Trung Quốc đặt giá sàn bán lẻ xăng dầu
Giá bán lẻ xăng dầu ở nước này sẽ ngừng giảm nếu giá dầu thế giới xuống dưới 40 USD/thùng
Đối với người tiêu dùng Trung Quốc, lợi ích của giá dầu giảm sẽ dừng lại ở ngưỡng 40 USD/thùng.
Theo hãng tin Bloomberg, đó là do Ủy ban Phát triển và Cải cách Quốc gia Trung Quốc (NDRC) quy định giá bán lẻ xăng dầu ở nước này sẽ không còn giảm theo giá dầu thế giới nữa trong trường hợp giá dầu thế giới xuống dưới mức 40 USD/thùng.
Chính sách này nhằm hạn chế tiêu thụ xăng dầu, giảm ô nhiễm môi trường, và đảm bảo nguồn cung - NDRC cho biết khi công bố kế hoạch đối với giá bán lẻ xăng dầu vào tuần trước.
Giá bán lẻ xăng dầu ở Trung Quốc thường xuyên được điều chỉnh theo biến động của giá dầu thế giới. Cơ chế này hiện chính thức vẫn còn được áp dụng, nhưng Chính phủ Trung Quốc đã dừng việc giảm giá bán lẻ xăng dầu xuống mức sâu hơn.
Theo nhà phân tích Li Li thuộc công ty nghiên cứu hàng hóa cơ bản ICIS-China có trụ sở ở Thượng Hải, người tiêu dùng Trung Quốc đang chịu thiệt khi giá dầu Brent ở London có lúc giảm xuống dưới mức 28 USD/thùng trong phiên giao dịch ngày 18/1.
“Có một điều chắc chắn là người tiêu dùng chính là đối tượng chịu thiệt nhiều nhất. Chính phủ Trung Quốc về cơ bản đang trợ cấp cho các công ty dầu lửa”, ông Li nói.
Ngay từ trước khi có sàn giá mới, người tiêu dùng Trung Quốc đã không được hưởng đầy đủ lợi ích từ sự sụt giảm của giá dầu. Nước này bắt đầu tăng thuế tiêu thụ xăng dầu vào cuối năm 2014, đồng nghĩa với việc giá ở các trạm bơm xăng không giảm nhanh như giá dầu.
Kể từ khi Trung Quốc bắt đầu áp dụng cơ chế giá xăng hiện tại vào tháng 3/2013, giá bán lẻ xăng ở Bắc Kinh hiện đã giảm 30%. Trong khi đó, giá bán lẻ xăng trung bình ở Mỹ giảm khoản 50%, và giá dầu thế giới giảm hơn 70%.
Nếu giá dầu thế giới tiếp tục hạ trong thời gian tới, người tiêu dùng Trung Quốc sẽ không cảm nhận được lợi ích gì.
Lợi nhuận từ việc bán các sản phẩm xăng dầu cho người tiêu dùng ở mức giá cố định trong khi chi phí mua dầu thô giảm sẽ được chuyển vào một quỹ phục vụ cho các mục đích bảo tồn nguồn năng lượng, giảm ô nhiễm, cải thiện chất lượng xăng dầu, và đảm bảo an ninh nguồn cung dầu - NDRC cho hay.
Điều này đồng nghĩa với các công ty lọc hóa dầu của Trung Quốc như CNPC hay PetroChina có thể sẽ không được hưởng lợi từ việc giá dầu giảm sâu hơn.
“Chúng tôi tin rằng phần lớn lợi nhuận tăng thêm sẽ do Chính phủ Trung Quốc nắm giữ. Các công ty lọc hóa chỉ có thể được hưởng một phần nhỏ”, nhà phân tích Andy Meng của Morgan Stanley đánh giá.
Theo NDRC, việc đặt ra sàn giá bán lẻ xăng dầu còn nhằm mục đích bảo vệ các công ty khai thác dầu thô trong nước trước sự sụt giảm của giá dầu thế giới. Chi phí sản xuất dầu thô trung bình trên toàn cầu hiện nay vào khoảng 40 USD/thùng, bằng với mức giá dầu thô mà NDRC quy định giá bán lẻ xăng dầu không giảm thêm.
