Trung Quốc rộ mốt tặng vàng trong năm Rồng
Năm âm lịch con Rồng đang hứa hẹn thổi một luồng “sức sống mới” cho giá vàng
Năm âm lịch con Rồng đang hứa hẹn thổi một luồng “sức sống mới” cho giá vàng. Người Trung Quốc đang hối hả mua kim loại quý này trước thềm Tết Nguyên đán, không chỉ để làm trang sức, cất giữ, mà còn làm quà tặng - tờ Wall Street Journal cho biết.
Theo báo này, chưa khi nào người Trung Quốc mua vàng mạnh trong thời gian trước năm mới âm lịch như năm nay. Theo truyền thống, Tết Nguyên đán là khoảng thời gian người Trung Quốc tặng quà nhau, và khi người dân nước này giàu lên, thì vàng cũng trở thành món quà tặng phổ biến hơn. Người Trung Quốc giờ đây có thể tặng nhau vàng nữ trang, đồng xu vàng, thâm chí là vàng miếng trong dịp Tết.
Để chuẩn bị cho năm mới con Rồng, Trung Quốc đã nhập khẩu một khối lượng vàng kỷ lục vào tháng 11 vừa qua. Lượng vàng nhập khẩu vào Trung Quốc đại lục qua Hồng Kông - cửa ngõ nhập vàng chính của thị trường đại lục - lên tới 102 tấn trong tháng 11, tăng 20% so với tháng 10 và tăng gấp gần 6 lần so với cùng kỳ năm 2010.
Số liệu này giống như một cơ sở để giới đầu cơ vàng giá lên tin rằng, mức tăng giá 6% của vàng từ đầu năm tới nay không chỉ là một đợt phục hồi ngắn hạn sau khi kim loại này rớt giá 10% trong những ngày cuối cùng của năm 2011.
Nhà phân tích thị trường kim loại quý Anne-Laure Tremblay của ngân hàng BNP Paribas nhận định, con số về nhập khẩu vàng của Trung Quốc là ấn tượng, và rằng, nhu cầu vàng của Trung Quốc có vẻ như đang hỗ trợ cho giá vàng quốc tế.
Tại Trung Quốc, giá vàng vật chất đang cao hơn đáng kể so với giá vàng quốc tế. Tuần trước, giá vàng giao ngay tại Thượng Hải cao hơn 21 USD/oz so với giá vàng ở London. Nếu quy đổi, mức chênh giá này vào khoảng 530.000 đồng/lượng.
Nhiều nhà phân tích cho rằng, việc giá vàng ở Thượng Hải cao hơn giá vàng quốc tế cho thấy nhu cầu vàng đang ở mức cao của Trung Quốc.Từ cuối tháng 11 tới nay, vàng ở Trung Quốc luôn đắt hơn vàng quốc tế.
Theo hãng tư vấn thị trường kim loại quý GFMS có trụ sở ở London, Anh, tiêu thụ vàng nữ trang của Trung Quốc tăng 16% trong năm 2011, đạt mức kỷ lục 514 tấn. Trong khi đó, tiêu thụ vàng nữ trang ở Ấn Độ, quốc gia tiêu thụ nhiều vàng nhất thế giới, lại đi xuống.
Cũng giống như ở nhiều nơi khác trên thế giới, người Trung Quốc giờ đang xóa mờ ranh giới giữa nhu cầu vàng bán lẻ - vốn thường được hiều là người dân mua nữ trang để đeo, với nhu cầu đầu tư vàng dưới dạng vàng miếng, đồng xu vàng hay cổ phiếu vàng.
Anh Ma Bowen, quản lý một tiệm vàng ở khu vực Yu Garden, nơi tập trung nhiều tiệm kim hoàn lớn của Thượng Hải, cho biết, doanh số của anh năm 2011 tăng 20-30% so với năm trước. Theo anh Ma, với nỗi lo lạm phát, ngày càng có nhiều người trẻ tìm đến vàng như một kênh đầu tư để bảo toàn giá trị tài sản. Trong quý 4 vừa qua, lạm phát ở Trung Quốc ở mức 4,1%, còn tăng trưởng GDP là 8,9%.
“Họ mua vàng miếng để có thứ gì đó có giá trị vật chất và có thể tăng giá trong dài hạn”, anh Ma cho nói.
Việc đồng Nhân dân tệ lên giá trong năm qua cũng giúp làm cho vàng trở nên “rẻ” hơn đối với người dân Trung Quốc.
Cô Grace Zhang, 29 tuổi, làm quản lý trong một công ty dược phẩm, cho biết, cô không hối tiếc vì đã mua vàng miếng khi giá tăng cao vào năm ngoái, cho dù khoản đầu tư này đến nay vẫn trong trạng thái lỗ. “Đối với tôi, đầu tư vàng đơn giản chứ không phức tạp và rủi ro như chứng khoán hay trái phiếu”, cô Zhang nói.
Một số chuyên gia cho rằng, sự hăng hái của người Trung Quốc đối với vàng sẽ sớm nguội đi, và còn có những yếu tố khác gây áp lực giảm giá vàng trong thời gian tới. Tuy nhiên, theo ông Andrey Kryuchenkov, một nhà phân tích thị trường hàng hóa cơ bản của công ty VTB Capital không cho rằng, việc người Trung Quốc mua vàng mạnh chỉ là một hiện tượng mang tính mùa vụ.
