraq.
Mặc dù nhập khẩu dầu lửa của Trung Quốc đang tăng lên, đạt khoảng 6,3 triệu thùng mỗi ngày trong tháng 9, một số công ty dầu lửa quốc doanh của Trung Quốc đang giao dịch dầu ở nước ngoài nhiều hơn là nhập về nước. Trên thực tế, dầu mà Ecuador bán cho các công ty Trung Quốc có thể được giao dịch ở bất kỳ đâu. Năm nay, bình quân mỗi ngày, dầu Ecuador vận chuyển sang Trung Quốc chưa đầy 15.000 thùng, giảm gần 40% so với năm 2012. Phần lớn dầu của Ecuador hiện được đưa sang Mỹ, cho dù được bán cho các công ty Trung Quốc.
Điều này đồng nghĩa với việc các công ty Trung Quốc đang đóng vai trò trung gian trong các giao dịch dầu lửa của Ecuador, đồng thời giữ được một lựa chọn chiến lược để chuyển dầu về Trung Quốc khi cần thiết. Cùng với sự hiện diện gia tăng của Trung Quốc trong các giao dịch thương mại ở Mỹ Latin, quan hệ của Mỹ với một số nước trong khu vực như Venezuela và Ecuador đã xấu đi. Các nhà lãnh đạo của hai quốc gia này là những người rất “mạnh miệng” chỉ trích Mỹ.
“Nếu sự kiểm soát của Trung Quốc đối với ngành dầu lửa Nam Mỹ ngày càng lớn, điều đó sẽ trở thành một mối lo đối với các nhà hoạch định chính sách của Mỹ”, ông Riordan Roett, giáo sư khoa học chính trị thuộc trường nghiên cứu cao cấp các vấn đề quốc tế John Hopkins ở Washington, đánh giá.
Bài bình luận sâu của hãng tin này cho biết, vào tháng 11 năm ngoái, ông Marco Calvopina, Tổng giám đốc của công ty dầu lửa quốc doanh PetroEcuador, được cử tới Trung Quốc để vận động vay 2 tỷ USD cho chính phủ quốc gia Nam Mỹ này. Các cuộc đàm phán, trong đó có nội dung cam kết bán hàng triệu thùng dầu của Ecuador cho các công ty quốc doanh của Trung Quốc cho tới năm 2020, kéo dài nhiều ngày. Ông Calvopina đã tỏ ra sốt ruột và dọa bỏ về.
“Nếu văn kiện giao dịch giai đoạn 3 không được ký kết trong những ngày tới, thì tôi không thể ở lại Bắc Kinh được nữa”, ông Calvopina viết trong một bức thư bí mật gửi tới Ngân hàng Phát triển Trung Quốc (CDB). Reuters đã có được nội dung của bức thư này.
Nói vậy nhưng trên thực tế, Calvopina hầu như không có lựa chọn nào khác ngoài việc chờ đợi.
Năm 2008, Chính phủ Ecuador đã bị vỡ nợ số tiền vay 3,2 tỷ USD, nên hầu hết các nhà cho vay trên thế giới đều ngại cho Ecuador vay tiền. Bởi thế, nước này đang phụ thuộc nặng nề vào nguồn vốn từ Trung Quốc. Theo dự kiến, tiền từ Trung Quốc sẽ đáp ứng tới 61% nhu cầu tài chính 6,2 tỷ USD của Chính phủ Ecuador trong năm 2013. Đổi lại, Trung Quốc có thể được cung cấp tới 90% lượng dầu lửa xuất khẩu của Ecuador trong những năm tới. Đây là một tỷ lệ thực sự “khủng” trên thị trường dầu lửa với mang tính đa dạng cao về khách hàng như hiện nay.
“Đây là một thay đổi lớn và mạnh mẽ. Trước đây, chưa bao giờ Ecuador cam kết bán dầu cho một chủ nợ nào”, ông Rene Ortiz, cựu Bộ trưởng Bộ Năng lượng Ecuador và hiện là Tổng thư ký OPEC, nhận định.
