Trung Quốc tiếp tục làm thân với Ấn Độ
Ngoại trưởng Trung Quốc tuyên bố Bắc Kinh đã sẵn sàng cho việc "giải quyết lần cuối các tranh chấp biên giới" với Ấn Độ
Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị ngày 9/6 phát biểu nhân chuyến thăm Ấn Độ rằng, Bắc Kinh đã sẵn sàng cho việc "giải quyết lần cuối các tranh chấp biên giới" với Ấn Độ, cũng như muốn đầu tư nhiều hơn vào quốc gia Nam Á này, nếu các quy định về thương mại được nới lỏng.
“Sau nhiều năm đàm phán, chúng tôi đã đi đến nhất trí về các vấn đề cơ bản tạo nền tảng cho một thỏa thuận về biên giới. Và chúng tôi đã sẵn sàng đi đến thỏa thuận cuối cùng”, ông Vương Nghị phát biểu trước báo giới trong một cuộc họp báo tổ chức tại New Delhi khép lại chuyến thăm Ấn kéo dài hai ngày.
Trong chuyến thăm này, ông Vương Nghị đã có cuộc gặp với tân Thủ tướng Ấn Độ Nerandra Modi.
Theo hãng tin Bloomberg, Trung Quốc hiện là đối tác thương mại lớn nhất của Ấn Độ. Theo thống kê chính thức của Chính phủ Ấn, trong thời gian từ tháng 4-12/2013, kim ngạch thương mại song phương giữa hai nước đạt 49,5 tỷ USD. Dân số của hai quốc gia này gộp chung chiếm 1/3 dân số thế giới.
Tại cuộc họp báo hôm qua, ông Vương Nghị nói, các công ty Trung Quốc sẵn sàng đầu tư vào các dự án cơ sở hạ tầng của Ấn Độ, bao gồm các hệ thống đường sắt cao tốc, cũng như ngành sản xuất của Ấn, nếu New Delhi đưa ra các quy định đầu tư hấp dẫn hơn. Ông Vương Nghị cũng cho biết, hai nước đã nhất trí nới lỏng quy định về thị thực để thúc đẩy hoạt động du lịch.
“Hợp tác Trung-Ấn giống như một kho báu quý giá còn đang bị chôn vùi, chờ ngày được phát hiện”, ông Vương Nghị hồ hởi. “Tiềm năng là rất lớn”.
Bloomberg cho rằng, Trung Quốc có thể đang có động lực lớn để giải quyết căng thẳng trong quan hệ với Ấn Độ trong bối cảnh quan hệ giữa Trung Quốc với Nhật Bản và các quốc gia Đông Nam Á, đặc biệt là Việt Nam và Philippines, xấu đi trong mấy tháng gần đây vì tình hình trên biển Đông.
Văn phòng Thủ tướng Modi hôm qua cho biết, người đứng đầu Chính phủ Ấn Độ đã nhận lời mời của người đồng cấp Trung Quốc Lý Khắc Cường tới thăm Bắc Kinh trong thời gian sắp tới.
Đến nay, Ấn Độ vẫn cao buộc Trung Quốc chiếm 38.000 km2 lãnh thổ của nước này ở Jammu và Kashmir. Trong khi đó Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền đối với 90.000 dặm vuông đất ở bang Arunachal Pradesh của Ấn.
Cả Trung Quốc và Ấn Độ đều tuyên bố chủ quyền đối với một số vùng đất do bên kia nắm giữ và đụng độ đã từng xảy ra giữa hai nước ở khu vực biên giới vào năm 1962. Căng thẳng đã gia tăng trong năm 2013 khi Ấn Độ cho rằng, lính Trung Quốc vượt biên giới vào vùng Ladakh do Ấn Kiểm soát. Đây là diễn biến nghiêm trọng nhất trong quan hệ giữa hai nước trong khoảng một phần tư thế kỷ, kéo theo một đợt căng thẳng leo thang kéo dài 3 tuần. Tình hình chỉ hạ nhiệt khi hai bên đạt một thỏa thuận do các chỉ huy quân đội đàm phán.
Trong chiến dịch tranh cử Thủ tướng vừa qua, ông Modi cam kết sẽ có lập trường cứng rắn hơn so với người tiền nhiệm trong vấn đề bảo vệ biên giới của nước này với Trung Quốc. Hồi tháng 2, ông Modi đã cảnh báo Trung Quốc nên từ bỏ “âm mưu về lãnh thổ” và nói rằng, lập trường yếu ớt của Ấn Độ đã khuyến khích Trung Quốc đưa quân vượt qua biên giới vào năm 2013.