Đợt tăng giá đang diễn ra của vàng “ắt hẳn phải có sự hỗ trợ thực sự từ yếu tố lực cầu. Mỗi năm, Trung Quốc lại đóng một vai trò quan trọng hơn trong bức tranh về thị trường vàng”, ông Kryuchenkov nhận xét.
Theo báo này, chưa khi nào người Trung Quốc mua vàng mạnh trong thời gian trước năm mới âm lịch như năm nay. Theo truyền thống, Tết Nguyên đán là khoảng thời gian người Trung Quốc tặng quà nhau, và khi người dân nước này giàu lên, thì vàng cũng trở thành món quà tặng phổ biến hơn. Người Trung Quốc giờ đây có thể tặng nhau vàng nữ trang, đồng xu vàng, thâm chí là vàng miếng trong dịp Tết.
Để chuẩn bị cho năm mới con Rồng, Trung Quốc đã nhập khẩu một khối lượng vàng kỷ lục vào tháng 11 vừa qua. Lượng vàng nhập khẩu vào Trung Quốc đại lục qua Hồng Kông - cửa ngõ nhập vàng chính của thị trường đại lục - lên tới 102 tấn trong tháng 11, tăng 20% so với tháng 10 và tăng gấp gần 6 lần so với cùng kỳ năm 2010.
Số liệu này giống như một cơ sở để giới đầu cơ vàng giá lên tin rằng, mức tăng giá 6% của vàng từ đầu năm tới nay không chỉ là một đợt phục hồi ngắn hạn sau khi kim loại này rớt giá 10% trong những ngày cuối cùng của năm 2011.
Nhà phân tích thị trường kim loại quý Anne-Laure Tremblay của ngân hàng BNP Paribas nhận định, con số về nhập khẩu vàng của Trung Quốc là ấn tượng, và rằng, nhu cầu vàng của Trung Quốc có vẻ như đang hỗ trợ cho giá vàng quốc tế.
Tại Trung Quốc, giá vàng vật chất đang cao hơn đáng kể so với giá vàng quốc tế. Tuần trước, giá vàng giao ngay tại Thượng Hải cao hơn 21 USD/oz so với giá vàng ở London. Nếu quy đổi, mức chênh giá này vào khoảng 530.000 đồng/lượng.
Nhiều nhà phân tích cho rằng, việc giá vàng ở Thượng Hải cao hơn giá vàng quốc tế cho thấy nhu cầu vàng đang ở mức cao của Trung Quốc.Từ cuối tháng 11 tới nay, vàng ở Trung Quốc luôn đắt hơn vàng quốc tế.
Theo hãng tư vấn thị trường kim loại quý GFMS có trụ sở ở London, Anh, tiêu thụ vàng nữ trang của Trung Quốc tăng 16% trong năm 2011, đạt mức kỷ lục 514 tấn. Trong khi đó, tiêu thụ vàng nữ trang ở Ấn Độ, quốc gia tiêu thụ nhiều vàng nhất thế giới, lại đi xuống.
Cũng giống như ở nhiều nơi khác trên thế giới, người Trung Quốc giờ đang xóa mờ ranh giới giữa nhu cầu vàng bán lẻ - vốn thường được hiều là người dân mua nữ trang để đeo, với nhu cầu đầu tư vàng dưới dạng vàng miếng, đồng xu vàng hay cổ phiếu vàng.
Anh Ma Bowen, quản lý một tiệm vàng ở khu vực Yu Garden, nơi tập trung nhiều tiệm kim hoàn lớn của Thượng Hải, cho biết, doanh số của anh năm 2011 tăng 20-30% so với năm trước. Theo anh Ma, với nỗi lo lạm phát, ngày càng có nhiều người trẻ tìm đến vàng như một kênh đầu tư để bảo toàn giá trị tài sản. Trong quý 4 vừa qua, lạm phát ở Trung Quốc ở mức 4,1%, còn tăng trưởng GDP là 8,9%.
“Họ mua vàng miếng để có thứ gì đó có giá trị vật chất và có thể tăng giá trong dài hạn”, anh Ma cho nói.
Việc đồng Nhân dân tệ lên giá trong năm qua cũng giúp làm cho vàng trở nên “rẻ” hơn đối với người dân Trung Quốc.
Cô Grace Zhang, 29 tuổi, làm quản lý trong một công ty dược phẩm, cho biết, cô không hối tiếc vì đã mua vàng miếng khi giá tăng cao vào năm ngoái, cho dù khoản đầu tư này đến nay vẫn trong trạng thái lỗ. “Đối với tôi, đầu tư vàng đơn giản chứ không phức tạp và rủi ro như chứng khoán hay trái phiếu”, cô Zhang nói.
Một số chuyên gia cho rằng, sự hăng hái của người Trung Quốc đối với vàng sẽ sớm nguội đi, và còn có những yếu tố khác gây áp lực giảm giá vàng trong thời gian tới. Tuy nhiên, theo ông Andrey Kryuchenkov, một nhà phân tích thị trường hàng hóa cơ bản của công ty VTB Capital không cho rằng, việc người Trung Quốc mua vàng mạnh chỉ là một hiện tượng mang tính mùa vụ.
Đợt tăng giá đang diễn ra của vàng “ắt hẳn phải có sự hỗ trợ thực sự từ yếu tố lực cầu. Mỗi năm, Trung Quốc lại đóng một vai trò quan trọng hơn trong bức tranh về thị trường vàng”, ông Kryuchenkov nhận xét.