Là một nước xuất khẩu dầu thuộc hàng nhỏ trong OPEC, Ecuador có sản lượng 520.000 thùng dầu/ngày, tương đương 5% sản lượng của nước xuất khẩu dầu lớn nhất trong tổ chức này là Saudi Arabia. Tuy nhiên, vai trò của Trung Quốc ở Ecuador là một bằng chứng rõ nét cho thấy, các công ty dầu lửa của Trung Quốc đang trở thành những “tay chơi” hùng mạnh tại các thị trường năng lượng ở rất xa “sân nhà”.
Tổng thống Rafael Correa của Ecuador, một người có quan điểm chỉ trích các “đại gia” dầu lửa phương Tây và các công ty giao dịch năng lượng tư nhân từng một thời phát triển mạnh ở Ecuador, xem các thỏa thuận với Trung Quốc như một chiến thắng về thương mại giữa hai quốc gia đồng minh thân cận.
Ông Ortiz và các nhà phê bình khác thì nói rằng, sự phụ thuộc của Chính phủ Ecuador trong tình trạng kẹt tiền vào các khoản vay với điều kiện ngày càng ngặt nghèo có thể ảnh hưởng xấu tới sức cạnh tranh của hãng dầu lửa quốc doanh PetroEcuador, phá hỏng sự minh bạch của ngành dầu lửa Ecuador - lĩnh vực đóng góp một nửa kim ngạch xuất khẩu của nước này, và khiến khoảng cách giữa Ecuador với các nhà cho vay khác ngày càng lớn.
Các hợp đồng, tài liệu công ty và lịch vận chuyển dầu cho thấy Trung Quốc đã dần thống trị hoạt động giao dịch đối với 360.000 thùng dầu xuất khẩu mỗi ngày của Ecuador kể từ khi hãng dầu lửa niêm yết lớn nhất của Trung Quốc là PetroChina lần đầu cho PetroEcuador vay 1 tỷ USD vào giữa năm 2009. Đến tháng 4/2010, các công ty Trung Quốc tiếp nhận khoảng 1/3 lượng dầu xuất khẩu của Ecuador. Một năm sau, khối lượng này tăng gần gấp đôi. Đến giữa năm 2013, các công ty quốc doanh của Trung Quốc chiếm lĩnh 83% tổng lượng dầu lửa xuất khẩu của Ecuador.
Với khoản vay mới nhất được công bố vào tháng 8 năm nay, tổng số vốn và Trung Quốc cam kết cho Ecuador vay dưới thời của Tổng thống Correa đã lên tới gần 9 tỷ USD, tương đương 11% GDP của quốc gia Nam Mỹ này.
Cơn khát tài nguyên thiên nhiên của Bắc Kinh đã khiến các công ty dầu lửa Trung Quốc đưa ra cam kết cho vay ít nhất 100 tỷ USD trong các khoản vay liên quan tới loại nhiên liệu này trên khắp thế giới. Các công ty dầu lửa của Trung Quốc đã nắm quyền kiểm soát khối lượng dầu ngày càng lớn từ Venezuela, nơi Trung Quốc đã đàm phán cho vay ít nhất 43 tỷ USD; từ Nga, nơi tổng giá trị các khoản vay được đàm phán có thể vượt 55 tỷ USD; và từ Brazil, quốc gia được Trung Quốc cam kết cho vay ít nhất 10 tỷ USD. Quốc gia châu Phi Angola thì đã đàm phán các thỏa thuận vay vốn trị giá 13 tỷ USD từ Trung Quốc.
Tại Ecuador, các công ty Trung Quốc cũng tham gia vào các mỏ dầu và một dự án lọc dầu. Tuy nhiên, phần lớn các giao dịch vay vốn không trao cho Trung Quốc quyền trực tiếp kiểm soát các giếng dầu, bể chứa hay đường ống dẫn. Thay vào đó, các khoản vay được thanh toán bằng tiền thu được từ việc PetroEcuador bán dầu cho các công ty Trung Quốc.
Trung Quốc “cung cấp vốn cho đất nước chúng tôi và đổi lại, chúng tôi đảm bảo bán dầu cho họ với giá quốc tế”, cựu Bộ trưởng Bộ Tài chính Ecuador, ông Patricio Rivera, phát biểu trên truyền hình hồi đầu năm nay khi còn đương nhiệm.
