Trung Quốc trình làng máy bay phản lực chở khách đầu tay
Trung Quốc vừa giới thiệu một chiếc máy bay phản lực chở khách cỡ lớn, đặt mục tiêu cạnh tranh với Boeing và Airbus
Trung Quốc vừa giới thiệu mô hình chiếc máy bay phản lực chở khách cỡ lớn đầu tay của nước này, đặt mục tiêu cạnh tranh với Boeing và Airbus. Nhà sản xuất chiếc máy bay này kỳ vọng sẽ nhận được hàng trăm đơn đặt hàng trong tuần triển lãm hàng không đang diễn ra ở thành phố Chu Hải.
Theo tờ Wall Street Journal, ông Zhang Xingou, Phó chủ tịch tập đoàn quốc doanh Aviation Industry Corp. of China cho hay, tại cuộc triển lãm đang diễn ra, chiếc máy bay “made in China” mang tên C919 này sẽ nhận được hàng trăm đơn đặt hàng từ các công ty vận tải hàng không nội địa của Trung Quốc và các công ty cho thuê máy bay nước ngoài.
Hãng sản xuất C919 là Commercial Aircraft Corp., trong đó Aviation Industry Corp. of China là cổ đông chính.
Ông Zhang không nêu đích danh những khách hàng tiềm năng cho chiếc C919. Tuy nhiên, theo giới quan sát, khách đặt mua chiếc máy bay này sẽ bao gồm các hãng hàng không quốc doanh của Trung Quốc như Air China, China Eastern Airlines, China Southern Airlines và Hainan Airlines. Một khách hàng tiềm năng khác là công ty cho thuê máy bay của tập đoàn công nghiệp GE, Mỹ.
Việc chiếc C919 nhận được những đơn đặt hàng đầu tiên có thể được xem là một “lá phiếu” thể hiện sự tin tưởng vào nỗ lực đã kéo dài nhiều thập kỷ của Trung Quốc nhằm sản xuất một chiếc máy bay phản lực chở khách cỡ lớn. Dự án máy bay chở khách này là một dự án được ưu tiên cấp quốc gia của Trung Quốc, song so với chương trình vũ trụ của nước này.
Dự kiến, chiếc C919 có 160 chỗ ngồi và 1 lối đi này sẽ có chuyến bay đầu tiên vào năm 2014, và sẽ chỉ được giao hàng lần đầu vào hai năm sau đó. Trong buổi triển lãm đáng diễn ra, C919 mới chỉ là mô hình, với nửa thân trước và mô hình khoang lái.
C919 được Trung Quốc sản xuất với sự hợp tác của nhiều đối tác nước ngoài, bao gồm các công ty của Mỹ và CFM International - một liên doanh giữa GE và hãng công nghiệp Safran SA của Pháp. Liên doanh này đã giành được hợp đồng trị giá 10 tỷ USD để sản xuất động cơ của chiếc máy bay.
Thị trường hàng không dân dụng của Trung Quốc đang tăng trưởng mạnh mẽ. Theo Cơ quan Hàng không Dân dụng Trung Quốc, trong 9 tháng đầu năm nay, lượng khách đi máy bay ở nước này tăng 19% so với cùng kỳ năm trước, đạt 200,7 triệu lượt.
Boeing dự báo, Trung Quốc sẽ đặt mua 4.330 máy bay thương mại trong vòng 20 năm tới, với tổng trị giá 480 tỷ USD, đưa nước này thành thị trường máy bay lớn thứ hai thế giới sau Mỹ. Tuy đặt mục tiêu cạnh tranh với các nhà sản xuất máy bay nước ngoài, Trung Quốc vẫn tiếp tục đặt mua máy bay của các hãng này. Trong chuyến thăm Pháp mới đây, Chủ tịch Hồ Cẩm Đào đã đặt mua 102 máy bay Airbus.
Theo tờ Wall Street Journal, ông Zhang Xingou, Phó chủ tịch tập đoàn quốc doanh Aviation Industry Corp. of China cho hay, tại cuộc triển lãm đang diễn ra, chiếc máy bay “made in China” mang tên C919 này sẽ nhận được hàng trăm đơn đặt hàng từ các công ty vận tải hàng không nội địa của Trung Quốc và các công ty cho thuê máy bay nước ngoài.
Hãng sản xuất C919 là Commercial Aircraft Corp., trong đó Aviation Industry Corp. of China là cổ đông chính.
Ông Zhang không nêu đích danh những khách hàng tiềm năng cho chiếc C919. Tuy nhiên, theo giới quan sát, khách đặt mua chiếc máy bay này sẽ bao gồm các hãng hàng không quốc doanh của Trung Quốc như Air China, China Eastern Airlines, China Southern Airlines và Hainan Airlines. Một khách hàng tiềm năng khác là công ty cho thuê máy bay của tập đoàn công nghiệp GE, Mỹ.
Việc chiếc C919 nhận được những đơn đặt hàng đầu tiên có thể được xem là một “lá phiếu” thể hiện sự tin tưởng vào nỗ lực đã kéo dài nhiều thập kỷ của Trung Quốc nhằm sản xuất một chiếc máy bay phản lực chở khách cỡ lớn. Dự án máy bay chở khách này là một dự án được ưu tiên cấp quốc gia của Trung Quốc, song so với chương trình vũ trụ của nước này.
Dự kiến, chiếc C919 có 160 chỗ ngồi và 1 lối đi này sẽ có chuyến bay đầu tiên vào năm 2014, và sẽ chỉ được giao hàng lần đầu vào hai năm sau đó. Trong buổi triển lãm đáng diễn ra, C919 mới chỉ là mô hình, với nửa thân trước và mô hình khoang lái.
C919 được Trung Quốc sản xuất với sự hợp tác của nhiều đối tác nước ngoài, bao gồm các công ty của Mỹ và CFM International - một liên doanh giữa GE và hãng công nghiệp Safran SA của Pháp. Liên doanh này đã giành được hợp đồng trị giá 10 tỷ USD để sản xuất động cơ của chiếc máy bay.
Thị trường hàng không dân dụng của Trung Quốc đang tăng trưởng mạnh mẽ. Theo Cơ quan Hàng không Dân dụng Trung Quốc, trong 9 tháng đầu năm nay, lượng khách đi máy bay ở nước này tăng 19% so với cùng kỳ năm trước, đạt 200,7 triệu lượt.
Boeing dự báo, Trung Quốc sẽ đặt mua 4.330 máy bay thương mại trong vòng 20 năm tới, với tổng trị giá 480 tỷ USD, đưa nước này thành thị trường máy bay lớn thứ hai thế giới sau Mỹ. Tuy đặt mục tiêu cạnh tranh với các nhà sản xuất máy bay nước ngoài, Trung Quốc vẫn tiếp tục đặt mua máy bay của các hãng này. Trong chuyến thăm Pháp mới đây, Chủ tịch Hồ Cẩm Đào đã đặt mua 102 máy bay Airbus.