Trong 11 tháng đầu năm 2015, Trung Quốc khai thác khoảng 4,3 triệu thùng dầu thô mỗi ngày, tăng 2% so với cùng kỳ 2014. Sản lượng dầu của Trung Quốc trong tháng 11/2015 giảm 0,5%, đánh dấu lần giảm đầu tiên kể từ tháng 4/2014.
Theo hãng tin Bloomberg, đó là do Ủy ban Phát triển và Cải cách Quốc gia Trung Quốc (NDRC) quy định giá bán lẻ xăng dầu ở nước này sẽ không còn giảm theo giá dầu thế giới nữa trong trường hợp giá dầu thế giới xuống dưới mức 40 USD/thùng.
Chính sách này nhằm hạn chế tiêu thụ xăng dầu, giảm ô nhiễm môi trường, và đảm bảo nguồn cung - NDRC cho biết khi công bố kế hoạch đối với giá bán lẻ xăng dầu vào tuần trước.
Giá bán lẻ xăng dầu ở Trung Quốc thường xuyên được điều chỉnh theo biến động của giá dầu thế giới. Cơ chế này hiện chính thức vẫn còn được áp dụng, nhưng Chính phủ Trung Quốc đã dừng việc giảm giá bán lẻ xăng dầu xuống mức sâu hơn.
Theo nhà phân tích Li Li thuộc công ty nghiên cứu hàng hóa cơ bản ICIS-China có trụ sở ở Thượng Hải, người tiêu dùng Trung Quốc đang chịu thiệt khi giá dầu Brent ở London có lúc giảm xuống dưới mức 28 USD/thùng trong phiên giao dịch ngày 18/1.
“Có một điều chắc chắn là người tiêu dùng chính là đối tượng chịu thiệt nhiều nhất. Chính phủ Trung Quốc về cơ bản đang trợ cấp cho các công ty dầu lửa”, ông Li nói.
Ngay từ trước khi có sàn giá mới, người tiêu dùng Trung Quốc đã không được hưởng đầy đủ lợi ích từ sự sụt giảm của giá dầu. Nước này bắt đầu tăng thuế tiêu thụ xăng dầu vào cuối năm 2014, đồng nghĩa với việc giá ở các trạm bơm xăng không giảm nhanh như giá dầu.
Kể từ khi Trung Quốc bắt đầu áp dụng cơ chế giá xăng hiện tại vào tháng 3/2013, giá bán lẻ xăng ở Bắc Kinh hiện đã giảm 30%. Trong khi đó, giá bán lẻ xăng trung bình ở Mỹ giảm khoản 50%, và giá dầu thế giới giảm hơn 70%.
Nếu giá dầu thế giới tiếp tục hạ trong thời gian tới, người tiêu dùng Trung Quốc sẽ không cảm nhận được lợi ích gì.
Lợi nhuận từ việc bán các sản phẩm xăng dầu cho người tiêu dùng ở mức giá cố định trong khi chi phí mua dầu thô giảm sẽ được chuyển vào một quỹ phục vụ cho các mục đích bảo tồn nguồn năng lượng, giảm ô nhiễm, cải thiện chất lượng xăng dầu, và đảm bảo an ninh nguồn cung dầu - NDRC cho hay.
Điều này đồng nghĩa với các công ty lọc hóa dầu của Trung Quốc như CNPC hay PetroChina có thể sẽ không được hưởng lợi từ việc giá dầu giảm sâu hơn.
“Chúng tôi tin rằng phần lớn lợi nhuận tăng thêm sẽ do Chính phủ Trung Quốc nắm giữ. Các công ty lọc hóa chỉ có thể được hưởng một phần nhỏ”, nhà phân tích Andy Meng của Morgan Stanley đánh giá.
Theo NDRC, việc đặt ra sàn giá bán lẻ xăng dầu còn nhằm mục đích bảo vệ các công ty khai thác dầu thô trong nước trước sự sụt giảm của giá dầu thế giới. Chi phí sản xuất dầu thô trung bình trên toàn cầu hiện nay vào khoảng 40 USD/thùng, bằng với mức giá dầu thô mà NDRC quy định giá bán lẻ xăng dầu không giảm thêm.
Trong 11 tháng đầu năm 2015, Trung Quốc khai thác khoảng 4,3 triệu thùng dầu thô mỗi ngày, tăng 2% so với cùng kỳ 2014. Sản lượng dầu của Trung Quốc trong tháng 11/2015 giảm 0,5%, đánh dấu lần giảm đầu tiên kể từ tháng 4/2014.