Tiền mặt mà Trung Quốc chuyển trước cho Ecuador chỉ tương đương một phần trong số gần 13 tỷ USD mỗi năm mà Ecuador có thể thu được từ việc bán dầu. Theo phân tích của Reuters, từ năm 2009, PetroEcuador đã nhất trí bán cho các công ty Trung Quốc hàng trăm triệu thùng dầu mỗi năm với trị giá lớn hơn rất nhiều so với các khoản vay được cam kết. Khi những nguồn cung đó đã rơi vào trạng thái “khóa”, các khách mua khác giờ chẳng còn cơ hội mua dầu thô từ PetroEcuador thông qua các cuộc đấu thầu mang tính cạnh tranh.
Các công ty dầu lửa của Trung Quốc từ lâu đã cạnh tranh với những tập đoàn dầu lửa đa quốc gia khổng lồ như Exxon. Từ năm 2009, các “đại gia” dầu lửa của Trung quốc đã chi khoảng 100 tỷ USD để mua các mỏ dầu và khí đốt ở Mỹ Latin và nhiều nơi khác. Đầu tháng này, PetroChina và công ty mẹ CNPC nhất trí mua cổ phần trong 3 mỏ dầu khí ở Peru với giá 2,6 tỷ USD.
Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng, chiến lược của các công ty dầu lửa Trung Quốc đang có sự phát triển: bằng cách giành quyền kiểm soát các dòng dầu thô khỏi tay các công ty đa quốc gia, các công ty dầu lửa Trung Quốc bắt đầu lấn sân sang lĩnh vực giao dịch dầu, “sân chơi” mà họ cạnh tranh với các công ty giao dịch hàng hóa cơ bản khổng lồ như Trafigura và Glencore.
“Đây là một phần trong sự phát triển ngày càng tinh vi của các công ty Trung Quốc”, giáo sư tài chính Chen Ziwhu thuộc Đại học Yale nhận định. Theo ông Chen, với các khoản vay được đảm bảo bằng dầu lửa, “các công ty Trung Quốc đang dịch chuyển khỏi việc đơn thuần mua dầu từ các mỏ dầu và giếng dầu”.
Những dòng dầu mới cho phép Trung Quốc tự vệ được trước sự biến động giá dầu hay gián đoạn nguồn cung từ những nhà cung cấp “gần nhà” hơn, như các nước sản xuất dầu lớn nhất OPEC chẳng hạn Saudi Arabia, Iran và Iraq.
Mặc dù nhập khẩu dầu lửa của Trung Quốc đang tăng lên, đạt khoảng 6,3 triệu thùng mỗi ngày trong tháng 9, một số công ty dầu lửa quốc doanh của Trung Quốc đang giao dịch dầu ở nước ngoài nhiều hơn là nhập về nước. Trên thực tế, dầu mà Ecuador bán cho các công ty Trung Quốc có thể được giao dịch ở bất kỳ đâu. Năm nay, bình quân mỗi ngày, dầu Ecuador vận chuyển sang Trung Quốc chưa đầy 15.000 thùng, giảm gần 40% so với năm 2012. Phần lớn dầu của Ecuador hiện được đưa sang Mỹ, cho dù được bán cho các công ty Trung Quốc.
Điều này đồng nghĩa với việc các công ty Trung Quốc đang đóng vai trò trung gian trong các giao dịch dầu lửa của Ecuador, đồng thời giữ được một lựa chọn chiến lược để chuyển dầu về Trung Quốc khi cần thiết. Cùng với sự hiện diện gia tăng của Trung Quốc trong các giao dịch thương mại ở Mỹ Latin, quan hệ của Mỹ với một số nước trong khu vực như Venezuela và Ecuador đã xấu đi. Các nhà lãnh đạo của hai quốc gia này là những người rất “mạnh miệng” chỉ trích Mỹ.
“Nếu sự kiểm soát của Trung Quốc đối với ngành dầu lửa Nam Mỹ ngày càng lớn, điều đó sẽ trở thành một mối lo đối với các nhà hoạch định chính sách của Mỹ”, ông Riordan Roett, giáo sư khoa học chính trị thuộc trường nghiên cứu cao cấp các vấn đề quốc tế John Hopkins ở Washington, đánh giá.