Theo các chuyên gia, với Trung Quốc, ông Modi sẽ phải nỗ lực tạo ra thế cân bằng để vừa thu hút được đầu tư, lại vừa củng cố được đường biên giới.
“Sau nhiều năm đàm phán, chúng tôi đã đi đến nhất trí về các vấn đề cơ bản tạo nền tảng cho một thỏa thuận về biên giới. Và chúng tôi đã sẵn sàng đi đến thỏa thuận cuối cùng”, ông Vương Nghị phát biểu trước báo giới trong một cuộc họp báo tổ chức tại New Delhi khép lại chuyến thăm Ấn kéo dài hai ngày.
Trong chuyến thăm này, ông Vương Nghị đã có cuộc gặp với tân Thủ tướng Ấn Độ Nerandra Modi.
Theo hãng tin Bloomberg, Trung Quốc hiện là đối tác thương mại lớn nhất của Ấn Độ. Theo thống kê chính thức của Chính phủ Ấn, trong thời gian từ tháng 4-12/2013, kim ngạch thương mại song phương giữa hai nước đạt 49,5 tỷ USD. Dân số của hai quốc gia này gộp chung chiếm 1/3 dân số thế giới.
Tại cuộc họp báo hôm qua, ông Vương Nghị nói, các công ty Trung Quốc sẵn sàng đầu tư vào các dự án cơ sở hạ tầng của Ấn Độ, bao gồm các hệ thống đường sắt cao tốc, cũng như ngành sản xuất của Ấn, nếu New Delhi đưa ra các quy định đầu tư hấp dẫn hơn. Ông Vương Nghị cũng cho biết, hai nước đã nhất trí nới lỏng quy định về thị thực để thúc đẩy hoạt động du lịch.
“Hợp tác Trung-Ấn giống như một kho báu quý giá còn đang bị chôn vùi, chờ ngày được phát hiện”, ông Vương Nghị hồ hởi. “Tiềm năng là rất lớn”.
Bloomberg cho rằng, Trung Quốc có thể đang có động lực lớn để giải quyết căng thẳng trong quan hệ với Ấn Độ trong bối cảnh quan hệ giữa Trung Quốc với Nhật Bản và các quốc gia Đông Nam Á, đặc biệt là Việt Nam và Philippines, xấu đi trong mấy tháng gần đây vì tình hình trên biển Đông.
Văn phòng Thủ tướng Modi hôm qua cho biết, người đứng đầu Chính phủ Ấn Độ đã nhận lời mời của người đồng cấp Trung Quốc Lý Khắc Cường tới thăm Bắc Kinh trong thời gian sắp tới.
Đến nay, Ấn Độ vẫn cao buộc Trung Quốc chiếm 38.000 km2 lãnh thổ của nước này ở Jammu và Kashmir. Trong khi đó Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền đối với 90.000 dặm vuông đất ở bang Arunachal Pradesh của Ấn.
Cả Trung Quốc và Ấn Độ đều tuyên bố chủ quyền đối với một số vùng đất do bên kia nắm giữ và đụng độ đã từng xảy ra giữa hai nước ở khu vực biên giới vào năm 1962. Căng thẳng đã gia tăng trong năm 2013 khi Ấn Độ cho rằng, lính Trung Quốc vượt biên giới vào vùng Ladakh do Ấn Kiểm soát. Đây là diễn biến nghiêm trọng nhất trong quan hệ giữa hai nước trong khoảng một phần tư thế kỷ, kéo theo một đợt căng thẳng leo thang kéo dài 3 tuần. Tình hình chỉ hạ nhiệt khi hai bên đạt một thỏa thuận do các chỉ huy quân đội đàm phán.
Trong chiến dịch tranh cử Thủ tướng vừa qua, ông Modi cam kết sẽ có lập trường cứng rắn hơn so với người tiền nhiệm trong vấn đề bảo vệ biên giới của nước này với Trung Quốc. Hồi tháng 2, ông Modi đã cảnh báo Trung Quốc nên từ bỏ “âm mưu về lãnh thổ” và nói rằng, lập trường yếu ớt của Ấn Độ đã khuyến khích Trung Quốc đưa quân vượt qua biên giới vào năm 2013.
Theo các chuyên gia, với Trung Quốc, ông Modi sẽ phải nỗ lực tạo ra thế cân bằng để vừa thu hút được đầu tư, lại vừa củng cố được đường biên giới.